Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 96 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Hoạt động của các NHTM chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN, mọi hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của VietinBank nói riêng luôn phải nằm trong khuôn khổ, quy định của NHNN. Việc tổ chức, quản lý của NHNN hiệu quả thì tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng phát triển. Sau đây là một vài kiến nghị với NHNN nhằm tăng hiệu quả hoạt động của NHNN và tạo điều kiện cho công tác quản trị RRTD của các NHTM đƣợc đảm bảo:

a. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng

Sự hoạt động một cách hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) sẽ là kênh thông tin vô cùng quan trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chƣa đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng.

b. Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát của NHNN với các NHTM nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng trong khuôn khổ mà NHNN quy định

Bao gồm: Việc thực hiện tỷ lệ an toàn vốn, thực hiện DTBB, thực hiện các quy định của NHNN về quy chế cho vay, bảo lãnh…

- Hoạt động thanh tra ngân hàng cần đƣợc kết hợp giữa phƣơng thức giám sát từ xa (sử dụng thông tin trên các báo cáo, nhằm phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng để đề ra các biện pháp xử lý khi cần thiết) và phƣơng thức thanh tra tại chỗ (trực tiếp tại các tổ chức tín dụng nhằm xác định hiện trạng các hoạt động cụ thể của đối tƣợng thanh tra nhƣ đánh giá sự tuân thủ các qui chế, đảm bảo chất lƣợng tài sản, an toàn vốn, chiều sâu của công tác quản lí, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời) nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra ngân hàng.

- NHNN cần tiếp tục hoàn thiện phƣơng pháp thanh tra. Hiện nay, phƣơng pháp giám sát tuân thủ với các nội dung giám sát theo các quyết định vẫn đang có hiệu lực đã tỏ ra kém hiệu quả và không theo kịp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng nhƣ không phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, NHNN đã tiến hành xây dựng và đang thực hiện triển khai phƣơng pháp giám sát theo CAMELS. Tuy nhiên, tiến độ triển khai vẫn chậm và các nội dung liên quan đến phƣơng pháp giám sát này vẫn chƣa đƣợc làm rõ về mặt pháp lý.

c. Tăng cường hoạt động dự báo rủi ro của NHNN

NHNN tăng cƣờng việc phân tích và dự báo rủi ro thông qua các biến động kinh tế, tình hình tín dụng, dự trữ của các NHTM… từ đó có những điều chỉnh lãi suất cơ bản, sử dụng công cụ tài chính phù hợp.

d. Quy định rõ ràng về hệ thống XHTD nội bộ

Hiện nay theo quy định của NHNN, hệ thống XHTD nội bộ của TCTD phải tối thiểu bao gồm: các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; uy tín đối với các TCTD đã giao dịch trƣớc đây. Tuy nhiên, trên cơ sở những quy định cơ bản của NHNN, mỗi TCTD đều xây dựng một hệ thống XHTD riêng, dựa vào kinh nghiệm, điều kiện kinh doanh và những tiêu chí do ngân hàng tự lựa chọn. Điều này sẽ khiến NHNN khó kiểm soát và đánh giá chất lƣợng tín dụng của các ngân hàng để từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp. Do vậy, NHNN cần đƣa ra một hệ thống XHTD chuẩn để các ngân hàng đồng đều trong việc đánh giá chất lƣợng của cùng một khoản vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)