Nguyễn Thiện và Hoàng Kim Giao (1996) [10] cho biết, sau khi phối giống 21 ngày mà lợn nái không thấy có dấu hiệu động dục lại thì lợn nái đã đậu thai. Sau thời gian lưu lại ở ống dẫn trứng khoảng 3 ngày để tự dưỡng (noãn
hoàng và dịch thể do ống dẫn trứng tiết) hợp tử bắt đầu di chuyển xuống tử cung, tìm vị trí thích hợp để làm tổ, hình thành bào thai. Sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ trong thời gian có chửa như sau: progesterone trong 10 ngày đầu có chửa tăng rất nhanh cao nhất vào ngày chửa thứ 20 rồi giảm xuống ở 3 tuần đầu, sau đó duy trì ổn định trong thời gian có chửa để an thai, ức chế động dục, 1 - 2 ngày trước khi đẻ progesterone giảm đột ngột. Estrogen trong suốt thời kỳ có chửa duy trì ở mức độ thấp, cuối thời kỳ có chửa khoảng 2 tuần thì bắt đầu tăng dần, đến khi đẻ thì tăng cao nhất. Thời gian mang thai của lợn nái có thể kéo dài trong khoảng là 115 - 118 ngày.
Thời gian mangthai được tính từ khi phối giống lần cuối cùng, thời gian mang
thai cũng phụ thuốc vào một số yếu tố và điều kiện khác nhau. Thời gian mang thai dài hay ngắn phụ thuộc vào loài, giống gia súc, tuổi gia súc, lứa sinh sản, tình
trạng dinh dưỡng, tình trang sức khỏe, số lượng bào thai, trạng thái của cơ quan
sinh sản.
Nguyễn Văn Trí (2008) [12] cho rằng: thời gian chửa của lợn nái được chia làm hai thời kì:
+ Chửa kỳ I: là thời gian lợn có chửa từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 84. + Chửa kỳ II: là thời gian lợn chửa từ ngày 85 đến ngày đẻ dự kiến.
2.2.3.2. Công tác quản lý và chăm sóc lợn nái trong giai đoạn mang thai
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2015) [7], công tác quan trọng nhất trong
chăm sóc, quản lý lợn nái mang thai đó là phòng ngừa sảy thai, nghĩa là công tác
bảo vệ bào thai để thai sinh trưởng, phát dục bình thường, tránh các tác động từ
Nguyên nhân sảy thai chủ yếu do nền chuồng hay sân chơi mấp mô, gồ ghề làm cho lợn trượt ngã, cửa ra vào nhỏ lợn phải chen lấn, xô đẩy nhau, đánh đập lợn, tắm nước lạnh đột ngột.
* Vận động
Trong điều kiện chăn nuôi có bãi chăn thải thì đối với lợn nái mang thai trong giai đoạn I cần chú ý cho vận động nhất là đối với lợn nái có thể trạng béo. Đối với những cơ sở chăn nuôi có điều kiện tài chính khó khăn tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho lợn nái còn thấp nhưng cho chăn thả, vận động hợp lý kết hợp với thức ăn mà lợn kiếm được từ chăn thả thì lợn nái vẫn khỏe mạnh, thai sinh trưởng, phát dục tốt, lợn con có sức sống cao
Thời gian vận động trong khoảng 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần 60 - 90 phút/lần. Lợn nái mang thai kỳ II hạn chế cho vận động, lúc gần đẻ một tuần thì chỉ cho đi lại quanh sân.
Chú ý: khi thời tiết xấu hay nơi chăn thả không bằng phẳng, có nhiều
rãnh
thì không cho vận động. Trước khi cho vận động thì cho uống đủ nước để lợn nái không uống nước bẩn bên ngoài.
* Tắm chải
Tắm chải cho lợn nái là rất cần thiết, vệ sinh sạch sẽ lông da của lợn, giúp tăng
cường trao đổi chất, tuần hoàn, lợn nái cảm thấy thoải mái, kích thích thèm ăn, phòng các loại bệnh ngoài da. Việc tắm chải cho lợn nái nên thực hiện đặc biệt là
trong mùa hè, kí sinh trung thì còn chống nóng cho lợn nái.
* Chuồng trại
Chuồng trại khi xây dựng phải đảm bảo đúng quy định để nuôi lợn nái mang thai. Có chế độ nuôi nhốt phù hợp theo từng giai đoạn, tại trại quy mô công nghiệp thì ngay từ khi nhập lợn hậu bị người ta đã tiến hành nhốt mỗi con một ô để có thể dễ dàng chăm sóc, theo dõi trong từng giai đoạn mang thai của lợn, lợn nái sẽ được nuôi theo từng khu theo từng giai đoạn mang thai. Chuồng nuôi phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp theo từng mùa, khô ráo
thoáng mát. Trước khi lợn đẻ theo lịch dự kiến một 1 tuần thì cho lợn
nái sang
ô đẻ.
Chuồng nuôi phải đảm bảo yên tĩnh, thoải mái cho lợn nái trong giai đoạn thai kỳ, tránh tạo ra những tiếng động mạnh, đột ngột, ảnh hưởng không tốt tới lợn nái.
Mỗi nái mang thai đều được gắn thẻ mang mã số riêng từng con và thẻ ghi
thông tin về ngày phối, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, lứa đẻ, số con đẻ ra, số con chết, số con hiện nuôi, số con cai sữa hay sự cố sảy ra như sảy thai, không đậu thai, chết thai để có biện pháp xử lý.
2.2.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái
Đối với lợn nái hậu bị hay lợn nái vừa cai sữa, khẩu phần ăn phù hợp rất cần thiết. Lợn hậu bị trước khi đến khi phối cần có khối lượng cơ thể cân đối, cùng với sức khỏe đảm bảo, không viêm nhiễm, quá gầy, ảnh hưởng đến thời gian động dục, khả năng đậu thai. Lợn nái sau khi cai sữa xong thường giảm khối lượng cơ thể, có nhiều con sức khỏe giảm, gầy yếu, việc cung cấp khẩu phần ăn là để bù đắp lại khối lượng cơ thể để chu kỳ độc dục xuất hiện nhanh và tỷ lệ đậu thai cao. Lợn đực có khẩu phần ăn vừa đủ để không quá béo, không
quá gầy. Việc nuôi dưỡng, cũng cấp khẩu phần ăn phù hợp cho lợn đực là rất quan trọng, để đảm bảo chất lượng tinh trùng. Lợn đực cũng có chế độ khai thác phù hợp, khai thác khi lợn đực khhông quá non, không quá già, khai thác không quá dày đặc khiến lợn đực quá sức. Dưới đây là bảng thể hiện khẩu phần
ăn dành cho lợn nái hậu bị, lợn nái sau cai sữa, lợn đực, lợn đực chờ khai thác tại trại.
Bảng 2.1. Khẩu phần ăn của lợn nái hậu bị, lợn nái cai sữa, lợn đực khai thác, lợn đực chờ khai thác
Loại lợn
Tiêu chuẩn khẩu phần
ăn (kg/con/ngày) Loại thức ăn
Nái hậu bị 2,4 562SF
Nái cai sữa 3,0 567SF
Lợn đực chờ khai thác 3,0 567SF
Lợn đực khi thác 2,5 567SF
(Nguồn: phòng kỹ thuật trại)
Theo Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thị Xuân (2016) [9], cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn nái để đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển của thai, nhu cầu duy trì cơ thể và tích lũy trong giai đoạn tiết sữa nuôi con sau này.
Đối với lợn nái hậu bị, mang thai lần đầu thì lượng dinh dưỡng cần cao hơn để lợn nái hậu bị tiếp tục phát triển hoàn thiện.
Trong giai đoạn chửa kỳ I khẩu phần ăn của lợn phải có tỷ lệ protein là 13 - 14%, năng lượng trao đổi từ 2.800 - 2.900 Kcal. Nhưng ở giai đoạn II tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn phải cao hơn từ 15 - 20%. Ở giai đoạn I bào thai chưa phát triển mạnh, dinh dưỡng chủ yếu dành cho lợn nái để duy trì cơ thể, một phần nhỏ là để nuôi bào thai. Giai đoạn II tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh, cần dinh dưỡng nhiều cho bào thai để lợn con khi sinh ra đạt yêu cầu về khối lượng theo từng giống. Đối với lợn Larndrace thì khối lượng lợn con sơ sinh trung bình đạt 1,4 kg/con, lợn Yorkshire khối lượng lợn con sơ sinh là 1,3 kg/con.
Khi xác định được lượng cám cho ăn trong một ngày cần phải chú ý đến thể trạng của lợn nái, sức khỏe, giống và khối lượng của lợn nái, giai đoạng thai
kỳ của lợn nái mang thai, loại cám, chất lượng, phẩm chất của cám, nhiệt độ chuồng nuôi. Ví dụ như lợn nái mang thai kì II cho ăn với khẩu phần ăn nhiều hơn giai đoạn I, gầy cho ăn nhiều hơn, lợn béo cho ăn ít hơn. Mùa đông thì cho
ăn với khẩu phần ăn tăng lên khoảng 0,3 - 0,5 kg/nái, nhiệt độ
chuồng phù hợp
là nằm trong khoảng từ 25 - 30°C.
Đối với lợn nái mang thai lần đầu thì dinh dưỡng có thể tăng lên 10 - 15% vì ngoài dinh dưỡng nuôi bào thai thì lợn cần dinh dưỡng để phát triển cơ thể. Đối với lợn nái tách con thì cần phải cho ăn tăng lên để rụng nhiều trứng, tăng số con đẻ ra cho lứa sau. Việc tăng giảm khẩu phần ăn còn tùy thuộc vào lợn nái béo hay gầy. Tại trại, khẩu phần ăn của lợn nái theo từng giai đoạn mang thai từng loại cám và theo thể trạng của từng con lợn.
Bảng 2.2. Khẩu phần ăn của lợn nái mang thai tại trại Giai đoạn Thể trạng lợn nái Loại thức ăn Nái gầy Nái trung bình Nái béo
Từ khi phối đến 21 ngày 3,0 2,5 2,2 567SF
Từ 22 - 84 ngày sau phối 3,0 2,2 1,8 566SF
Từ 85 - 110 ngày sau phối 4,0 3,5 3,0 567SF
Từ 111 - 113 ngày sau phối 4,0 3,5 3,0 567SF
Ngày cắn ổ đẻ 1,5 1,0 1,0 567SF
Nước uống Tự do Tự do Tự do
(Nguôn: Phòng kỹ thuật trại)
Trong chăn nuôi công nghiệp người ta sử dụng thức ăn tinh, mùi thơm ngon, không bị ôi thiu, ẩm mốc, hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với lợn nái trong từng giai đoạn mang thai.
Gần đến ngày đẻ cần giảm lượng cám xuống nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng bằng cách sử dụng cám giàu dinh dưỡng. Không được cho lợn nái ăn thức ăn ôi thiu, nấm mốc, thức ăn có độc gây sảy thai, đẻ non. Không cho ăn quá nhiều với lợn sau phối 35 ngày.
* Ảnh hưởng của khẩu phần ăn không phù hợp đối với lợn nái mang thai: Cho lợn nái ăn quá nhiều:
về mặt kinh tế: Khẩu phần ăn phù hợp không bị lãng phí dư thừa cám giúp
người chăn nuôi tiết kiệm tiền bạc, nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi.
về mặt kỹ thuật: lợn nái không bị thừa nhu cầu của gai đoạn chửa. Nếu cho ăn quá nhiều thì lợn nái sẽ quá béo, tỷ lệ chết phôi cao, đặc biệt là giai đoạn
sau 35 ngày. Lợn nái quá béo làm cho chân yếu, đè con trong giai đoạn nuôi con, tiết sữa kém do mỡ chèn ép lên tuyến sữa, làm cho nái khó đẻ, kéo dài thời
gian đẻ.
Cho lợn nái ăn quá ít:
Lợn nái trong quá trình mang thai cần nhiều dinh dưỡng để nuôi thai, nếu như khẩu phần ăn quá ít lợn nái sẽ bị gầy, thiếu dinh dưỡng để nuôi cơ thể và nuôi thai. Sức đề kháng với bệnh tật yếu, sức rặn khi sinh yếu.
Không đủ dinh dưỡng dự trữ cho kỳ tiết sữa, sản lượng sữa thấp, nuôi con
kém, lợn con còi cọc, dễ mắc bệnh, tỷ lệ lợn con sống thấp.
Thời gian động dục sau khi tách con kéo dài, tỷ lệ số lứa trên năm thấp, hao mòn lợn nái, tốn nhiều cám, giảm thời gian khai thác.
2.2.3.4. Quá trình đẻ
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs. (2003) [2], đẻ là một quá trình sinh lý phức
tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh - thể dịch, với sự tham gia tác động cơ giới của thai đã thành thục.
Khi gần đẻ con cái sẽ có những biểu hiện: trước khi đẻ 1 - 2 tuần nút niêm
dịch cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh và dính chảy ra ngoài. Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu có những thay đổi: âm môn phù to, nhão ra và xung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, sữa bắt đầu tiết.
Lợn nái có hiện tượng cắn ổ, bứt rứt, khó chịu, thường đứng lên nằm xuống
Thời gian đẻ của lợn thường từ 2 - 6 giờ, được tính từ khi cổ tử cung mở cho đến khi bào thai cuối cùng ra ngoài.
Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định thời gian lợn đẻ:
Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong. Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt ra sữa đầu. Trước khi đẻ 12 giờ, hàng vú trước vắt ra sữa đầu. Trước khi đẻ 2 - 3 giờ, hàng vú sau vắt ra sữa đầu
2.2.4. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái mang thai 2.2.4.I. Sảy thai
Các trường hợp thai bị đẩy ra ngoài trước ngày đẻ dự kiến được gọi là sảy
thai. Sảy thai do sức sống của thai yếu, bộ phận sinh dục hoặc cơ thể của con mẹ bị bệnh. Có biểu hiện đẻ dù chưa tới ngày đẻ dự kiến, con sơ sinh khi đẻ rathường bị chết, con ít, con sinh non có sức sống rất yếu.
Sảy thai có thể do các nguyên nhân sau: - Nguyên nhân truyền nhiễm:
Lợn mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như Brucellosis, bệnh xoắn khuẩn, bệnh do Parvovirus.. .Chuông trại chật hẹp, thời tiết nắng nóng làm khả năng sảy thai tăng cao hơn.
- Nguyên nhân không do truyền nhiễm:
Do cơ thể lợn nái mẹ bị các bệnh lý như nhiễm trùng đường sinh dục: viêm
niêm mạc tử cung, viêm âm đạo do vi khuẩn có sẵn trong chuông nuôi hoặc bị nhiễm khi thụ tinh, sảy thai do thói quen hoặc do vận động mạnh, hoặc bị đánh đập gây sảy thai.
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc trong thời kỳ mang thai kém, thiếu protein, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và sự phát triển của bào thai. Thức ăn bị nấm mốc làm cho lợn bị ngộ độc gây sảy thai.
Lợn nái bị mắc các bệnh lý ở nhau thai hay bào thai: Nhau thai phát triển không bình thường, bào thai có sức sống quá yếu...
- Phòng bệnh:
Khi chọn lợn làm giống không được chọn những con bị mắc các bệnh truyền nhiễm như Leptospilosis, Brucellosis...
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong quá trình mang thai như dịch tả,
tai xanh, lở mồm long móng.
Những con nái thường bị sảy thai, chết thai ở lứa trước (nguyên nhân không do truyền nhiềm) thì có thể tiêm thuốc an thai Progesterone sau khi phối giống.
Trong thời gian mang thai phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn phải có đủ protein, khoáng chất, có thể bổ sung một số vitamin A,D,E để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2.2.4.2. Viêm tử cung
Lợn nái đang trong quá trình mang thai vẫn có thể bị viêm tử cung. Nguyên
nhân thường do viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,. công tác phối giống không đúng kỹ thuật, dụng cụ thụ tinh nhân tạo quá cứng, không được vô trùng làm xây sát, tổn thường đường sinh dục, gây viêm nhiễm đường sinh dục, viêm tử cung.
- Phòng bệnh: Trong quá trình thụ tinh nhân tạo hay tự nhiên cần thực hiện
đúng quy định vệ sinh đầy đủ dụng cụ, tay chân. Các dụng cụ sử dụng trong thụ tinh nhân tạo cần được vô trùng, không dùng dụng cụ quá cứng gây xây sát nhiễm trùng đường sinh dục. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cẩn thận.
2.2.4.3. Bỏ ăn không rõ nguyên nhân
Trong giai đoạn chăm sóc lợn nái mang thai ta thường gặp lợn nái mang thai bỏ ăn nhưng không có những biểu hiện sốt, mệt mỏi, hay đau đớn. Trường hợp này thường sảy ra sau khi phối giống 1 - 2 tháng, có con đến tháng thứ 3 vẫn bỏ ăn. Do một vài nguyên nhân gây ra như:
- Do rối loạn nội tiết tố sau khi lợn đậu thai, tăng hoặc giảm một số hormone làm ảnh hưởng đến tính thèm ăn.
- Do thai bị chết khô 1 - 2 con. Thai chết do nhiều nguyên nhân như độc tố nấm mốc và thức ăn hay bệnh truyền nhiễm như dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh,... Khi thai chết chất độc hấp thu vào máu gây nhiễm độc huyết, làm cho con vật mệt mỏi, bỏ ăn.
- Do thai quá nhiều, gần đẻ thai thúc mạnh vào thành bụng làm lợn mẹ đau, mỏi, bỏ ăn.
2.2.4.4. Đau móng, viêm khớp
Các tổn thương trên móng, khớp làm cho lợn đi lại khó khăn, lười ăn hoặc
bỏ ăn. Móng hoặc khớp bị viêm có thể do thiết kế chuồng, nền chuồng, do trong
quá trình vệ sinh làm va đập tới móng, khớp của lợn dẫn đến tổn thương, viêm, do chế độ chăm sóc, dinh dưỡng.