Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

trong cơ quan hành chính nhà nước

- Phương pháp hành chính: Là cách thức tác động lên đối tượng và quá trình chính sách bằng quyền lực để đạt mục tiêu dự kiến. Trong quá trình thực hiện chính sách, người ta hay sử dụng phương pháp kinh tế và giáo dục thuyết phục nhưng cũng có những trường hợp hai phương pháp trên không mang lại hiệu quả, nên phải dùng đến phương pháp hành chính để cưỡng chế thi hành.

- Phương pháp kinh tế: Là cách thức tác động lên các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bằng các lợi ích vật chất. Đây là phương pháp liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nhóm đối tượng chính sách, nên có tác dụng rất mạnh so với các phương pháp khác.

- Phương pháp giáo dục, thuyết phục: Đây là cách thức tác động lên đối tượng và quá trình chính sách bằng lý tưởng cách mạng để họ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện chính sách. Ý thức đầy đủ về mục tiêu chính sách sẽ giúp cho các đối tượng tham gia một cách tự nguyện vào việc thực hiện mục tiêu chung.

- Phương pháp kết hợp: Là phương pháp tác động lên đối tượng và quá trình chính sách bằng tổng thể các yếu tố để triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả. Đây là phương pháp được xây dựng bằng cách kết hợp các phương pháp trên theo một trật tự, quy mô nhất định. Về mặt nguyên tắc, phương pháp kết hợp không có cấu trúc nhất định. Tùy theo điều kiện cụ thể, nhà quản lý kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp với yêu cầu tổ chức thực hiện chính sách.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hóa một số cơ sở lý luận cơ bản về chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước, trình bày hệ thống khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước, phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước, chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước và thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước.

Chương này tác giả cũng đã làm rõ vai trò, nội dung của chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước, nội dung thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước; Ý nghĩa, yêu cầu, hình thức, phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước.

Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước cũng như quy trình tổ chức thực hiện các chính sách công khác được thực hiện thông qua 7 bước: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; Phổ biến, tuyên truyền chính sách; Phân công phối hợp thực hiện chính sách; Duy trì chính sách; Điều chỉnh chính sách; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách và đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả mới chỉ nêu và phân tích được một số cơ sở lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài. Từ những cơ sở lý luận về chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước nêu trong chương 1 sẽ là tiền đề để tác giả đi vào chương 2 thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước tại Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC

QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)