+ Nội dung công việc: bao gồm các yếu tố phụ thuộc vào bản chất công việc mà chính quyền đang làm:
- Đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp.
- Mức độ chuyên môn hóa của công việc. - Mức độ phức tạp của công việc.
- Mức độ hao phí về thể lực, trí lực.
Đó là sự phù hợp giữa khả năng làm việc với trình độ của chính quyền khi chính quyền cảm thấy công việc đang làm là phù hợp với mình, họ sẽ tích cực để đạt đƣợc mục tiêu của mình. Ngƣợc lại khi công việc không phù hợp, chính quyền dễ dẫn đến tình trạng chán nản, không tập trung vào công việc.
+ Tính chất công việc: có ảnh hƣởng đến việc thực thi công việc của chính quyền. Tính chất công việc phản ánh không gian, thời gian, mức độ bao quát, công cụ, phƣơng tiện phục vụ công việc, tính sáng tạo, tính năng động… cần thiết cho từng công việc.
+ Cơ hội đào tạo, phát triển: khi tham gia làm việc taị mỗi tổ chức chính quyền đều mong muốn đƣợc nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, phát triển các kỹ năng, chuyên môn phục vụ công việc, đồng thời hoàn thiện bản thân. Nếu không họ sẽ bị dậm chân tại chỗ, gây tâm lý chán nản, không có tinh thần cầu tiến. Tuy nhiên, quá trình đào tạo và phát triển phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ năng, khả năng nhận biết, khả năng học hỏi và vị trí công việc mà chính quyền đảm nhiệm.
+ Khả năng thăng tiến: là yếu tố mà rất nhiều chính quyền quan tâm. Tạo cơ hội thăng tiến là phần thƣởng cao quý nhất mà chính quyền khi làm tốt nhiệm vụ của mình đƣợc cấp trên ghi nhận. Công việc có nhiều khả năng thăng tiến sẽ thu hút đƣợc nhiều chính quyền tham gia vì bản thân mỗi ngƣời đều muốn tiến chứ không muốn lùi. Đây cũng là quy luật phát triển chung của xã hội.
1.5.3. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài công việc
Các hoạt động tạo động lực không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong tổ chức mà còn bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài tác động vào:
- Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc về lao động, các chế độ lƣơng, thƣởng và các phúc lợi…. Các cơ chế, chính sách này đƣợc thể hiện bằng các văn bản pháp luật để quy định phạm vi, quyền hạn mà các cơ quan, tổ chức phải áp dụng. Nếu các chính sách này linh hoạt, mềm dẻo sẽ giúp cho các tổ chức dễ dàng thực hiện các hoạt động tạo động lực. Ngƣợc lại, nếu cơ chế cứng nhắc, bó buộc
tổ chức thì các hoạt động kích thích chính quyền làm việc gặp rào cản khó khăn. Các chính sách của nhà nƣớc cũng thƣờng xuyên thay đổi, trong giai đoạn này có thể tạo thuận lợi cho tổ chức, nhƣng cũng có khi làm cho các tổ chức gặp khó khăn. Với mỗi chính sách, có thể là thuận lợi cho tổ chức này nhƣng cũng có thể gây bất lợi đối với tổ chức khác. Đặc biệt ở Việt Nam, hành lang pháp lý chƣa thực sự khoa học, còn bộc lộ rất nhiều bất cập, việc cập nhật các chính sách nhà nƣớc là điều vô cùng quan trọng giúp tổ chức dễ dàng thích nghi với môi trƣờng mới, đồng thời hạn chế đƣợc những sai lầm do thiếu hiểu biết gây nên.
- Các đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố môi trƣờng bên ngoài tác động lớn đến hoạt động tạo động lực trong tổ chức. Nếu tổ chức không thực hiện tốt các hoạt động để khuyến khích chính quyền làm việc thì bản thân họ cảm thấy chán nản với công việc, giảm năng suất lao động đồng thời nguy cơ chính quyền chuyển nơi làm việc sang bên đối thủ cạnh tranh là rất lớn. Đối thủ cạnh tranh nếu có các phƣơng pháp tạo đƣợc động lực lao động sẽ thu hút nhân tài từ trong tổ chức của chúng ta. Vì vậy, đối thủ cạnh tranh luôn có mức độ nguy hiểm lớn đúng theo tên gọi của nó.
- Tạo động lực còn bị chi phối bởi thị trƣờng lao động. Với từng đối tƣợng, thị trƣờng lao động có một số lƣợng ngƣời nhất định. Nếu thị trƣờng đang dƣ thừa đối tƣợng lao động mà tổ chức đang cần đến thì việc thu hút, tuyển dụng đúng ngƣời đúng việc về cho tổ chức rất dễ. Ngƣợc lại, nếu cầu về lao động lớn hơn cung lao động thì để thu hút đƣợc đúng đối tƣợng lao động về tổ chức thì tổ chức cần có những chính sách, phƣơng pháp và hoạt động tạo động lực phù hợp.
1.5.4. Các yếu tố thuộc môi trường quản lý
Tất cả những công tác quản lý trong tổ chức đều có những ảnh hƣởng nhất định tới động lực làm việc của chính quyền, cụ thể:
- Điều kiện và chế độ thời gian lao động: đây là yếu tố có ảnh hƣởng không nhỏ tới động lực lao động, khi điều kiện lao động thuận lợi, môi trƣờng làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh chính quyền sẽ yêu thích công việc hơn, làm việc tốt hơn.
- Tổ chức phục vụ nơi làm việc: là sự sắp xếp, bố trí công việc phục vụ cho chính quyền bảo đảm môi trƣờng làm việc tốt nhất để chính quyền phát huy một cách tối đa mọi khả năng của bản thân; tạo điều kiện để quá trình sản xuất đƣợc liên tục nhịp nhàng.
- Thù lao lao động: là số tiền mà tổ chức trả cho chính quyền vì những gì họ đã phục vụ. Khi chính quyền cảm thấy thu nhập nhận đƣợc là tƣơng xứng với công sức họ bỏ ra thì chính quyền sẽ có động lực để làm việc phục vụ tổ chức. Thù lao lao động không công bằng sẽ có ảnh hƣởng xấu tới động lực lao động vì khi đó họ cho rằng mình đang bị đối xử không công bằng. Vì vậy, ngƣời quản lý cần phải thực hiện công tác thù lao lao động một cách hợp lý nhất tạo tâm lý thoải mái và tinh thần đoàn kết tập thể.
- Đánh giá kết quả làm việc: là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong mọi tổ chức. Hoạt động đánh giá kết quả làm việc xác định mức lao động mà chính quyền đã thực hiện đƣợc để xét các mức thù lao, khen thƣởng hoặc kỷ luật đồng thời qua công tác đánh giá cũng xem xét đƣợc năng lực, thành tích và triển vọng của từng lao động, từ đó đƣa ra các quyết định nhân sự có liên quan. Kết quả đánh giá cũng có ảnh hƣởng đến tâm lý tình cảm của từng ngƣời nên nếu đánh giá không chính xác có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn.
- Kỷ luật lao động: là những tiêu chuẩn quy định những hành vi cá nhân của chính quyền mà tổ chức xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi thực hiện kỷ luật lao động, ngƣời quản lý nên tránh tình trạng xử lý mang tính cá nhân gây bất bình cho chính quyền.
- Công tác đào tạo cho lao động: là các hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tổ chức. Do vậy, trong các tổ chức công tác đào tạo phát triển cần đƣợc thực hiện một cách bài bản, có kế hoạch rõ ràng; đối tƣợng đƣợc đào tạo cũng phải chọn lựa kỹ lƣỡng tránh trƣờng hợp đào tạo sai tay nghề chuyên môn. Chính quyền luôn muốn học tập nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng sản xuất. Khi chính sách đào tạo hợp lý sẽ tạo đƣợc động lực cho họ làm việc.
- Văn hóa trong tổ chức: là toàn bầu văn hóa ứng xử, giao tiếp trong tổ chức. Nơi nào có đƣợc bầu không khí văn hóa tốt sẽ có đƣợc tinh thần đoàn kết cao, thực hiện công việc dễ dàng hơn, làm việc với tinh thần hăng say vui vẻ, cán bộ công chức phƣờng biết quan tâm tới nhau cả trong công việc và trong cuộc sống. Ngƣợc lại dù điều kiện cơ sở vật chất có cao, khen thƣởng, lƣơng bổng có tốt tới mấy cũng sẽ gây chán nản cho chính quyền.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận về động lực và tạo đông lực làm việc cho công chức phƣờng. Tác giả đã đƣa ra những khái niệm liên quan đến động lực và khái niệm công cụ tạo động lực cho công chức phƣờng. Động lực làm việc, là sự khao khát và tự nguyện của chính quyền phƣờng nỗ lực trong công việc nhằm đạt đƣợc mục tiêu cá nhân và tổ chức. Tạo động lực làm việc, là sự vận dụng hệ thống các chính sách, biện pháp, phƣơng tiện, cách thức quản lý tác động tới chính quyền có mục đích nhằm kích thích khả năng lao động và sáng tạo trong công việc để khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của chính quyền cho công việc.
Biểu hiện của động lực làm việc bao gồm: mức độ quạn tâm, tham gia vào công việc thông qua nhận thức, mức độ hoàn thành công việc, say mê, hứng thú vói công việc, hiệu suất sử dụng thời gian, mức độ nỗ lực trong giải quyết công việc, mức độ quan tâm đến nghề nghiệp thông qua sự gắn bó với nghề nghiệp, mức độ hài lòng với công việc, nỗ lực nâng cao trình độ hoàn thiện kỹ năng làm việc.
Động lực làm việc chịu sự tác động và chi phối bởi các yếu tố nhƣ: Những yếu tố khách quan: cơ cấu tổ chức bộ máy, thể chế, chính sách, cách thức quản lý của ngƣời lãnh đạo quản lý, yếu tố công việc, yếu tố môi trƣờng và điều kiện làm việc. Những yếu tố chủ quan: những yếu tố xuất phát từ chính trong mỗi
công chức phƣờng nhƣ: nhận thức, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, mức độ say mê công việc, nghề nghiệp.
Động lực làm việc có vai trò quan trọng trong thực thi công vụ, quyết định đến hiệu quả hoạt động thực thi công vụ của công chức phƣờng nói riêng và của quận nói chung, do đó tạo động lực làm việc cho công chức phƣờng là một nội dung quan trọng trong quá trình quản lý công chức phƣờng.
Trên cơ sở nghiên cứu các học thuyết về tạo động động lực làm việc của chính quyền phƣờng nói chung, luận văn đã trình bày một sô biện pháp tạo động lực cho công chức phƣờng các biện pháp này đƣợc chia thành các nhóm: Tạo động lực thông qua chính sách tiền lƣơng, qua công việc, và môi trƣờng làm việc. Động lực làm việc của công chức phƣờng có vai trò quan trọng đối với công việc, với mục tiêu của tổ chức và sự phát triển của tổ chức các phƣờng. Tuy nhiên động lực làm việc của công chức phƣờng trong các phƣờng cũng có những đặc thù riêng do gắn liền với những đặc trƣng riêng của các phƣờng. Điều này làm cho việc tạo động lực cho công chức phƣờng gặp phải những khó khăn thách thức.
Phân tích và làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho chính quyền nói chung, đồng thời làm rõ những điếm riêng biệt trong động lực làm việc cho đội ngũ công chức phƣờng sẽ là những định hƣớng quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức phƣờng, quận Hai Bà Trƣng ở chƣơng 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC PHƯỜNG, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu tổng quan về Quận Hai Bà Trƣng,Thành phố Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trƣớc đây, vùng đất Hai Bà Trƣng thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xƣơng) thuộc Quận Thọ Xƣơng cũ; một số phƣờng của Quận Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thƣợng.
Từ năm 1954-1961, vùng đất Hai Bà Trƣng gồm các khu phố mang tên Bạch Mai, Hai Bà, Hàng Cỏ và một phần đất thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội.
Từ năm 1961-1981, gọi là khu Hai Bà (sau gọi là khu Hai Bà Trƣng). Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trƣng chính thức gọi là quận Hai Bà Trƣng gồm 22 phƣờng: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lƣơng, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trƣơng Định, Đồng Tâm, Giáp Bát, Tƣơng Mai.
Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết định số 173-HĐBT, thành lập phƣờng Mai Động thuộc quận Hai Bà Trƣng trên cơ sở điều chỉnh diện tích và nhân khẩu của thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của phƣờng Hoàng Văn Thụ thuộc Quận Thanh Trì. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trƣng có 23 phƣờng.
Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết định số 42-HĐBT, thành lập thêm phƣờng Tân Mai trên cơ sở tách từ phƣờng Giáp Bát. Sau khi điều chỉnh quận Hai Bà Trƣng có 24 phƣờng.
Tháng 10/1990, phƣờng Hoàng Văn Thụ thuộc Quận Thanh Trì đƣợc sáp nhập vào quận Hai Bà Trƣng và đổi thành phƣờng Hoàng Văn Thụ. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trƣng có 25 phƣờng.
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phƣờng Mai Động, Tƣơng Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ (quận Hai Bà Trƣng) về thuộc Quận Hoàng Mai quản lý. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trƣng còn 20 phƣờng.
2.1.2.Tình hình kinh tế-xã hội
- Về kinh tế: Trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng có nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung ƣơng và Hà Nội nhƣ: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm công nghiệp Minh Khai-Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp nhà máy, chủ yếu thuộc các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm.
Kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn quận phát triển nhanh. Hiện trên địa bàn quận có hơn 3.300 đơn vị, trong đó 70% là thƣơng mại, dịch vụ, còn lại là hoạt động công nghiệp. Năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 14,5%; doanh thu thƣơng mại, du lịch, dịch vụ tăng hơn15%; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quận đạt 933,841 tỷ đồng.
- Về công tác xã hội: Hơn 5 năm qua quận đã hỗ trợ sửa chữa và xây dựng 167 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cho 1.201 hộ gia đình thoát nghèo, trên 33.000 lao động đƣợc giới thiệu việc làm. Đến nay, số hộ nghèo trong toàn quận còn 1.022 hộ (chiếm 1,35%).
- Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình; công tác giáo dục đào tạo; công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao tiếp tục giữ vững và đạt kết quả tốt trong nhiều năm qua.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức UBND quận Hai Bà Trưng
Phòng ban của UBND Quận UBND các phƣờng
Văn phòng HĐND- UBND UBND phƣờng Thanh Nhàn Phòng tài chính kế hoạch UBND phƣờng Đông Mác Phòng tài nguyên môi trƣờng UBND phƣờng Quỳnh Lôi Phòng quản lý đô thị UBND phƣờng Quỳnh Mai Phòng tƣ pháp UBND phƣờng Trƣơng Định Phòng nội vụ UBND phƣờng Minh Khai Thanh tra quận UBND phƣờng Vĩnh Tuy Phòng kinh tế UBND phƣờng Bạch Mai Phòng LĐTB- XH UBND phƣờng Bách Khoa Chi cục thống kê UBND phƣờng Đồng Tâm Phòng văn hóa thông tin UBND phƣờng Cầu Dền Phòng Y tế UBND phƣờng Phố Huế Phòng GD- ĐT UBNDphƣờng Ngô Thị Nhậm Trung tâm dân số UBND phƣờng Lê Đại Hành Hội chữ thập đỏ UBND phƣờng Nguyễn Du Ban quản lý dự án UBND phƣờng Bùi Thị Xuân Ban bồi thƣờng GPMB UBND phƣờng Phạm Đình Hổ Trung tâm TDTT UBND phƣờng Đồng Nhân Trung tâm văn hóa UBND phƣờng Thanh Lƣơng
UBND phƣờng Bạch Đằng Chủ tịch UBND Quận
2.1.4. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế-xã hội đến tạo động lực cho công chức phường, Quận Hai Bà Trưng
Đội ngũ công chức phƣờng là một bộ phận của nguồn nhân lực khu vực công là thành phần quan trọng của nguồn lực xã hội có đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển chung về kinh tế xã hội của quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội.
Vai trò của đội ngũ công chức phƣờng đối với sự phát triển kinh tế xã hội