một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho huyện Ea Súp
1.4.1. Kinh nghiệm từ các địa phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một địa phƣơng đƣợc biết đến về thành tích cải cách thủ tục hành chính nâng cao năng lực quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Nổi bật hơn cả là thành tích trong công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Qua tìm hiểu, công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông ở thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội mà các tỉnh, thành phố khác cần học tập, đó là:
- Trên cơ sở văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn NSNN. UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa để thực hiện; tiến hành phân công phân cấp quản lý hợp lý. Điểm nổi bật là thành phố Đà Nẵng đã hƣớng dẫn chi tiết về trình tự các bƣớc triển khai về đầu tƣ xây dựng cơ bản: từ xin chủ trƣơng đầu tƣ, chọn địa điểm đầu tƣ, lập quy hoạch duyệt tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tƣ; thẩm định phê duyệt dự án, lập thiết kế, lập tổng dự toán; bố trí đăng ký vốn đầu tƣ, đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lƣợng trong thi công; cấp phát thanh toán vốn đầu tƣ; nghiệm thu đƣa công trình vào sử dụng đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bƣớc theo trình tự thủ tục, hồ sơ đƣợc các chủ thể quản lý thụ lý một cách có trách nhiệm theo thẩm quyền quản lý của mình. Quá trình quản lý, vận hành vốn đầu tƣ đƣợc cụ thể hóa theo quy trình quản lý và giải quyết công việc nhanh gọn chính xác của bộ máy Nhà nƣớc đã tạo một bƣớc đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực bộ máy Nhà nƣớc.
- Với chủ trƣơng hạ tầng đi trƣớc một bƣớc, Đà Nẵng đã tập trung mọi nguồn lực đầu tƣ xây dựng phát triển và hiện đại hóa hệ thống giao thông. Đến cuối năm 2018, toàn Thành phố có 2.171 tuyến đƣờng, với tổng chiều dài trên 1.260km, so với năm 2003, số tuyến đƣờng tăng 1.894 tuyến đƣờng (gấp 8 lần), chiều dài tăng 793 km (gấp 3 lần). Hàng chục cây cầu đƣợc cải tạo và xây dựng mới, nhiều cây cầu mới đã tạo động lực phát triển cho phía Đông Đà Nẵng nhƣ: Cầu Thuận Phƣớc, cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, cầu Tuyên Sơn, cầu Hòa Xuân, cầu Nguyễn Tri Phƣơng...
- Đà Nẵng bật lên phát triển mạnh mẽ, mà động lực chủ yếu của sự phát triển là nhân tố con ngƣời đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh
thần gƣơng mẫu “Giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm”. Thành phố xác định nhân tố con ngƣời quyết định mọi thành công trong quản lý, đặc biệt là vai trò trách nhiệm cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đã tác động đến niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nƣớc. Mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nƣớc, bắt buộc công chức viên chức không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Sự phát triển và hội nhập kinh tế của đất nƣớc ngày càng đƣợc mở rộng đòi hỏi đối với công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản Nhà nƣớc cần phải luôn có những văn bản pháp quy cập nhật điều chỉnh để tạo ra hành lang pháp lý phù hợp. Trong những năm qua, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định rất coi trọng công tác xây dựng pháp luật nói chung, phát luật về đầu tƣ xây dựng nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập quốc tế. Công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định có những nét nổi trội mà các tỉnh, thành phố khác cần tham khảo, vận dụng, đó là:
Thứ nhất, coi trọng công tác quy hoạch, việc quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc, phải đồng bộ với đầu tƣ, đảm bảo đƣợc tính ổn định, có tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tế và công khai cho nhân dân đƣợc biết.
Thứ hai, kiểm soát và đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tƣ. Công khai quy trình, thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tƣ, thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ. Cuối quý 3 hàng năm thực hiện điều tiết kế hoạch vốn bằng cách cắt bỏ kế hoạch các dự án không có khối lƣợng để thanh toán và bổ sung cho các dự án đã hoàn thành còn thiếu vốn.
Thứ ba, việc bố trí vốn đầu tƣ đƣợc chú trọng, giảm tối đa các dự án khởi công mới, tăng số dự án hoàn thành, ƣu tiên bố trí vốn trả nợ XDCB,... đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ.
Thứ tƣ, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng công trình. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tƣ, các nhà thầu không đủ năng lực; thực hiện sai quy định trong quản lý, thi công công trình. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tƣ thực hiện các dự án trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả các công trình xây dựng.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Từ khi triển khai thực hiện Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010- 2020), trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, có kế hoạch bố trí vốn bằng nhiều nguồn để đầu tƣ các chƣơng trình, dự án trọng điểm, nhất là các dự án hạ tầng thiết yếu của thành phố Buôn Ma Thuột và của tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, Thành phố Buôn Ma Thuột đã đƣợc công nhận là thành phố loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk tại Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 08/02/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Nhìn chung, vốn đầu tƣ của thành phố Buôn Ma Thuột có hiệu quả khá và tăng dần trong những năm gần đây, năng suất lao động của nền kinh tế tăng dần qua các năm. Ngành thƣơng mại và dịch vụ đạt năng suất cao, tiếp đó là các ngành công nghiệp, xây dựng. Tiềm năng về vốn đầu tƣ XDCB từ nội bộ nền kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột cho tăng trƣởng kinh tế chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, thành phố đã có giải pháp để huy động các nguồn lực bên ngoài, của các doanh nghiệp, đồng thời có chính sách tốt hơn để khai thông huy động tiềm năng trong thành phố để phát triển. Từ những cơ
sở đó, trong thời gian vừa qua trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai thực hiện các biện pháp nhƣ:
- Ƣu tiên bố trí vốn thực hiện các trƣơng trình mục tiêu về kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh từ ngân sách Trung ƣơng và các nguồn vốn ODA cho các công trình trọng điểm, một số cơ sở hạ tầng quan trọng, nhƣ: hệ thống cấp, thoát nƣớc khu vực trung tâm thành phố và vùng lân cận, hệ thống giao thông nội thị, các trục đƣờng tránh quá thành phố, thủy lợi Ea Kao, giáo dục- đào tạo cho các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố, triển khai thực hiện xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đƣa vào hoạt động…
- Trung ƣơng thực hiện phân cấp mạnh hơn cho thành phố; cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế mới đối với những vấn đề mà thực tiễn thành phố đặt ra. Vay vốn từ các nguồn tài chính nhà nƣớc, tổ chức trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ xây dựng thành phố theo quy hoạch và theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đầu tƣ xây dựng các công trình trọng điểm giao thông, về văn hóa – xã hội có tác động mạnh đến sự phát triển của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010-2015, gồm: các tuyến đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ, đƣờng liên tỉnh, nội tỉnh, cảng hàng không quốc tế, xây dựng bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Trƣờng Đại học Văn hóa- Nghệ thuật và Du lịch, khu liên hợp văn hóa… Đầu tƣ và nâng cấp Trƣờng Đại học Tây Nguyên thành đại học vùng; đầu tƣ nâng cấp Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây Nguyên và các trƣờng cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn.
Việc triển khai thực hiện đầu tƣ xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian vừa qua đƣợc quan tâm, chú trọng, do đó hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố có sự cải thiện đáng kể.
Nhiều công trình lớn đƣợc khởi công, công tác quy hoạch đƣợc quan tâm đúng mức. Những yếu tố đó là tiền đề, động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN
Qua nghiên cứu QLNN về đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN đối với một số địa phƣơng nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk nhƣ sau:
Một là, xây dựng và điều hành tốt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch chú
trọng hoạch định phát triển dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN. Nhà nƣớc khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn ra tham gia đầu tƣ. Nhà nƣớc chỉ tham gia vào dự án công trình lớn và đầu tƣ vào dịch vụ công cộng, có chính sách ƣu tiên phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, sử dụng đa dạng các hình thức đầu tƣ BOT, BTO, BT. Tập trung thực hiện đầu tƣ vào các lĩnh vực quan trọng, chủ yếu có ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát triển KT-XH của huyện.
Hai là, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phải quản triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình, phải huy động đƣợc sự tham gia tích cực của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các mô hình, điển hình có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ bản tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn trên địa bàn huyện.
Ba là, các chính sách chƣơng trình hỗ trợ phải đƣợc tổ chức thực hiện
kịp thời, đầy đủ; thực hiện các chính sách cần phải phù hợp với từng địa bàn; cần đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, có chính sách đặc thù cho từng vùng khó khăn.
Bốn là, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác thẩm định quy hoạch, kế hoạch, thẩm định dự án đầu tƣ đảm bảo chất lƣợng của công tác thẩm định. Quá trình thực hiện thẩm định phải tính toán kỹ lƣỡng những thông số, phƣơng án kỹ thuật nhằm đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện trong thực tế.
Năm là, làm tốt công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tƣ XDCB theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, đảm bảo tính cạnh tranh, công khai minh bạch và hiệu quả kinh tế trong suốt quá trình lựa chọn nhà thầu. Tăng cƣờng công tác giám sát, đánh giá hiệu quả dự án đầu tƣ từ giai đoạn lập dự án, triển khai thực hiện thi công xây dựng và kết thúc bàn giao đƣa vào sử dụng nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đầu tƣ xây dựng công trình, giảm thiểu tình trạng thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tƣ xây dựng công trình.
Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra phải có ý nghĩa thực sự, kết quả đánh giá đƣợc sử dụng để điều chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong tƣơng lai. Tăng cƣờng vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân và giám sát của cộng đồng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Các cơ quan đánh giá, kiểm tra, thanh tra giúp cho các cơ quan quản lý chi đầu tƣ XDCB có thông tin kế thừa và phản hồi để ngày càng hoàn thiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tƣ XDCB.
Bảy là, cần có hƣớng dẫn cụ thể cho từng khâu quản lý chi đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN, các phƣơng pháp đánh giá, kỹ thuật đánh giá và các tiêu chí đánh giá cụ thể. Thƣờng xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về các văn bản, chính sách liên quan để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn và tổ chức triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện.
Tóm tắt Chƣơng 1
Chƣơng 1, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về đầu tƣ XDCB và quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng NSNN, đồng thời luận giải các khái niệm về đầu tƣ, quản lý đầu tƣ xây dựng. Chỉ rõ đặc điểm, vai trò, nội dung, những nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng ngân sách nhà nƣớc; tham khảo kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản của một số địa phƣơng từ đó rút ra bài học có thể nghiên cứu trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Chƣơng này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đƣợc trình bày ở các chƣơng tiếp theo.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK