7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng vàquản lý
Nguồn nhân lực ngành giám định y khoa là nguồn lực quan trọng có tính chất quyết định trong việc phát triển và nâng cao chất lượng ngành giám định. Phát triển nguồn nhân lực liên quan nhiều vấn đề trong đó vấn đề quan trọng là xây dựng và hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, viên chức ngành giám định y khoa. Phát triển nguồn nhân lực phải đi đôi với việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế đối với đội ngũ nhân lực ngành. Chính sách, cơ chế đúng sẽ thu hút người tài, có tâm khuyến khích họ yên tâm công tác, học tập rèn luyện phát huy hết tiềm năng vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe và xác định đúng mức độ bệnh tật nhằm bù đắp phần nào thiệt thòi mà đối tượng cần khám giám định đang gánh chịu.
3.2.5.1.Chính sách tiền lương
Tiền lương hiện nay không đảm bảo mức sống trung bình cho đại bộ phận cán bộ, viên chức ngành giám định nói chung. Lương thấp không thỏa đáng thì không thể khuyến khích được họ chuyên tâm công tác, phấn đấu học tập để nâng cao tay nghề chuyên môn. Đây cũng là nguyên nhân chảy chất xám từ ngành giám định sang ngành y tế tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với cán bộ, công chức viên chức làm tại cơ quan tiền lương là mối quan tâm đặc biệt với họ. Tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người lao động và gia đình họ. Nếu mức lương không đủ chi trả cuộc sống cho họ và gia đình họ thì đương nhiên họ phải nghĩ đến việc tranh thủ sau giờ làm đến phòng khám tư nhân để làm ngoài giờ. Kinh nghiệm của nhiều nước đã khẳng định mức lương thỏa đáng là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm ngăn ngừa nạn tham nhũng và là động lực thu hút nhân lực trong ngành.
Mức lương không đủ sống họ chỉ chăm chăm đợi hết giờ làm để về phòng khám tư nhân để làm thêm. Họ không tận tâm với công việc mà họ đang làm.
Tiền lương phải dựa vào trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, quá trình đào tạo và kết quả công việc. Chính sách tiền lương phải thỏa đáng với sức lao động và sự công bằng trong phân phối lao động.
Tiêu chuẩn nâng lương trước hạn, khen thưởng, nâng ngạch cần được cải tiến đối với người có năng lực có chuyên môn giỏi trong lĩnh vực y tế nói chung và lĩnh vực giám định nói riêng.
Năm 2021 dự kiến có nhiều thay đổi liên quan đến chính sách tiền lương theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 27-NQ/TW. Đây cũng là khâu đột phá về chính sách tiền lương của Nhà nước ta. Một trong những chính sách đó là xóa bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương. Lương của viên chức không còn được tính như hiện nay: Lương cơ sở X Hệ số lương mà thay vào đó là bảng lương mới. Có 5 bảng lương mới như sau:
- 1 bảng lương chức vụ: áp dụng người giữ chức vụ lãnh đạo
- 1 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ: áp dụng chung với người không giữ chức vụ lãnh đạo
- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang
Với mức thu nhập mới lương của viên chức nói chung và ngành giám định nói riêng sẽ được kỳ vọng tăng lên, cải thiện đời sống hiện nay. Tiền
lương thấp nhất của viên chức nhận được vẫn cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Lương cao tuyển được đội ngũ viên chức giám định có chuyên môn và có trình độ cao vào làm nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện nay của ngành giám định.
3.2.5.2 Chính sách thu hút, đãi ngộ cán bộ công chức viên chức
Nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh, ngành giám định cũng không ngoài quy luật này. Trong quản lý nhân lực là sự cạnh tranh về nguồn nhân lực ngành giám định có chất lượng cao. Nếu không có chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài thì thời gian tới sẽ có sự chuyển dịch nhân tài từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Có chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng thỏa đáng cho những người công tác trong các khoa phòng độc hại, có nguy sơ lây nhiễm cao như bệnh lao, bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm HIV, viêm gan…
Để tạo môi trường thu hút nhân tài cần có đủ 03 yếu tố: Điều kiện làm việc tốt (cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, môi trường làm việc cởi mở minh bạch, dân chủ) có quyền tự chủ trong lĩnh vực của mình, có cuộc sống ổn định.
Từng bước xây dựng chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác đảm bảo cho cán bộ, viên chức của ngành giám định có mức sống từ trung bình trở lên so với mặt bằng trung của thị trường lao động. Một trong những biện pháp có thể là thực hiện không giới hạn mức tiền công, tiền lương đối với người có chuyên môn và tay nghề cao có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác giám định. Thu nhập của họ được xác định trên kết quả và sự công hiến của bản thân họ. Thực hiện khuyến khích và ưu đãi (phụ cấp tiền lương, thưởng, nhà ở, phương tiện đi lại…).Xây dựng cơ chế về chế độ thưởng đặc biệt (về vật chất và tinh thần) đối với người có trình độ chuyên môn trong công việc tham mưu cho Bộ Y tế trong lĩnh vực đóng góp khoa học cho ngành vvv..
Xây dựng cơ chế, chính sách đặc biệt về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chế độ tài chính đối với hoạt động nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra môi trường làm việc thuận lợi nhanh gọn, khuyến khích nhân tài.
Hiện nay viên chức ngành giám định làm công tác khám giám định trực tiếp hưởng hệ số phụ cấp là 40 % lương, viên chức không trực tiếp khám giám định hưởng hệ số phụ cấp 20%. Tuy nhiên hệ số phụ cấp lương hiện nay không còn phù hợp. Những viên chức này thường xuyên phải chịu nguy sơ độc hại lây nhiễm cao như bệnh lao, bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm HIV, viêm gan…mà không được biết trước để phòng tránh thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Hiện nay những viên chức trong ngành y tế nói chung làm ở khoa phòng độc hại đang hưởng là 70% lương. Giải pháp hiện nay cần nâng hệ số phụ cấp lương 50% cho viên chức ngành giám định.
Viên chức không khám trực tiếp tuy nhiên trong môi trường làm việc chung ít nhiều họ vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Nhưng hiện nay hệ số phụ cấp họ hưởng không bằng cán bộ viên chức trong bộ máy nhà nước chung là 25 %. Cần nâng hệ số phụ cấp hiện nay lên 30% cho cán bộ, viên chức không trực tiếp khám giám định.
3.2.5.3. Chính sách khuyến khích học tập nâng cao tay nghề, cải thiện đời sống vật chất cho viên chức.
Học tập, bồi dưỡng là con đường để nâng cao trình độ về chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức. Giám định viên cấp trung ương tiêu chuẩn về chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sỹ y khoa tại các cơ sở y tế công lập tuyến trung ương. Hiện nay giám định viên đủ tiêu chuẩn là 146/182 người, chưa đủ tiêu chuẩn 36/182 người do họ là lãnh đạo chuyên khoa. Vì vậy 36 giám định viên trên cần phải học tập để nâng cao chuyên môn cho phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra. Tại Viện Giám định y khoa hiện nay
có 4 người đủ tiêu chuẩn trên. Cần phải bổ sung thêm bác sĩ có trình độ chuyên môn giám định và đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho họ.
Ngoài chính sách cải thiện tiền lương, chính sách đãi ngộ thu hút người có nghiệp vụ chuyên môn giỏi cần có chính sách khác nhằm hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức và viên chức. Hiện nay phòng chụp X-Quang tại Viện đã tham gia vào khám sức khỏe hàng ngày tại Bệnh viện Bạch Mai nhằm tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho viên chức tại Viện.
3.2.5.4. Tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nhân sự
Theo TT 52/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 20016 thông tư quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng giám định y khoa thì Hội đồng GĐYK Trung ương I phạm vi quản lý 28 Hội đồng GĐYK tỉnh thành phía Bắc và đối tượng giám định của 03 Bộ gồm Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng thay vi trước đây phạm vi quản lý là 63 Hội đồngGĐYK tỉnh thành của cả nước.
Năm 2017 nhân sự của Viện là 40 viên chức chia 7 khoa phòng. Hiện nay viên chức tại Viện còn 35 người. Viện trưởng Viện Giám định Y khoa kiêm trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp và trưởng khoa C8 Bệnh viện Bạch Mai. Cần bổ sung 1 Phó Viện trưởng giúp việc cho Viện trưởng và sắp xếp lại 7 khoa phòng xuống thành 4 khoa phòng như sau:
VIỆN TRƯỞNG Văn phòng Phòng thường trực hội đồng Khoa khám GĐTH Khoa thăm dò chức năng PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Sát nhập khoa Thăm dò chức năng và khoa Xét nghiệm - CĐHA thành khoa Thăm dò chức năng
Sát nhập Khoa Nghiên cứu khoa học- Đào tạo - chỉ đạo tuyến vào phòng Văn phòng.
Sát nhập Khoa Bệnh nghề nghiệp vào khoa Khám giám định tổng hợp. Viện giám định Y khoa hiện nay gồm 35 người sau khi sát nhập lại các khoa phòng nhân sự chia ra 4 khoa phòng như sau : Viện trưởng là lãnh đạoViện quản lý chung công tác của Viện, Phó Viện trưởng là người giúp việc cho Viện trưởng trong công tác quản lý tại Viện.
+ Văn phòng Viện : 13 người + Phòng thường trực : 06 người
+ Khoa Khám giám định tổng hợp : 7 người + Khoa Thăm dò chức năng : 07 người
Sắp xếp lại khoa phòng nhằm tránh sự rời rạc giữa các bộ phận làm việc, có sự hỗ trợ nhau giữa các viên chức cùng khoa phòng và các khoa phòng với nhau. Điều phối công việc nhịp nhàng, tránh chỗ thừa vẫn thừa và chỗ thiếu vẫn thiếu.Khoa Khám Bệnh nghề nghiệp cần sáp nhập vào khoa Khám giám định tổng hợp vì đối tượng khám Bệnh nghề nghiệp hiện nay chưa nhiều, không nhất thiết phải cần một khoa riêng. Đồng thời đối tượng khám là Bệnh nghề nghiệp thì cũng giống như các đối tượng khám khác như khám Thương binh, Bệnh binh, hưu trí ….. Khoa Xét nghiệm - CĐHA sát nhập thành khoa chung Thăm dò chức năng vì đây là những việc mà các bác sĩ chỉ định đối tượng làm chung trong phiên khám. Sắp xếp lại thành 04 khoa phòng như trên sẽ hợp lý hơn. Phòng thường thực là phòng chuẩn bị hồ sơ trước phiên khám. Khoa khám Giám định tổng hợp là khoa thực hiện trong quá trình phiên khám ra biên bản khám. Khoa Thăm dò chức năng là khoa thực hiện công việc khi có chỉ định của Bác sĩ thụ lý hồ sơ.Văn phòng làm công việc
hành chính chung. Sắp xếp lại khoa phòng như trên thì nguồn lực, cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc tập trung sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giám định.