Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách hiệu quả gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế, trong thời gian tới tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, chủ yếu sau:

Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng gắn quy hoạch phát triển của địa phương với quy hoạch toàn vùng, làm cơ sở cho việc định hướng đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất phù hợp với thế mạnh của địa phương và nhu cầu của thị trường.

Hai là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm hoàn thành kết cấu hạ tầng ở các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, để thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp. Có chính sách và tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Ba là, quán triệt sâu sắc quan điểm: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa; ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ.

Bốn là, thường xuyên thực hiện chuyển giao, hướng dẫn ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và hiện đại hóa các khâu sản xuất: lựa chọn và sản xuất giống, quy trình canh tác, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, chế biến, bảo quản; công tác quản lý...; hướng tới phát triển nền nông nghiệp hàng hóa với sản phẩm sạch, có năng suất, chất lượng cao và sức cạnh tranh trên thị trường. Chú trọng, thực hiện tốt công tác thông tin, dự báo chính xác thị

trường, tránh gây thiệt hại cho người sản xuất, kịp thời định hướng cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất có hiệu quả.

Năm là, hỗ trợ quá trình tích tụ ruộng đất một cách hợp lý, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển mô hình sản xuất trang trại, hợp tác xã, các loại hình dịch vụ và doanh nghiệp ở nông thôn, đầu tư cơ giới hóa các khâu sản xuất... Tăng cường quản lý sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và quản lý xã hội khu vực nông thôn chặt chẽ hơn...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)