7. Kết cấu của luận văn
1.2.3.3. Phát triển các thành phần kinh tế ở nông thôn
- Kinh tế hộ gia đình: khuyến khích kinh tế hộ gia đình bằng các biện pháp như: sớm hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng cho nông dân vay vốn bằng nhiều hình thức phù hợp với cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ đúng lúc, đúng đối tượng có nhu cầu và khả năng sử dụng hiệu quả vốn vay.
- Kinh tế tư nhân, doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn: Khuyến khích mọi người có vốn, có kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tự đầu tư hoặc liên kết, kiên doanh phát triển ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại....; Khuyến khích phát triển lâu dài kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước theo định hướng, khuyến khích đầu tư của người nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Kinh tế nhà nước ở nông thôn: Hoạt động kinh tế nhà nước trong nông thôn là làm dịch vụ đầu vào, đầu ra, đầu tư vào các lĩnh vực mà các
thành phần kinh tế khác không đủ sức hoặc không muốn đầu tư, hoặc để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác.
- Kinh tế hộ gia đình: khuyến khích kinh tế hộ gia đình bằng các biện pháp như: sớm hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng cho nông dân vay vốn bằng nhiều hình thức phù hợp với cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ đúng lúc, đúng đối tượng có nhu cầu và khả năng sử dụng hiệu quả vốn vay.
1.2.3.4. Quản lý nhà nƣớc về quy hoạch và xây dựng hạ tầng nông thôn
Quẩn lý quy hoạch xây dựng các điểm dân cƣ nông thôn
Quy hoạch phát triển nông thôn bao gồm tổng hợp những nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, văn hóa liên quan đến con người và các cộng đồng sống ở nông thôn theo các tiêu chí của quá trình phát triển bền vững. Quy hoạch phát triển nông thôn đồng thời là quy hoạch tổng thể trên một vùng nông thôn rộng lớn có động vật, sinh vật và con người cùng sinh sống. Mục tiêu của quy hoạch là tăng trưởng không ngừng mức sống của con người và đảm bảo phát triển bền vững.
Chính vì thế nhà nước phải quản lý quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư nông thôn nhằm đảm bảo sự phát triển của nông thôn. Nhà nước phải có chức năng định hướng, quy hoạch trên cơ sở khoa học, hợp lý, phù hợp với từng vùng, từng điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau để quản lý và khai thác có hiệu quả các thế mạnh, tạo động lực, tiền đề cho phát triển kinh tế nông thôn.
Sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn, góp phần vào sự thành công của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn không chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội quan trọng nhằm tạo tiền đề cho nông thôn phát triển nhanh và bền vững. Do vậy, trong đường lối và chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, việc xây dựng và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn luôn là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền chú trọng và luôn được gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở nông thôn hiện nay đã trở thành động lực chính trong phát triển, nó làm thay đổi bộ mặt nông thôn của cư dân nông thôn, với hệ thống điện, đường phân, trường, trạm,... là những công trình cơ bản để thúc đẩy phát triển. Chính vì vậy, nhà nước quản lý tốt vấn đề về quy hoạch, xây dựng và bổ phù hợp sẽ là cơ sở để thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.
1.2.3.5. Quẩn lý nhà nƣớc về môi trƣờng nông thôn
Quản lý nhà nước về môi trường xác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia.
Để giảm những tác động từ ô nhiễm môi trường đến sức khỏe người dân đang sinh sống ở các vùng nông thôn hiện nay, chúng ta cần có các kế hoạch và biện pháp đánh giá toàn diện về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương khác nhau, cho nên mức độ ô nhiễm môi trường cũng khác nhau, do vậy, việc cấp bách hiện nay là phải lập được bản đồ về ô nhiễm môi trường tại khu vực này, để qua đó xác định được các vùng ô nhiễm trọng tâm, trọng điểm nhằm có các biện pháp khắc phục phù hợp và kịp thời.
1.2.3.6. Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghè và xóa đói giảm nghèo.
Chính phủ đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử xựng có hiệu quả sự trợ giúp của xã hội. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế , xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến tức để người nghèo, hộ nghèo, vừng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững, kết hợp chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo nhất là đối với những vừng đồng bằng khó khăn, ngặn chặn tình trạng tái nghèo.
Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất , trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghè và tạo việc làm cho lao động nông thôn và đồng bào DTTS nghèo, có chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhở và vừa, các hộ giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông thôn,
nhất là nâng thôn vùng núi. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tố quốc Lào và các đoàn thể nhân dân tham gia công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
1.2.3.7.Quản lý an ning trật tự ở nông thôn
Công tác đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) là một trong những nội dung, tiêu chí quan trọng góp phần phát triển nông thôn, lực lượng Công an tỉnh Champasak đã thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định của địa phương về đảm bảo ANTT, tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc".
1.3.Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn. 1.3.1. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đối với quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn.
- Nhận thức vai trò QLNN về phát triển nông thôn đối với cấp uỷ, Đảng, chính quyền.
Các cấp uỷ, Đảng, chính quyền cần nhận thức được QLNN về phát triển nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Rằng “Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển nông thôn là một chương trình lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Muốn thành công phát triển nông thôn thì phải xuất phát từ người dân, phải lấy dân làm gốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Việc đầu tư phát triển nông thôn là điều hết sức cần thiết, làm cho kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn; việc phát triển nông thôn thành công là góp phần XĐGN, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, trong đó người dân đóng vai trò là chủ thể hết sức quan trọng; nội lực được xác định là nguồn lực căn bản để thực hiện việc phát triển nông thôn Vấn đề đặt ra làm sao huy động được sức mạnh nội lực trong dân để thực hiện thành công những mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra từ Chương trình.
Cần giữ vững đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị; lãnh đạo có hiệu quả công tác dân vận khéo trong việc phát triển nông thôn để bắt tay phát triển nông thôn, xác định khâu đột phá là “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc tuyên truyền”.
Nhận thức được vấn đề đó và thực hiện đường lối của Đảng, thời gian qua phong trào phát triển nông thôn ở các địa phương đã thu hút được sự tham gia tích cực của các cấp ủy, Đảng, chính quyền. Xác định các cấp uỷ, Đảng, chính quyền là chủ thể của QLNN về phát triển nông thôn, quyết định đến việc lựa chọn các hình thức triển khai phù hợp với thực tế. Thực hiện các giải pháp sát với thực tiễn, có tính hiệu quả cao. Công tác phân công, phân cấp trong bộ máy QLNN về phát triển nông thôn cần được chú trọng để gắn trách nhiệm quản lý sát với thực tế.
- Nhận thức của người dân về phát triển nông thôn: Từ nhận thức đúng đắn của các cấp uỷ, Đảng, chính quyền trong QLNN về phát triển nông thôn,
xuất phát từ người dân, vì người dân sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò chủ thể của mình về phát triển nông thôn, có niềm tin vào sự thành công của Chương trình. Từ đó, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, tạo ra một nhận thức mới cho người dân tự nguyện tham gia phát triển nông thôn, trước hết là vì cuộc sống của chính bản thân và gia đình họ. Từ đó để làm cho nhân dân hiểu rõ, ngoài sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, cần có sự tham gia, đóng góp sức người, sức của một cách tích cực của từng người dân, của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
1.3.2. Vai trò lực quản lý và năng của bộ máy chính quyền các cấp
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn là một chương trình tổng hợp bao gồm mọi mặt công tác của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để thực hiện nội dung đó, Nhà nước phải đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện và kích thích tinh thần nhân dân thực hiện; nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách trong việc thực hiện các tiêu chí về phát triển nông thôn.
Phát triển nông thôn là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành,nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người dân. Việc triển khai phát triển nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đóng vai trò nòng cốt, có tính chất quyết định. Vì vậy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp, nâng
cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ chính là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng.
1.3.3. Sự tham gia chủ động, tích cực của ngƣời dân nông thôn
Người dân, nhất là cư dân nông thôn chính là chủ thể trong phát triển nông thôn. Thể hiện ở chỗ: người dân trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; chủ động xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH; tham gia vào quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn; xây dựng và giữ gìn đời sống văn hóa; đảm bảo vệ sinh môi trường; duy trì ổn định về trật tự xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Sự tham gia của người dân, của cộng đồng trong phát triển nông thôn là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao tính dân chủ ở nông thôn. Từ đó huy động được cả cộng đồng tham gia tích cực vào các quá trình phát triển nông thôn, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
1.3.4. Hệ thống chính sách và huy động nguồn lực
Việc phát triển nông thôn của nước Lào là một việc phát triển nông thôn tổng hợp, diễn ra trên phạm vi cả nước. Là một chương trình lớn, nguồn lực xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, người dân, cộng đồng,..) đầu tư vào đây rất lớn.
Đây là chương trình lớn, có rất nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, chính sách hỗ trợ gián tiếp, có sự lồng ghép nguồn lực của nhiều chương trình, dự
Là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, chưa có tiền lệ. Nhiều cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, vì vậy việc ban hành, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, giải pháp liên quan đến việc phát triển nông thôn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện. Thực tế thời gian vừa qua, các chính sách phát triển nông thôn được chỉnh sửa bổ sung liên tục để phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên thực tiễn triển khai đòi hỏi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
Với những lí do trên, việc đánh giá tác động chính sách phát triển nông thôn là cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả của chính sách, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tế, hỗ trợ quá trình phát triển nông thôn được thuận lợi và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả QLNN về phát triển nông thôn.
1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Nông thôn luôn là những vấn đề được quan tâm ở tất cả các nước. Ở những nước khác nhau tùy theo cách giải quyết của mỗi nước trong quá trình CNH - HĐH mà vấn đề này tác động tích cực hay hạn chế đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi xem xét và nêu lên một số thành công trong chính sách giải quyết vấn đề phát triển nông thôn ở Việt Nam, Lào - hai nước có nền phát triển và đang phát triển theo hướng CNH - HĐH. Từ đó mang lại những giá trị tham khảo cho Lào nói chung và cho tỉnh Champasak nói riêng.
1.4.1 Một số kinh nghiệm ở tỉnh Khăm Muộn, Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Kinh nghiệm xây dựng làng là một đơn vị phát triển và xây dựng làng lớn để trở thành một thị trấn ở nông thôn tỉnh Khăm Muộn, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Trong 5 năm qua (2011-2015), mở rộng Nghị quyết của Đại hội 9 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Nghị quyết của Đại hội Tỉnh uỷ lần thứ 7, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015), Đảng và chính quyền các cấp chú trọng việc phát triển nông thôn như một chiến lược lâu dài và là việc trọng tâm cần phải được thực hiện liên tục.
Đề đưa các pháp lý của Trung ương chẳng hạn như: Chỉ thị số 03/CT- BCTTUĐ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về xây dựng làng là một đơn vị phát triển và xây dựng làng lớn để trở thành một thị trấn ở nông thôn, Nghị quyết số 25/NQ-BCTTUĐ của Bộ Chính trị Trung ưng Đảng về mục tiêu đối