Hệ thống chính sách và huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Hệ thống chính sách và huy động nguồn lực

Việc phát triển nông thôn của nước Lào là một việc phát triển nông thôn tổng hợp, diễn ra trên phạm vi cả nước. Là một chương trình lớn, nguồn lực xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, người dân, cộng đồng,..) đầu tư vào đây rất lớn.

Đây là chương trình lớn, có rất nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, chính sách hỗ trợ gián tiếp, có sự lồng ghép nguồn lực của nhiều chương trình, dự

Là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, chưa có tiền lệ. Nhiều cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, vì vậy việc ban hành, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, giải pháp liên quan đến việc phát triển nông thôn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện. Thực tế thời gian vừa qua, các chính sách phát triển nông thôn được chỉnh sửa bổ sung liên tục để phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên thực tiễn triển khai đòi hỏi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.

Với những lí do trên, việc đánh giá tác động chính sách phát triển nông thôn là cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả của chính sách, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tế, hỗ trợ quá trình phát triển nông thôn được thuận lợi và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả QLNN về phát triển nông thôn.

1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

Nông thôn luôn là những vấn đề được quan tâm ở tất cả các nước. Ở những nước khác nhau tùy theo cách giải quyết của mỗi nước trong quá trình CNH - HĐH mà vấn đề này tác động tích cực hay hạn chế đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi xem xét và nêu lên một số thành công trong chính sách giải quyết vấn đề phát triển nông thôn ở Việt Nam, Lào - hai nước có nền phát triển và đang phát triển theo hướng CNH - HĐH. Từ đó mang lại những giá trị tham khảo cho Lào nói chung và cho tỉnh Champasak nói riêng.

1.4.1 Một số kinh nghiệm ở tỉnh Khăm Muộn, Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Kinh nghiệm xây dựng làng là một đơn vị phát triển và xây dựng làng lớn để trở thành một thị trấn ở nông thôn tỉnh Khăm Muộn, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Trong 5 năm qua (2011-2015), mở rộng Nghị quyết của Đại hội 9 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Nghị quyết của Đại hội Tỉnh uỷ lần thứ 7, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015), Đảng và chính quyền các cấp chú trọng việc phát triển nông thôn như một chiến lược lâu dài và là việc trọng tâm cần phải được thực hiện liên tục.

Đề đưa các pháp lý của Trung ương chẳng hạn như: Chỉ thị số 03/CT- BCTTUĐ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về xây dựng làng là một đơn vị phát triển và xây dựng làng lớn để trở thành một thị trấn ở nông thôn, Nghị quyết số 25/NQ-BCTTUĐ của Bộ Chính trị Trung ưng Đảng về mục tiêu đối tượng và biện pháp thực hiện tạo một tỉnh như một đơn vị chiến lược, tạo một huyện như đơn vị mạnh mẽ toàn diện và tạo làng như đơn vị phát triển và cụ thể hóa thành các chỉ thị của tỉnh như: Nghị quyết số 235/NQ-BTVTUKM của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Khăm Muộn, Chỉ thị số 04/CT-TTKM của Tỉnh trưởng tỉnh Khăm Muộn để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả và phân công trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ tỉnh xuống từng huyện trong việc phát triển nông thôn để phù hợp với thực tế theo đặc điểm của từng địa phương với 4 nội dung, 4 mục tiêu:

Các cấp Đảng ủy, chính quyền đã chú trọng việc chính giáo-ý tửơng cho nhân dân bằng cách đưa ra nghị quyết, chỉ thị và các văn bản về hướng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thực hiện triển khai từng rộng rãi chẳng hạn như; Nghị quyết số 03/NQ-BCTTUĐ, Chỉ thị số 03/CT- BCTTUĐ của Bộ Chính trị Trung ưng Đảng về xây dựng làng là một đơn vị phát triển và xây dựng làng lớn để trở thành một thị trấn ở nông thôn thông qua việc chính giáo ý tưởng của nhân dân phần lớn đã có ý thức phát triển sáng tạo gia đình nhà ở hiều hơn yêu quê hương của mình, cạnh tranh phát triển nghề nghiệp, sản xuất hàng hóa ngày càng nhiều gia đình đã góp phần vốn vào sự phát triển làng theo cần thiết.

2. Về quốc phòng - an ninh

Đảng ủy - Chính quyền đã quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo lực lượng quốc phòng và bảo vệ an ninh trong toàn quốc để đảm bảo rằng người dân của tất cả các dân tộc biết phân biệt rõ bạn và thù.

Tổng lực lượng công an ở 64 xã có 429 đồng chí (nữ 15 đồng chí), công an làng có 9.660 đồng chí (nữ 218 đồng chí), được tổ chức chính quy, tinh nhuệ để thúc đẩy hòa bình và an ninh ở các làng và xã. Có một sự thay đổi lớn cả về số lượng và chất lượng để bảo vệ an ninh biên giới và an ninh các hội nghị, cuộc họp quan trọng.

Thành lập năng lực quốc phòng tốt Có 602 làng, tạo làng bảo về an ninh tốt được có 603 làng.

Đã chỉ đạo tập trung vào sản xuất hàng hóa, dịch vụ và sự tham gia của các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, góp phần phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Đảng và Nhà nước đã đầu tư rất nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, và tập trung xây dựng các lực lượng và kỹ thuật cơ bản, hệ thống cơ sở hạ tầng như: thủy lợi, đường, điện, trường học, bệnh viện, đường, cấp nước, và các công trình công cộng khác.

Đến nay, có 586 quỹ phát triển thôn với 54.140 thành viên, với tổng số 88,20 tỷ kip và nâng cấp quỹ phát triển thôn thành hợp tác xã tiền gửi với 5.972 thành viên, với tổng số vốn là 5.795 triệu kip.

Ngành nông nghiệp thúc đã đẩy sản xuất hàng hóa bằng cách đào tạo phát triển cây giống cho nông dân, mở rộng các cơ sở sản xuất mới, như sản xuất lúa theo kiểu nhỏ giọt, trồng trong nhà kính, nhà lưới, ứng dụng cơ khí và chăn nuôi mô hình trang trại để tiết kiệm chi phí lao động và tăng năng lực sản xuất.

Ngành nghề thủ công đã khuyến khích những người chẳng hạn như thủ công dẹt củi, điêu khắc, thủ công mây và các quy trình độc đáo khác của địa phương để thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngành năng lượng đã thúc đẩy phát triển mạng lưới điện, cho đến nay, có 642 làng, có 124.380 ngôi nhà, với 98,37% hộ dân có điện chiếu sáng.

Ngành giao thông với hệ thống đường bộ đã được xây dựng và cải thiện theo từng giai đoạn trên toàn tỉnh giúp dễ dàng tiếp cận làng, hệ thống giao

thông thuận tiện để vận chuyển hàng hóa từ tỉnh đến tỉnh, từ huyện đến huyện và từ làng này sang làng khác.

Viễn thông – truyền thông giúp 90% người dân nhận được các cuộc gọi điện thoại và thông tin, qua đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tạo thêm thu nhập cho người nghèo, để số làng nghèo giảm còn 10 làng, tương đương với 1,5% tổng số làng trên toàn tỉnh, giảm còn 521 gia đình nghèo, tương đương 0,43%.

4. Về văn hóa - xã hội.

Việc giáo dục và thể thao ở các trường học đã được cải thiện, sửa chữa và xây dựng mới, tỷ lệ dân số biết chữ trước 15 tuổi tăng lên 99,2% và nhóm tuổi từ 15-24 tăng lên 72%, tỷ lệ nhập học tiểu học tăng lên 98%, tỷ lệ nhập học phổ thông cấp hai tăng lên 68%, tỷ lệ nhập học phổ thông cấp ba tăng lên 41%.

Chăm sóc sức khỏe với ba quy trình vệ sinh sạch sẽ đã được tích cực triển khai; tiêm chủng ở mỗi làng được người dân thực hiện tốt, do đó dịch bệnh ở nông thôn đã được hạn chế và giảm dần; tỷ lệ tử vong của mẹ và trẻ em giảm (1 năm 70 người/1.000 người), 90% người dân được uống nước sạch, 85% được sử dụng nhà vệ sinh, 93% được tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm y tế, xây dựng được 565 làng mẫu y tế trong toàn tỉnh, tương đương 88%.

Các hoạt động văn hóa được tổ chức phong phú, đa dạng nhằm mục đích khuyến khích người dân các dân tộc bảo tồn văn hóa và giúp họ hiểu rõ hơn về phong tục của các dân tộc khác nhau, qua đó tạo thêm sức hút cho

gành du lịch phát triển. Hiện nay đã có 99.808 gia đình văn hóa và 568 làng văn hóa được công nhận.

Quản lý lao động đã tạo ra nghề nghiệp ổn định cho người dân địa phương; đào tạo lao động được liên kết với các địa phương khác nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động địa phương, nhiều tài năng đã được phát hiện và đưa đi tập huấn chuyên sâu.

Tổng kết thực tiễn cho thấy, để quá trình lãnh đạo, chỉ đạo việc phát triển nông thôn theo 4 nội dung, 4 kết quả đạt được hiệu quả chính là chúng ta phải luôn chú trọng việc phát triển nông thôn, xem đó là chiến lược lâu dài, thường xuyên và liên tục của chính quyền mỗi cấp, có sự thống nhất và phân công trách nhiệm của Đảng và Chính quyền từ Trung ương đến cơ sở. Có thể nói đó là nền tảng vững chắc trong việc triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 03/CT- BCTTUĐ về xây dựng làng là một đơn vị phát triển và xây dựng làng lớn để trở thành một thị trấn ở nông thôn, kết quả đến nay đã có 565 làng lớn (chiếm 89%) ở 22 vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn trở thành thị trấn.

1.4.2. Một số kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Sau hơn 10 năm (2006 - 2016) quán triệt nghiêm túc, tập trung chỉ đạo thực hiện tích cực, quyết liệt các Chương trình của Thành ủy Hà Nội khóa XV và XVI về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, công -tác phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đã có bước phát triển toàn diện, đạt được những thành tựu nổi bật, với những bài

Sau mở rộng địa giới, Hà Nội tăng mạnh về diện tích, dân số, đồng thời nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại không gian kinh tế - xã hội, tổ chức sắp xếp các phân khu chức năng phát triển theo yêu cầu phát triển bền vững cũng nặng nề hơn. Thách thức mới, nổi bật là sự chênh lệch về mức độ phát triển giữa các vùng, miền; điều kiện địa lý, dân cư, thói quen khác nhau; dân số nông thôn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khoảng cách giàu nghèo lớn, đời sống của một bộ phận dân cư vùng xa trung tâm, vùng miền núi còn khó khăn; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, cơ sở vật chất về giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, điện chiếu sáng,... còn thiếu, cần nguồn lực lớn để đầu tư phát triển; rà soát các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thống nhất các cơ chế, chính sách và quan tâm đến công tác dân tộc là vấn đề mới vốn không đặt ra trước khi mở rộng.

Quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, từ nhu cầu thực tiễn mới về phát triển nông nghiệp, nông thôn sau mở rộng địa giới và với quyết tâm chính trị cao, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X Về xây dựng nông thôn mới, với trục xuyên suốt nổi bật là Chương trình hành động số 02/CTr-TU, ngày 31-10-2008 và Chương trình số 02-CTr/TU, ngày 26-4-2016, của Thành ủy Hà Nội Về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân cho các giai đoạn giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020; thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân các cấp; cụ thể hóa Chương trình thành các nghị quyết, kế hoạch và đề án cụ thể để triển khai

phù hợp, bám sát mục tiêu của Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND, ngày 21- 4-2010, của Hội đồng nhân dân thành phố Về phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030, theo đó Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2015 đạt 160 xã chuẩn nông thôn mới (40%), đến hết năm 2020 đạt thêm 120 xã. Giai đoạn 2021 - 2030 hoàn thành 121 xã còn lại.

Trên địa bàn Thủ đô đã dấy lên phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, với hàng loạt chính sách đồng bộ và cụ thể; đặc biệt, ban chỉ đạo các xã cũng ban hành chương trình, kế hoạch, nghị quyết cụ thể; tổ chức giao ban hằng tuần để rút kinh nghiệm và kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. 100% các xã đã bố trí 1 công chức xã chuyên trách theo dõi công tác xây dựng nông thôn mới; xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu cho từng lĩnh vực, nhiệm vụ và địa phương, đặc biệt là trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; công tác “dồn điền, đổi thửa” và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau “dồn điền, đổi thửa”; tuyên truyền hướng dẫn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới,... được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia.

Những kết quả đáng ghi nhận

Xét theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới chuẩn quốc gia, kết quả mà Hà Nội đạt được là rất đáng tự hào, cụ thể: Năm 2010, khi bắt đầu triển khai Chương trình cả thành phố Hà Nội có 401 xã, nhưng chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã cao nhất đạt 12 tiêu chí, xã thấp nhất đạt 1 tiêu chí, bình quân chung toàn thành phố đạt 7 tiêu chí/xã. Đến hết năm 2015, toàn thành phố có 1 huyện Đan Phượng được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới và 201/386 xã (do 15 xã của huyện Từ Liêm đã chuyển

thành phường từ năm 2014) đã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 52,07% tổng số xã, vượt 12,07% so với mục tiêu đề ra; có 102 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 83 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí; thành phố Hà Nội là một trong 13 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; 56 xã và 17 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 1 huyện và 1 xã được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.

Trong 2 năm 2016 - 2017, Thủ tướng Chính phủ công nhận thêm 3 huyện (Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức) của thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Tổng cộng, đến giữa năm 2018, thành phố có 4/18 huyện (đạt 22,22%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 294 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 36 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 đến 14 tiêu chí. Thành phố cũng đang chỉ đạo và giao chỉ tiêu phấn đấu cho 4 huyện (Gia Lâm, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai) đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2020.

Tính đến hết năm 2017, kết quả xây dựng nông thôn mới xét theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở xã khá đồng đều, cụ thể: 100% số xã đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)