7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Mục tiêu phát triển nông thôn
* Mục tiêu chung:
Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, trên cơ sở phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn và phát
triển hạ tầng nông thôn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất cao, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, môi trường sinh thái được bảo vệ, dân trí được nâng cao.
* Mục tiêu hƣớng đến năm 2020:
Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 6 %/năm; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển nông nghiệp kết hợp phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn,giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoản 20% lao động xã- hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 50%; số xã nông thôn mới khoảng 50%.
- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích lúa hai vụ, đảm bảo giao thông thông suốt bốn mùa đến hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản; cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần đến mức đô thị loại trung bình.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo; nâng cao vị thế chính trị của giai cấp
nông dân, tạo điều kiện để nông dân đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình CNH - HĐH đất nước.
- Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông, thủy lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ; tạo điều kiện sống an toàn cho dân cư vùng bị bão, lũ. Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiểm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
* Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020:
- Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lương và sức cạnh tranh của sản phẩm.Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm trong và ngoài nước. Đẩy mạnh điện khí hóa, cơ giới hóa ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ.
Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn. Quy hoạch khu dân cư, phát triển thị tứ. Xây dựng nếp sống văn minh công bằng, dân chủ ở nông thôn.
- Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
Quy hoạch phù hợp và ổn định các vùng sản xuất lương thực, tăng năng suất đi đôi với chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo.
Phát triển các vùng cây công nghiệp đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu như bông, tiêu, điều... Hình thành các vùng cây ăn quả có giá trị cao...
Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phát huy lợi thế của nghành thủy sản tạo thành ngành xuất khẩu mũi nhọn. Phát triển tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 75% . Hoàn thành giao đất giao rừng lâu dài... ngăn chặn cho được nạu phá rừng.
- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp. Công nghệ sinh học trong lai tạo, nâng cao trình độ thâm canh. Đưa công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau, quả, thực phẩm
- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, thủy nông. Tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường vốn và tiêu thụ sản phẩm. Từng bước đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, tập trung trước hết cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội) khuyến khích nhân dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực trực tiếp phụ vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Để lại tỷ lệ thỏa đáng từ các nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp cho ngân sách huyện để đầu tư lại cho nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chính sách huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân vào sự xây dựng nông thôn, xóa bỏ các loại phí, các loại đống góp tùy tiện, trái với pháp luật quy định.
Mở rộng thị trường tín dụng, tăng vốn vay trung và dài hạn cho nông dân, thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất cho các chương trình dự án ưu
tiên phát triển nông nghiệp nông thôn.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước để tăng thu nhập cho nông dân, thực hiện cơ chế lưu thông hàng hóa thông thoáng, mở rộng thị trường xuất khẩu, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông sản.
- Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Hình thành các khu vực tập trung tiêu thủ công nghiệp, các điểm công nghiệp, thủ công nghiệp các làng nghề với công nghệ thích hợp, gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chuyển một phần các doanh nghiệp gia công như may mặc, dày da và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn. Thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế, nhất là các nhà dầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài vào phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn với ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng...
Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tập trung ruộng đất phát triển kinh tế trang trại tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn. Giá trị sản lượng nông nghiệp (kể cả thủy sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm khoảng 3,4%; duy trì khoảng 3 triệu ha đất trồng lúa. Năm 2018 tổng sản lượng quy thóc đạt 30 triệu tấn, mức xuất khẩu gạo khoảng 3 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đạt khoảng 12 - 14%.
* Định hướng phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nông thôn Trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và vùng nông thôn ở
tỉnh Champasak, hoạt động quản lý nhà nước đã tập trung vào một số vấn đề như:
- Xây dựng chiến lược phát triển nông thôn toàn diện, tạo thành cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý.
- Xác định phương hướng đầu tư đối với nông thôn, xây dựng các vùng trọng điểm phát triển nông sản có chất lượng cao.
- Xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện phương án tổ chức lại sản xuất trên địa bàn nông thôn, phân công sản xuất giữa Trung ương và địa phương, sự hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế trong ngành nông nghiệp, thúc đẩy nông thôn phát triển, xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện đúng đường lối, chính sách thống nhất về phát triển khoa học kỹ thuật, tổ chức lại lực lượng khoa học, kỹ thuật công nghệ trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tiến hành chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý. Hướng chuyển dịch là giảm tỷ trọng các giá trị sản phẩm cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau, quả, chăn nuôi, còn hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng ổn định hiệu quả và bền vững; khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
nông thôn tỉnh Champasak nói riêng và với sự phát triển của nông thôn, nông nghiệp trong cả nước nói chung.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở TỈNH CHAMPASAK
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn, từng bước xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Lào, là yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện được các chủ trương, chính sách này, phải thực hiện các biện pháp sau:
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Công cuộc đổi mới của nước CHDCND Lào đang chuyển sang giai đoạn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước, muốn có hiệu lực và hiệu quả phải xây dựng được hệ thống quan điểm rõ ràng và có một phương án tổng thể. Điều đó cho thấy đối cới lĩnh vực quản lý đặc thù như quản lý dự án, chương trình phát triển nông thôn lai càng đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, tổng thể mới có thể tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với dự án đầu tư ở tỉnh Champasak phải sử dụng các quy phạm pháp luật đầu tư của Trung ương ban hành. Do đó để tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với phát triển nông thôn ở tỉnh Champasak thì vấn đề đầu tiên Nhà nước cần phải hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
nhưng văn bản pháp luật đất đai đã ban hành còn mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp, nhiều vấn đề chưa được quy định đã gây không ít khó khăn cho việc QLNN đất đai theo pháp luật. Những bất cập tồn tại ngay trong Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành và cả văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương về đất đai. Vì thế, để tăng cường quản lý đất đai bằng pháp luật cần phải cải cách hoạt động xây dựng pháp luật đất đai một cách triệt để. Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đặt ra yêu cầu như: “các luật ban hành phải đúng thực tế và yêu cầu khách quan; nội dung của pháp luật phải chính xác; tuyên truyền giáo dục pháp luật phổ biến; mọi người phải thừa nhận coi trọng và thực hiện nghiêm chỉnh; có sự theo dõi giám sát chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện pháp luật”. Vì vậy cần tập trung xây dựng một Luật đầu tư, Luật đất đai mới, có phạm vi điều chỉnh rộng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động QLNN về chương trình phát triển nông thôn. Trước mắt cần tập trung rà soát, kịp thời phát hiện, xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo giữa văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo sự thống nhất. Mặt khác, cần kịp thời sửa đổi những quy định pháp luật đã không còn phù hợp, bổ sung các quy định mới về quản lý và tiến hành các dự án xây dựng các kết cấu hạ tầng vào các khu vực nông thôn để đáp ứng yêu cầu QLNN trong tình hình mới.
Từ thực tiễn QLNN bằng pháp luật đối với nhà đầu tư ở tỉnh Champasak thấy rằng cần phải hoàn thiện một số quy định cụ thể sau:
Hệ thống pháp luật đầu tư cần được ban hành đầy đủ, đồng nộ kịp thời. Các quy phạm pháp luật có liên quan, nhất là các quy định trong Luật đất đai cần cụ thể, rõ ràng có thể áp dụng ngay vào giải quyết các vấn đề vướng mắc
nảy sinh trong quá trình sử dụng đất mà không cần phải có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Trong trường hợp cần có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành thì văn bản quy phạm pháp luật này cần ban hành và có hiệu lực đồng thời với hiệu lực của Luật đất đai. Không ngừng nâng cao chất lượng các VBQPPL đất đai của địa phương, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật phải sát với tình hình thực tiễn địa phương, nhất là các quy định về làm nông nghiệp, đất làm kinh doanh, đất làm nhà, đất công cộng... căn cứ thu tiền sử dụng đất khi giao đất, giao rừng, tính thuế chuyển quyền sử dụng, thu hồi đất.
Cần bổ sung nội dung QLNN về đất đai trong phạm vi dự án khác; cần có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, cấp có thẩm quyền quyết định về chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn, đất nông nghiệp sang đất ở, quy định về việc cho phép hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu về đất ở được đổi đất nông, lâm nghiệp được giao để lấy đất thổ cư theo quy hoạch nhưng phải nộp tiền chuyển mục đích sử dụng để đáp ứng nhu cầu đất ở ngày càng bức xúc trong nhân dân. Cần có quy định cụ thể khắc phục tình trạng chuyển từ đất doanh trại (phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng) sang cấp nhà ở cho gia đình quân dân mà chính quyền địa phương không kiểm soát được, không phù hợp với quy định thẩm quyền giao đất và quy hoạch của địa phương.
Như vậy QLNN bằng pháp luật đối với phát triển nông thôn thì cần được đổi mới, phải tăng cường trên cả ba lĩnh vực từ xây dựng, hoàn thiện pháp luật đầu tư, luận đất đai đến tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của nhân dân.
được thực hiện và thực hiện thành công khi có sự tăng cường, đối với một cách đồng bộ các yếu tố đó.
Sửa đổi nội dung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Champasak, Cụ thể là:
- Tiến hành ngay việc rà soát, tập hợp văn bản quy phạm pháp luật (văn bản pháp quy) của tỉnh Champasak, xác định những lĩnh vực nào đã có văn bản pháp quy thay thế, những lĩnh vực nào vẫn còn áp dụng quy định của tỉnh trước đây. Các văn bản pháp quy cần được tập hợp hóa một cách đầy đủ, phát hành rộng rãi để cán bộ, công chức và nhân dân làm được những quy định của tỉnh về quản lý và thực hiện.
- Nâng cao chất lượng hoạt động lập quy, trước hết phải đảm bảo tính thống nhất với văn bản của cấp trên, không trái luật. Trước khi ban hành một văn bản pháp quy, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch ban hành, còn phải chú ý tới việc tập hợp đầy đủ các quy định có liên quan trong các văn bản của Trung ương, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc ban hành. Cần loại trừ ngay hiện tượng ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, nội dung quy định trái với văn bản chương trình khác không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn, phải thực hiện dự án và sử dụng đất đai đúng mục đích.
- Việc ban hành văn bản pháp quy của nông thôn phải chú ý tới tính cấp thiết và tính khả thi, rõ ràng, đúng thời điểm của văn bản. Tăng cường năng lực lập quy trong lĩnh vực đất đai không đồng nghĩa với việc trung ương ra văn bản gì thì địa phương cũng phải có văn bản cụ thể hóa. Chỉ ra văn bản pháp quy trong trường hợp quy định của trung ương chưa thể triển khai ngay được do đặc thù địa phương và thực tiễn quản lý dự án và sử dụng đất đai của
địa phương đòi hỏi phải có hướng dẫn cụ thể để thi hành văn bản pháp luật đạt kết quả cao nhất.