Tăng cường năng lực quản trị điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại tại thành phố viêng chăn cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 89 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Giải pháp tăng cường quảnlý nhà nước đối với ngân hàng thươngmạ

3.3.3. Tăng cường năng lực quản trị điều hành

Cải cách phương thức quản trị điều hành, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc mô hình tổ chức kinh doanh NHTM, tập trung chỉ đạo quản trị theo hướng chiến lược thống nhất, kiểm soát tập trung nhưng phân cấp ra quyết định phù hợp với kinh doanh NH. Tăng cường năng lực điều hành hệ thống của các cấp quản trị hội sở, từng bước cải tiến mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh bán lẻ. Xây dựng và chuẩn hóa các thể chế, quy chế, quy định trong quản lý, phương thức quản trị và kinh doanh hoạt động bán lẻ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và tốc độ phát triển của dịch vụ NHTM, phù hợp với quy mô, tốc độ và tầm vóc mới của ngân hàng - hướng đến tập đoàn ngân hàng và tài chính phát triển vững chắc về NH.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển và khai thác thông tin phục vụ quản lý, điều hành. Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro NH theo hướng phát triển hệ thống thông tin quản lý tập trung và quản lý độc lập với sự giám sát của ban kiểm soát.

Xây dựng và nhanh chóng triển khai mô hình tổ chức kinh doanh NH theo định hướng khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, giản tiện các thủ tục khi giao dịch trên cơ sở tận dụng tiện ích của công nghệ thông tin hiện đại tạo thuận lợi cho khách hàng.

3.3.4. Tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức QLNN đối với NHTM

Nâng cao chất lượng công chức QLNN đối với Ngân hàng thương mại ở nhà nước Lào là giải pháp quan trọng nhất, mang tính bền vững nhất. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng là việc làm lâu dài, trước mắt để đáp ứng yêu cầu cần nâng cao chất lượng đầu vào của công chức làm công tác QLNN về Ngân hàng nhà nước Lào.

Hiện nay, nhân sự tham gia thi tuyển vào các ngân hàng thương mại ở Viêng Chăn phải qua hai vòng: vòng 1 là thi trắc nghiệm ( IQ, anh văn, kiến thức chuyên ngành), vòng 2 là phỏng vấn. Tuy nhiên, bài thi trong 2 phần đều thiếu kỹ năng xử lý công việc của nhân viên là thời gian và thái độ, nên cần bổ sung các chỉ tiêu về kỹ năng như sử dụng máy vi tính, kỹ năng ứng xử giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xử lý công việc nhanh gọn mà vẫn chăm sóc được khách hàng, đồng thời thành lập hội đồng phỏng vấn có chiều sâu với sự tham gia của một chuyên viên về phỏng vấn, đưa các tình huống nhằm xác định tính cách, kỹ năng để bố trí công việc phù hợp.

Chất lượng của mỗi đợt tuyển dụng phụ thuộc vào khả năng thu hút nhiều ứng viên tiềm năng tham gia. Vì vậy, công tác tuyên truyền, quảng cáo về chương trình tuyển dụng là rất cần thiết. Ngoài ra, đối với những vị trí quan trọng, cần nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngân hàng thương mại sắp tới cũng nên cần đến sự tư vấn của các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó

những nghiệp vụ ngân hàng thường phức tạp, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có một trình độ nhất định. Do đó, ngân hàng phải coi trọng đúng mức việc đào tạo nhằm nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên.

Đối với bộ phận quan hệ khách hàng là bộ phận trực tiếp thẩm định phương án vay vốn và lựa chọn khoản vay trước khi chuyển sang bộ phận hỗ trợ thẩm định và định giá độc lập, cần nâng cao trình độ thẩm định khoản vay, đánh giá, nhận định khách hàng. Để việc đào tạo có hiệu quả, nhân hàng thương mại cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Cung cấp những tài liệu cần thiết về bảo đảm tín dụng để cán bộ tự học tập nghiên cứu. Coi việc tự học tập và nghiên cứu là công việc bắt buộc đối với cán bộ ngân hàng.

- Thường xuyên tổ chức những khóa học có tính chất chuyên đề về các vấn đề có liên quan đến công tác nhằm trao đổi kinh nghiệm và tìm ra các giải pháp tối ưu trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

- Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm tiến hành kiểm tra trình độ nhận thức của cán bộ nhân viên. Từ đó có căn cứ để phân công công việc phù hơp với khả năng, trình độ của từng người.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo

Trong những năm gần đây, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động trong ngành ngân hàng từng bước được cải thiện một cách đáng kể, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. Để nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, chi nhánh cần chú trọng công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động bán lẻ chuyên nghiệp, có chất lượng cao (nhận thức được tầm nhìn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong giao dịch) ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động của ngân hàng. Cụ thể:

Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ.

Tổ chức đào tạo thường xuyên về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, quy trình tác nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng; Đối với các sản phẩm đặc thù như sản phẩm bảo hiểm có thể tổ chức đào tạo chuyên gia về sản phẩm tại chi nhánh; Định kỳ tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng cho cán bộ.

Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lý

Hệ thống các ngân hàng thương mại ở Viêng Chăn cần có chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lý với một chế độ lương bổng phù hợp với từng vị trí công tác trên cơ sở đánh giá năng lực toàn diện nhằm động viên, khuyến khích nhân sự làm việc và tạo ra sự gắn bó lâu dài của nhân viên với ngân hàng. Thường xuyên mở rộng các chương trình thi đua doanh số sản phẩm bán lẻ, bổ sung cho việc đánh giá thi đua và thưởng cuối quý, cuối năm, thể hiện tính kịp thời của chính sách đãi ngộ. Một chuyên gia đã từng khẳng định: “Muốn thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng, trước hết bạn phải thoả mãn tối đa nhu cầu các khách hàng nội bộ của bạn”. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại nên tiếp tục duy trì và phát triển các chính sách lương, thưởng,...đề bạt đúng người, đúng lúc,...nhằm tạo sự gắn bó lâu dài giữa nhân viên và ngân hàng cũng như khuyến khích các nhân viên lao động hăng say, từ đó mới có thể thoả mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

Chú trọng phong cách chuyên nghiệp của nhân viên dịch vụ NHTM

Khách hàng luôn mong muốn nhân viên giao dịch cung cấp dịch vụ cho họ là những người có ngoại hình, trang phục đẹp, nhanh nhẹn duyên dáng và lịch thiệp, đồng thời biết quan tâm đến nhu cầu của khách hàng. Do vậy, các NHTM cần chuẩn hóa quy định về đồng phục, trang điểm nhằm tạo hình ảnh bên ngoài của một nhân viên ngân hàng đẹp, thân thiện và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại tại thành phố viêng chăn cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)