- Quy trình hoạch định chính sách công nói chung và chính sách ưu đãi người có công nói riêng ở nước ta hiện nay vẫn chưa hoàn thiện.
Hoạch định chính sách là bước khởi đầu trong chu trình chính sách. Đây là bước đặc biệt quan trọng. Hoạch định chính sách đúng đắn, khoa học sẽ xây dựng được chính sách tốt, là tiền đề để chính sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, hoạch định sai hoặc không nghiên cứu kỹ sẽ cho ra đời chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Những tổn hại này không chỉ tạm thời, cục bộ, mà nó ảnh hưởng lâu dài, liên quan tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Thực tế ở nước ta, quy trình hoạch định chính sách còn bị khép kín; việc lấy ý kiến tham gia của các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách còn ít, nếu có thì hình thức; việc tiếp thu ý kiến của các Bộ, Ngành chưa thể hiện tính chủ động. Mặt khác, chưa có quy định cụ thể để huy động được trí tuệ của nhân dân, các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia vào hoạch định chính sách đã làm hạn chế cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề. Trong quá trình hoạch định chính sách công chưa tạo được kênh thông tin tốt nhất để tiếp thu ý kiến đóng góp của những đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách. Trong khi đó, chính sách không thể là ý muốn chủ quan của cơ quan
nhà nước, càng không phải là ý chí áp đặt của cá nhân có thẩm quyền mà xuất phát từ hiện thực khách quan, từ việc tìm kiếm, phát hiện, nhận thức một cách biện chứng các vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế – xã hội và có các phương án giải quyết phù hợp với thực tế.
-Công tác đào tạo kỹ năng thực hiện công tác xã hội cho đội ngũ công chức làm công tác xã hội chưa được quan tâm đúng mức; việc bố trí người làm công tác lĩnh vực an sinh xã hội nói chung, người có công nói riêng còn chấp vá, có lúc xem nhẹ lĩnh vực này, nên đội ngũ cán bộ, công chức thường xuyên thay đổi. Công tác bố trí cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ cơ sở - là những người gần nhân dân nhất, trực tiếp nắm bắt tình hình đời sống, tư tưởng, nguyện vọng của người có công chưa được chú trọng hoặc thực hiện hình thức, chưa có quy định rõ ràng về công tác này.
-Do điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, mặt khác việc xác định nội dung đầu tư còn dàn trãi, có những trường hợp không hiệu quả làm cho nguồn lực bị hạn chế; mặt khác, nguồn lực tài chính thực hiện chính sách này chủ yếu là nhà nước, chưa huy động thực sự có hiệu quả nguồn lực của xã hội nên chưa đủ sức bố trí nguồn lực nhiều cho chính sách đối với người có công.
-Công tác phân cấp chưa thật sự giao tính chủ động hoàn toàn cho địa phương, nhất là kinh phí. Công tác phối hợp giữa các ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc quản lý nhà nước về người có công vẫn còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền thực hiện khá nhưng nhận thức về chủ trương chính sách đối với người có công của người dân chưa thật sự triệt để. Ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý chưa thật sự được chú trọng, đầu tư tản mạn sử dụng nhiều phần mềm về người có công nhưng chưa phục vụ tốt cho công tác khai thác, sử dụng cho công tác quản lý.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Chương 2 của luận văn nêu các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó đi sâu phân tích, đánh giá chi tiết các nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công của các cơ quan thực hiện công tác quản lý trên địa bàn tỉnh.
Luận văn cũng làm rõ được những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý, thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Chương 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng
Qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đối với người có công với nước. Chăm lo đời sống người có công vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa thể hiện đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Gần 70 năm qua, khởi đầu từ Sắc lệnh 20/SL, ngày 16-2-1947, “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ” - với 3 đối tượng và 2 chính sách. Hệ thống chính sách không ngừng được hoàn thiện, đối tượng ưu đãi không ngừng được mở rộng, cơ bản đã bao phủ được hết các đối tượng có công với cách mạng. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01-6-2012 của Đảng ta về định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 nêu rõ: “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, định hướng cải cách đến năm 2020” tiếp tục khẳng định: “Nghiên cứu cải cách chính sách ưu đãi người có công, sớm điều chỉnh mức chuẩn bảo đảm tương ứng với mức chi tiêu bình quân toàn xã hội để người có công có mức sống trung bình khá trong xã hội”. Điều đó thể hiện chính sách nhất quán, liên tục của Đảng, Nhà nước ta đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Cùng với vai trò chủ đạo của Nhà nước, công tác chăm sóc người có công với cách mạng đã động viên được tiềm năng to lớn của cộng đồng. Từ những hành động “Hiếu nghĩa bác ái” và phong trào “Mùa đông binh sĩ” trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám đến những vườn cây, ao cá, thửa ruộng, con gà, hũ
gạo... nghĩa tình trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bước vào thời kỳ đổi mới, phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ đã phát triển thành 5 chương trình (nhà tình nghĩa; Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”; sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc thương binh nặng, chăm sóc bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi; phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng). Nhờ đó, người có công đã được chăm sóc tốt hơn về vật chất và tinh thần. Đến nay, có hơn 98% số hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình dân cư nơi cư trú. Có thể nói, phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” vừa thiết thực cải thiện mức sống gia đình người có công, vừa làm giàu thêm truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam. Đó là biểu tượng của trách nhiệm và nghĩa tình.
Song, công tác chăm sóc người có công vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là: hệ thống văn bản tuy đã cơ bản đầy đủ nhưng vẫn còn bỏ sót những nhóm đối tượng là người có công chưa được giải quyết, những quy định còn xa rời thực tế, khó thực hiện, về mức chuẩn để tính trợ cấp còn thấp so với nhu cầu thực tiễn đời sống xã hội của người có công. Một số chính sách ưu đãi, như hỗ trợ nhà ở, việc làm cho người có công còn chưa đáp ứng được nhu cầu; việc tìm kiếm và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin chưa đáp ứng được mong mỏi của thân nhân liệt sĩ. Một bộ phận nhỏ người có công vẫn chưa được xác nhận và thụ hưởng các chế độ ưu đãi, một số thủ tục xác nhận và giải quyết trợ cấp ưu đãi người có công chưa phù hợp với thực tế của các địa phương...
Những thành tựu của 30 năm đổi mới đã tạo cho đất nước ta thế và lực cũng như sức mạnh tổng hợp mới. Chính trị - xã hội ổn định, người dân đồng thuận, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề quan trọng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội XI của Đảng đã đặt ra, trong đó có nội dung thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Ở nước ta, diện người có công hưởng trợ cấp thường xuyên còn trên 1,5 triệu người trong đó tỉnh Kiên Giang có gần 13.000 người, họ là những người chịu thiệt thòi về sức khỏe, tinh thần, khả năng hòa nhập...và nhóm đối tượng này càng ngày sẽ giảm đi theo thời gian. Vì vậy, quan tâm đến bản thân và gia đình có công với cách mạng là vấn đề cấp thiết, nếu chúng ta không chăm lo được tốt hơn thì sau này chúng ta
không thể chăm lo cho họ được nữa. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất bổ sung, sửa đổi, bảo đảm cho các chính sách luôn phù hợp với điều kiện mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khắc phục những vấn đề bất hợp lý còn tồn tại, bảo đảm tính thống nhất của chính sách và quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.
3.2. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng
Theo định hướng trên, đồng thời căn cứ vào những tác động và thực trạng quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại tỉnh Kiên Giang, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn, luận văn xin đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng
Thể chế hoá đường lối của Đảng, các qui định của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng từ năm 1994,. Sau 18 năm thực hiện, Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 đã thay thế Pháp lệnh năm 1994 và đã 1 lần bổ sung, sửa đổi. Ngày 16/7/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 04/2012/7UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, tiếp đó là sự ra đời hàng loạt các Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn ngày càng phù hợp với sự phát triển của đất nước trong tình hình mới. Các đối tượng thụ hưởng chính sách được mở rộng và phân định rõ ràng hơn; bổ sung thêm một số chế độ ưu đãi mới; tạo được mối tương quan hợp lý giữa các mức trợ cấp cho các đối tượng khác nhau và trong cùng nhóm đối tượng chính sách; xây dựng mức nền của trợ cấp ưu đãi (mức chuẩn) không dựa vào tiền lương tối thiểu chung mà theo mức sống trung bình của xã hội, được điều chỉnh theo định kỳ; phân cấp trách nhiệm trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công phù hợp hơn với xu hướng của quá trình cải cách hành chính... Qua 4 năm thực hiện, những đổi mới về chính sách ưu đãi người có công đã khẳng định sự đúng đắn, thể hiện đầy đủ, sâu sắc
hơn tính ưu việt của chế độ ta, truyền thống đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta, được nhân dân và đối tượng chính sách đồng tình, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy còn có những bất cập tồn tại, như đã phân tích tại chương 2, để hoàn thiện pháp luật người có làm cơ sở cho việc thực hiện chăm sóc tốt hơn cho người có công với cách mạng, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách người có công như sau:
Về khái niệm người có công: Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch không phân biệt giới tính, già trẻ, tôn giáo, đảng phái hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc dân tộc ta đã làm nên cuộc cách mạng hào hùng và đã đem lại độc lập thống nhất đất nước. Những người đã góp công, góp sức, góp của, góp xương máu của mình cho cách mạng thì những người này là những người có công với cách mạng. Tuy nhiên, trong khái niệm người có công với cách mạng theo Pháp lệnh hiện hành đã có nhiều mở rộng nhưng theo quy định nhóm đối tượng “Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế” với nội hàm rất hẹp là chỉ những người đã được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến. Thực chất người có công với cách mạng là người có công đóng góp cho cách mạng hay không chứ không phải là cái Huân chương hay Huy chương. Khi có chủ trương nhà nước xét tặng thưởng thành tích kháng chiến có người sẽ làm hồ sơ, có người không làm hồ sơ, người làm hồ sơ đảm bảo các yêu cầu thì được khen thưởng, người có nhiều đóng góp thì khen cao, người có đóng góp ít hơn thì khen thấp hơn, đây chính là ghi nhận mức độ đóng góp của họ chứ không đóng góp nhiều thì là người có công, còn đóng góp ít thì không phải là người có công với cách mạng. Từ phân tích trên, thiết nghĩ chúng ta phải có cách tiếp cận mới về người có công với cách mạng từ đó có hướng sửa đổi phù hợp hơn.
Về quy định thủ tục xác nhận người có công, giải quyết chế độ chính sách đối với người có công:
Trong hướng dẫn giải quyết hồ sơ tồn đọng trong chiến tranh việc xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hiện nay chỉ giải
quyết đối với những trường hợp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu mà hy sinh, bị thương còn lại những vết thương in lại trên cơ thể (gọi là vết thương thực thể, mãnh đạn (kim khí) còn sót lại trong cơ thể; nhưng đối với những trường hợp hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày bị địch tra tấn dẫn đến mang thương tật (có thể có những vết thương thực thể, nội thương) hoặc tra tấn dẫn đến chết (hy sinh) chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ sơ xác nhận liệt sỹ đối với trường hợp bị bắt, tra tấn. Đối với những trường hợp bị thương, hy sinh như thế cũng là trực tiếp chiến đấu, nhưng khác nhau ở chổ chiến đấu trên chiến trường, còn ở đây chiến đấu trên mặc trận tư tưởng, giặc nhất quyết khai thác bằng được những cơ sở, căn cứ của ta, các chiến sĩ cách mạng mặc dù bị đòn roi dưới mọi hình thức nhưng vẫn không khuất phục khai báo, đây cũng là một hình thức chiến đấu với địch, cũng nhờ