3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với người có công với cách
3.2.4. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện công tác
công tác quản lý nhà nƣớc về ngƣời có công với cách mạng
Hồ Chí Minh xác định “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”.
Về mặt hình thức, đội ngũ cán bộ công chức thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh hiện nay đã cơ bản. Về chất lượng cũng đã cơ bản chuẩn hóa. Song việc chuẩn hóa vẫn còn có nơi mang tính hình thức.
Để nâng cao trách nhiệm, tính tích cực của cán bộ, công chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ xem xét phương diện hình thức mà cần chú trọng đến chất lượng, cần phải có hệ thống các giải pháp cụ thể, đồng bộ. Các giải pháp đó bao gồm:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật đối với cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội.
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật trong đó quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ, công chức các ngành trong đó có ngành Lao động- Thương binh và xã hội; xác định các tiêu chí đào tạo, tuyển dụng cán bộ công chức Lao động- Thương binh và xã hội sao cho phù hợp với nhiệm vụ của cán bộ công chức và ngành nghề mà họ được đào tạo; đánh giá, khen thưởng, xử phạt kịp thời, đúng người, đúng công lao.
Giải quyết tốt chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp cho cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội, đó chính là cái gốc của vấn đề, là điều kiện tiên quyết để nâng cao trách nhiệm, tính tích cực lao động của cán bộ, công chức. Trách nhiệm và quyền lợi là không thể tách rời, không thể coi trọng hoặc xem nhẹ mặt nào. Chưa thể nói tới việc đòi hỏi một cán bộ, công chức hết lòng vì công việc, tận tâm tận lực với việc của nhân dân nói chung, người có công và gia đình chính sách nói riêng khi Nhà nước chưa quan tâm giải quyết thỏa đáng các chế độ chính sách cho họ ở mức đủ để sống.
Thứ hai, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội.
Hàng năm, ngành Lao động- Thương binh và xã hội duy trì công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, bổ sung nội dung tập huấn kỹ năng thực hiện, hướng dẫn chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân cả họ. Sở Lao động- Thương binh và xã hội tăng cường công tác kiểm tra, thực tế ở cơ sở để nắm bắt tình hình thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi người có công. Qua đó, kịp thời nhân rộng những điển hình cán bộ, công chức làm tốt công tác chính sách; điều chỉnh, khắc phục, hướng dẫn kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức cán bộ làm công tác Lao động- Thương binh và xã hội.
Đây là giải pháp then chốt để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh hiện nay. Cần xác định rõ danh mục công việc cho từng vị trí công chức làm công tác văn hóa – xã hội tại các xã, phường, thị trấn phải có một "bản mô tả công việc" trong đó nêu rõ vị trí công việc là gì, nhiệm vụ chính là gì, chịu trách nhiệm như thế nào để cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó, cần bố trí phù hợp công việc cho cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội cấp xã phần lớn phải phụ trách tất cả các lĩnh vực lao động, việc làm, các chế độ, chính sách xã hội, người có công, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới. Có xã với số lượng người có công đông đồng thời phải phụ trách nhiều lĩnh vực dẫn đến tình trạng công việc quá tải ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phải công bằng, khách quan, minh bạch trong tuyển chọn, đánh giá, đề bạt cán bộ, công chức; cần xem xét, phát hiện, đào tạo, quy hoạch và bố trí cán bộ để khắc phục những "lỗ hổng" về nhân sự phụ trách công tác chính sách.
Thứ tư, xây dựng và nâng cao vai trò của văn hoá công sở đối với cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội nói riêng.
Tác phong của người công chức có văn hóa ở công sở thể hiện cách giải quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp: nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hoàng, ánh mắt thiện cảm, xa lạ với việc nhận của đút lót, hối lộ... Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính thể hiện ở quyền được thông tin và cách thức cung cấp thông tin cho công chúng. Công dân đến công sở phải có quyền nhận được những thông tin mà họ cần. Thực hành dân chủ cơ sở chính là biểu hiện của việc nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng trong việc tạo niềm tin của nhân dân đối với nền hành chính và đặc biệt hơn trong công tác thực hiện chế độ, chính sách, giao tiếp, hướng dẫn đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ.
Để thực hiện được yêu cầu nói trên trong lĩnh vực Lao động- Thương binh và xã hội, hàng năm cần đưa chương trình bồi dưỡng về văn hóa công sở vào chương trình đào tạo, tập huấn chuyên ngành. Lãnh đạo các đơn vị phải tạo được cơ chế tốt để các cán bộ, công chức có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao. Và điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được các quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng người.
Thứ năm, cải thiện thu nhập, chăm lo đời sống vật chất và điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội.
Lợi ích kinh tế vẫn là động lực quan trọng nhất đối với việc kích thích trách nhiệm, tính tích cực lao động của cán bộ, công chức hiện nay. Thực tế cho thấy, khi cuộc sống của cán bộ, công chức ổn định thì họ mới toàn tâm, toàn ý làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm và làm việc có hiệu quả. Thu nhập cá nhân cho cán bộ, công chức là vấn đề nhạy cảm có tác động làm lay động tâm tư, tình cảm, tư tưởng của họ. Do đó, nguồn ngân sách của Nhà nước có thể đáp ứng việc chi trả lương cho cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội nói riêng sao cho mức lương phải đạt ở mức trung bình khá của xã hội thì mới có thể yêu cầu cao về trách nhiệm đối với công việc của họ. Thực tế cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội của tỉnh cho thấy, đội ngũ làm cán bộ làm công tác chính sách hầu hết trẻ, trong
khi nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Với đặc thù công tác thực hiện chế độ, chính sách tại địa phương, cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội vừa quản lý đối tượng người có công vừa quản lý kinh phí chi trả trợ cấp, trong khi quy định về công tác quản lý kinh phí trợ cấp hàng tháng của người có công ( không may đã từ trần) chưa chặt chẽ. Chính vì vậy, nếu không vững tâm trước cám dỗ của đồng tiền, cán bộ, công chức dễ xâm tiêu kinh phí.
Để cải thiện thu nhập, chăm lo đời sống vật chất của cán bộ, công chức trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn chế, trong việc quản lý tài chính công cần phải quản lý, tính toán hợp lý sao cho tiết kiệm chi tiêu hơn, lấy nguồn đó để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức.
Thứ sáu, giáo dục, nâng cao giá trị nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội.
Người có công với cách mạng là những người đã hy sinh tuổi thanh xuân, hy sinh cuộc sống của bản thân, của gia đình để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc, ấm no nhân dân. Đến nay, trong mỗi người dân Việt Nam, chúng ta luôn ghi nhớ công ơn của họ, toàn Đảng, toàn dân luôn luôn giành những gì tốt đẹp nhất để tri ân công lao to lớn của người có công. Cũng là công dân Việt Nam, là cán bộ, công chức thực hiện công tác chính sách ưu đãi người có công càng hiểu rõ điều đó, hơn ai hết họ là những người đi đầu trong công cuộc thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, là người thay mặt Nhà nước truyền đạt tinh thần, chủ trương “đền ơn đáp nghĩa” của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với người có công, thực hiện pháp luật ưu đãi người có công và nắm rõ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người có công. Tuy nhiên, thực tế trong lĩnh vực ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh, không phải cán bộ, công chức chính sách nào cũng ý thức được điều đó. Vì vậy , cần phải giáo dục, nâng cao giá trị công việc, nghề nghiệp họ đang làm. Muốn vậy, ít nhất việc tuyển dụng cán bộ, công chức phải thực hiện nghiêm túc tuyển dụng dự theo năng lực, Nhà nước tôn trọng và cần đến sự cống hiến hết mình của họ. Khi tuyển dụng và trong quá trình công tác cần định hướng, giáo dục giá trị nghề nghiệp, vai trò của họ trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công, giúp họ hướng đến các giá trị như: trách nhiệm, liêm chính, khách quan, công bằng,
uy tín, phục vụ nhân dân nói chung và người có công nói riêng chuyên nghiệp, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi, đánh giá cán bộ, công chức làm công tác chính sách thông qua hòm thư góp ý của nhân dân về thái độ, khả năng phục vụ nhân dân của cán bộ , công chức. Trên cơ sở đó, tiếp tục giáo dục và nâng cao năng lực của cán bộ, công chức hoặc bố trí, điều chuyển, khen thưởng, kỷ luật kịp thời.