3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với người có công với cách
3.2.5. Phân cấp mạnh hơn nữa trong công tác quản lý, thực thi chính sách ưu
sách ƣu đãi đối với ngƣời có công
Việc phân cấp trong thực thi chính sách người có công gần đây đã được Bộ Lao động- Thương binh và xã hội thực hiện khá mạnh cho chính quyền địa phương các cấp nhất là cấp tỉnh, đây là tiến bộ. Tuy nhiên, nhìn nhận lại việc phân cấp hiện nay trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người có công thì việc phân cấp cho cấp huyện, xã rất ít, đã tạo ra sự ùng tắc nhiều việc cấp tỉnh phải thực hiện kéo dài thời gian giải quyết, tốn kém cho đối tượng về vật chất, tiền của đi lại và cả thời gian. Những việc thiết nghĩ nên phân cấp cho cấp huyện mà hiện nay tỉnh đang làm như: việc xác định xét duyệt danh sách người có công và thân nhân của họ được mua bảo hiểm y tế, việc ra quyết định và thực hiện trợ cấp mai táng phí, quyết định hưởng trợ cấp tiền thờ cúng hàng năm cho liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp hàng tháng…những việc này phân cấp cho huyện thực hiện, báo cáo về tỉnh (Sở Lao động- thương binh và xã hội) theo dõi kiểm tra sẽ tốt hơn, thời gian còn lại cấp tỉnh nghiên cứu giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, hướng dẫn thực hiện tốt hơn chính sách người có công với cách mạng.
3.2.6. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
Hiện nay, hồ sơ người có công với cách mạng qua các thời kỳ của tỉnh Kiên Giang được lưu trữ đầy đủ tại Sở Lao động- Thương binh và xã hội theo quy định, Sở Lao động- Thương binh và xã hội đã có chuyển giao (photo copy) hồ sơ người có công về cho các huyện thị, thành phố nhưng vẫn không đủ. Phần mềm quản lý thông tin hồ sơ người có công không chứa đựng đầy đủ thông tin của người có công (chỉ có những thông tin cơ bản), do đó khi cần khai thác hồ sơ phải vào kho lưu trữ
lấy hồ sơ mới giải quyết được công việc. Trong những năm gần đây, khi chính sách được mở rộng nên người có công, thân nhân người có công liên hệ để được hưởng các chế độ như thờ cúng liệt sĩ, đính chính thông tin trong hồ sơ người có công đảm bảo trùng khớp với giấy tờ hộ tịch tịch để hưởng chế độ bảo hiểm y tế, đối chiếu thông tin xác nhận hồ sơ bà mẹ Việt Nam anh hùng, chế độ mai táng phí, tù đày… tất cả những công việc này phải cần trực tiếp rút hồ sơ thì mới thực hiện được, trong khi đó nhân sự phòng Người có công của Sở Lao động- Thương Binh và xã hội ít (04 người) thì việc rút hồ sơ là một việc vô cùng mất thời gian và vất vả. Để thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ, quản lý việc thực hiện các chế độ và thông tin về mộ, thân nhân, đời sống người có công, thiết nghĩ nên nghiên cứu viết và tích hợp các dữ liệu vào phần mền đó và tất cả các cấp từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn đều có thể vào để tra cứu thông tin được để phục vụ tốt cho công tác quản lý và thực hiện chính sách tốt hơn, còn hiện tại tồn tại ít nhất 03 phần mềm nhưng vẫn không đủ thông tin và hiệu quả có thể nói là thấp.
Bộ Lao động- Thương binh và xã hội đã công bố bộ thủ tục hành chính giải quyết hồ sơ người có công, theo đó cấp tỉnh có 32 thủ tục, cấp huyện 03 thủ tục, cấp xã 02 thủ tục, nhưng theo tác giả thấy những thủ tục này còn những điểm rườm rà cần phải được nghiên cứu giảm bớt, có những thủ tục quy định loại giấy tờ quá cứng nhắc, gây khó khăn cho người có công khó mà cung cấp được theo yêu cầu.
3.2.7. Huy động sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng xã hội vào việc chăm lo cho ngƣời có công với cách mạng chăm lo cho ngƣời có công với cách mạng
Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kiên Giang luôn xác định việc quan tâm, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của cộng đồng, của toàn xã hội.
Do nguồn lực của Trung ương dành cho người có công vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu đầy đủ của người có công. Tuy vậy, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh luôn phát huy truyền thống, đạo lý của dân tộc, động viên, khuyến khích toàn dân tham gia vào công cuộc xã hội hóa công tác chăm sóc người có công và gia đình chính sách.
Xã hội hóa chính là việc huy động sự tham gia của các tổ chức và của toàn xã hội cùng Nhà nước tham gia chăm sóc người có công đó chính là vừa thể hiện trách nhiệm, vừa là đạo lý cần phải biến nó thành ý chí của toàn xã hội. Xã hội hóa được xác định là ngày càng quan trọng đối với tất cả lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của từng địa phương nói chung và lĩnh vực ưu đãi người có công nói riêng nhằm huy động tối đa các thành phần của xã hội tham gia vào công tác chăm sóc người có công và thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.
Với tầm quan trọng như vậy, để xã hội hóa công tác chăm sóc người có công tác chăm sóc người có công và thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đạt hiệu quả cao hơn. Luận văn đưa ra một số giải pháp sau:
- Huy động các nguồn lực để chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công và thân nhân người có công.
Để thực hiện nội dung này, không nhất thiết phải triển khai thực hiện một cách máy móc, rập khuôn theo các chương trình, phong trào “đền ơn đáp nghĩa” của Trung ương, bởi có những phong trào không phù hợp với thực tiễn địa phương như vậy vừa không có hiệu quả, vừa mang bệnh hình thức. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả, trước hết các cơ quan có trách nhiệm phải dựa trên tình hình thực tế đời sống người có công ở từng địa phương, từng hộ gia đình. Làm sao nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ để xây dựng những chương trình, phát động các phong trào “đền ơn đáp nghĩa” phù hợp. Từ đó kết nối được nhu cầu của người có công với điều kiện của từng đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội, có như thế việc xã hội hóa mới có hiệu quả và đúng ý nghĩa.
- Huy động các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng, các cá nhân trong xã hội tham gia giám sát, phối hợp cùng cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tốt pháp luật
ưu đãi người có công.
Bên cạnh huy động sức mạnh của đoàn thể, cộng đồng trong việc chăm sóc thì việc phát huy sức mạnh của đoàn thể, của cộng đồng trong việc giám sát, phối hợp thực hiện tốt pháp luật ưu đãi người có công cũng không kém phần quan trọng. Bởi chỉ có cộng đồng dân cư mới sát gần với người có công nhất, nắm rõ công trạng, tình hình đời sống của người có công nhất, cho nên phát huy sức mạnh ở đây một mặt để phát hiện
những trường hợp lợi dụng chính sách để được hưởng lợi song mặt khác giúp những trường hợp có công nhưng chưa được công nhận, xác nhận có điều kiện thụ hưởng ưu đãi của nhà nước.
Để làm tốt việc này trước hết cần tuyên truyền để nâng cao ý thức pháp luật nói chung và nhận thức về pháp luật người có công nói riêng để cộng đồng xã hội nhận thức rõ các quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. Khi có ý thức, am hiểu pháp luật thì việc xây dựng, áp dụng thực hiện pháp luật mới thực sự có hiệu quả trong đời sống xã hội.
3.2.8. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh một cách toàn diện. Nội dung kiểm tra, thanh tra cần tập trung vào những vấn đề như: Việc tổ chức triển khai quán triệt tuyên truyền chủ trương chính sách về người có công, việc tổ chức cụ thể hóa thành các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, việc bố trí nguồn lực thực hiện công tác chính sách đối với người có công, tổ chức xét duyệt và sự chấp hành các chế độ, nguyên tắc, thủ tục, quy trình...
Quá trình kiểm tra, thanh tra và xử lý những sai sót, tiêu cực về thực hiện chính sách phải nắm vững phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, dựa vào nhân dân, dư luận xã hội, làm cơ sở để tiến hành. Việc kiểm tra phải có nền nếp, giữ vững nguyên tắc, bám sát cơ sở, theo hướng: tăng cường công tác giám sát của cấp trên với cấp dưới, giữa các bộ phận như bộ phận tài chính với bộ phận thực hiện chính sách và ngược lại, bộ phận tư pháp, bộ phận một cửa với cán bộ chính sách ở các xã, phường, thị trấn...; giữa các tổ chức chính trị - xã hội với công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công ở địa phương, đơn vị, kết hợp kiểm tra, thanh tra thường xuyên, định kỳ với đột xuất. Khi thanh tra, kiểm tra cần phải căn cứ vào pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan đến chính sách. Quá trình thanh tra phải tuân thủ đúng quy định, thủ tục, nguyên tắc, chặt chẽ và giải quyết phải thấu tình đạt lý...
Kiên quyết xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, giải quyết dứt điểm khiếu nại của các đối tượng chính sách, không để dây dưa kéo dài, hình thành và tích tụ các vấn đề bức xúc, tiềm ẩn sự mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến mối quan hệ đoàn kết nội bộ các đơn vị, địa phương và niềm tin của nhân dân, của người có công đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại có liên quan đến chính sách người có công, quan điểm giải quyết có tình, có lý nhằm tránh oan sai, tạo sự công bằng và đồng thuận trong xã hội.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Bộ Lao động- Thƣơng binh và xã hội
Thông qua việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội nên chủ động tham mưu với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết đánh giá lại kết quả thực hiện, đánh giá lại sự phù hợp của Pháp lệnh đối với điều kiện kinh tế- xã hội ngày nay của đất nước từ đó đề xuất hướng sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Trong thời gian trước mắt, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội nên tham mưu đề xuất kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn theo hướng sửa đổi toàn diện, có tính kế thừa, phù hợp với thực tiễn, nên gắn với cải cách thủ tục hành chính, nhằm kịp thời xác nhận và giải quyết chế độ đối với người có công và thân nhân của họ.
Tập trung tham mưu cho Chính phủ giải quyết tồn đọng trong chiến tranh, vì nhóm đối tượng này không sớm tập trung giải quyết thì sau này muốn giải quyết chế độ cho họ thì cũng không thể giải quyết được.
Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác chính sách người có công; thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề trong việc tổ chức thực hiện các chính sách; tăng cương trao đổi, hướng dẫn kịp thời chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp với địa phương trong giải quyết những vướng mắc của địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công.
3.3.2. Đối với Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong hai năm (2014- 2015), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì phối hợp cùng với Bộ Lao động- Thương binh và xã hội cùng với các tổ chức thành viên đã triển khai Tổng rà soát việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, qua rà soát 7 nhóm đối tượng đã xác định được số lượng người hưởng dung, đủ chế độ, hưởng thiếu chế độ, hưởng sai chế độ, số người chưa được công nhận. Đã giúp cho các ngành các cấp thực hiện tốt hơn công tác chính sách cho người có công. Trong thời gian tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tăng cường công tác rà soát, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác chính sách người có công nhằm làm tốt hơn vai trò của mình là giám sát, phản biện xã hội, giúp cho cơ quan nhà nước thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước của mình.
3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh
- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng đối với Ủy ban nhân dân tỉnh huyện, thị, thành phố. Tăng cương công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí cán bộ công chức có năng lực tốt làm công tác chính sách người có công. Tăng cường nguồn lực cho công tác chính sách người có công.
- Tăng cường phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc đời sống người có công, thực hiện
các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Chương 3 của luận văn nêu định hướng quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công hiện nay và đề ra các giải pháp tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Các kiến nghị đối với các cấp trung ương và địa phương để thực hiện hiệu quả các giải pháp đã nêu.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước nói chung và các tỉnh, thành phố nói riêng, quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị, an sinh xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội.
Quá trình thực hiện quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã gặp nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn, vướng mắc. Do vậy để tăng cường quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đòi hỏi phải dựa vào thực tiễn và phát sinh trong tình hình kinh tế - xã hội và những yêu cầu mới đặt ra của tỉnh. Từ đó đề ra các giải pháp có tính khoa học, hiệu quả và đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện.
Qua nghiên cứu, đề tài “Quản lý nhà nước về ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh hiện nay” đã làm rõ hơn về cơ sở lý luận về ưu đãi người có công, quản lý nhà nước về ưu đãi người có công, trong đó đã phân tích, giải thích cụ thể những nội dung của quản lý nhà nước về ưu đãi người có công cấp tỉnh.
Luận văn đã đi sâu phân tích tình hình thực trạng quản lý nhà nước, tình hình thực hiện pháp luật ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh, nêu rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, vướng mắc chưa khắc phục.
Luận văn tập trung đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cũng như đề xuất, kiến nghị đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền