Có thể nói khó khăn lớn nhất trong triển khai thực hiện Pháp lệnh phòng chống mại dâm là thiếu kinh phí. Cộng thêm nhân sự mỏng và yếu: Từ tuyến quận trở xuống chỉ là các cán bộ chuyên trách nên cũng có sự hạn chế trong triển khai hoạt động. Năng lực của công chức cũng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc do ít đƣợc tham gia các lớp tập huấn. Ngoài ra các cán bộ hoạt động phòng, chống mại dâm phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro nhƣng về chế độ bảo hộ cũng nhƣ đãi ngộ còn thấp nên chƣa thu hút cũng nhƣ khuyến khích đƣợc cán bộ.
Sự phối hợp của các bên liên quan, cơ quan chức năng đã có nhƣng phần nào còn yếu và thiếu đồng bộ, chƣa thực sự quan tâm, giúp đ , tạo việc làm… cho ngƣời bán dâm nên đối tƣợng lại rời bỏ địa bàn và đi hoạt động mại dâm nơi khác. Nguyên nhân cũng do hạn chế về kinh phí, trong phối hợp các ban ngành tuy không có hiện tƣợng các ban ngành bỏ trống nhiệm vụ nhƣng có nơi và có lúc hoạt động còn mang tính hình thức mà không hiệu quả.
Tiếp đến, một số khái niệm đƣợc sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm chƣa đƣợc giải thích và xác định phạm vi
“Các hoạt động tình dục khác” (điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 178/2004/NĐ-CP); “Kích động tình dục” (Điều 26 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và điều 21 nghị định 178/2004/NĐ-CP); “Lạm dụng tình dục” (Nghị định 150/2005/NĐ-CP); “Khêu gợi tình dục” (Điểm g khoản 1 Điều 22 Nghị định số 88/CP); “Hành động dâm ô” (Khoản 2 điều 5 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP);
Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ hiện nay theo Luật doanh nghiệp còn nhiều bất cập: Không quy định về xác minh nhân thân và địa chỉ kinh doanh khi cấp giấy phép kinh doanh đã tạo điều kiện cho các đối tƣợng là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ bị xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hoá, tệ nạn xã hội dễ dàng sang tên đổi chủ nhằm né tránh việc đóng phạt và hình thức xử lý tăng nặng khi tái phạm.
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế xã hội cũng tạo nên sự phân hoá giàu nghèo, nhiều ngƣời dân (phần lớn là những ngƣời có trình độ học vấn thấp, không có tay nghề) đổ lên thành phố tìm việc dẫn đến tình trạng công ăn việc làm khó khăn nên họ chấp nhận làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ bị lôi kéo, ép buộc vào hoạt động mại dâm đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó là sự xuất hiện tầng lớp ngƣời giàu có, ăn chơi, có lối sống hƣởng thụ, buông thả, trụy lạc… khiến cho tệ nạn mại dâm cũng nhƣ các tệ nạn khác phát triển.
Sự cởi mở hơn trong các quan niệm về quan hệ tình dục, lối sống phóng khoáng và nhiều khi mang tính hƣởng thụ của một bộ phận ngƣời trẻ cũng dẫn đến những biến tƣớng của tệ nạn mại dâm. Lối sống thực dụng, vật chất đã khiến nhiều đối tƣợng hoạt động bán dâm không do hoàn cảnh khó khăn, ép buộc hay thất học, nghèo đói mà vì họ muốn có tiền để thỏa mãn nhu cầu vật chất, cuộc sống hƣởng thụ và đua đòi.
Mặt khác, việc bùng nổ của công nghệ thông tin dẫn đến việc kiểm soát, loại trừ các xuất bản phẩm độc hại, website, blog có thông tin, hình ảnh