Tác động của yếu tố phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG tác dân số kế HOẠCH hóa GIA ĐÌNH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 52 - 53)

Trong thực tế đời thường, dễ nhận thấy phong tục tập quán tồn tại như một cơ chế song hành bên cạnh luật pháp, có tác dụng điều tiết hành vi ứng xử của cộng đồng, của nhóm hay cá nhân. Nếu luật pháp chủ yếu mang tính cưỡng chế thì phong tục tập quán chủ yếu lại mang tính tự điều chỉnh cá nhân và quan hệ xã hội, tính chất căn bản của phong tục tập quán là tự nguyện. Đi ngược về lịch sử, khi luật pháp còn phôi thai, thì phong tục tập quán là điều kiện duy trì quan hệ xã hội, xét theo không gian, nơi hoạt động luật pháp yếu ớt, ảnh hưởng của phong tục tập quán càng lớn hơn.

Phong tục tập quán vốn có hai mặt: tích cực và tiêu cực, nếu xem xét mặt tiêu cực của những phong tục tập quán lạc hậu đối với vấn đề DS-KHHGĐ là sự cản trở và đi ngược những mục tiêu chính sách DS-KHHGĐ như: Cổ vũ kết hôn sớm để con cái yên bề gia thất, con đầu, cháu sớm; Duy trì trọng nam khinh nữ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”…

Phong tục tập quán là biểu hiện của ý thức và hành vi xã hội, nó bắt nguồn sâu xa từ tồn tại xã hội, ý thức vốn có tính bảo thủ, vì vậy, phong tục tập quán tuy hình thành trên cơ sở xã hội nhất định nhưng khi đã hình thành thì sẽ tồn tại dai dẳng mặc dù cơ sở xã hội đã thay đổi. Một số phong tục tập quán nảy sinh và tồn tại trong nhiều thế kỷ đến nay đã và không còn phù hợp với yêu cầu ổn định dân số, phát triển kinh tế-xã hội.

Với chính sách bền bỉ và lâu dài là tăng cường truyền thông, vận động ‘mưa dầm, thấm lâu” từ xưa đến nay trong thực hiện công tác DS-KHHGĐ đã tác động tích cực đến nhận thức và hành vi của người dân để dần xóa bỏ những quan niệm cũ phong tục tập quán không phù hợp.

Tuy nhiên, cho đến nay trong cộng đồng vẫn còn tồn tại một số phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác DS- KHHGĐ như: Có bằng được con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi về già; Tư tưởng trọng nam khinh nữ, ảnh hưởng do phong tục tập quán làm phá vỡ sự cân bằng tỷ lệ giới tính; Quan niệm lấy vợ/chồng là người trong họ hàng để của cải không rơi vào tay người khác dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống tăng và đó chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh, tật dị tật bẩm sinh ở trẻ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG tác dân số kế HOẠCH hóa GIA ĐÌNH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)