- Một là, quản lý tính phức tạp và mặt trái tiêu cực của hoạt động bán hàng đa cấp
Tại thị trƣờng Việt Nam, bán hàng đa cấp vẫn còn là hình thức kinh doanh mới mẻ trong kinh nghiệm quản lý kinh tế của nhà nƣớc và trong khoa học pháp lý. Tuy vậy, bán hàng đa cấp lại là một ngành công nghiệp trẻ và giàu tiềm năng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp (BHĐC) luôn là ƣu tiên hàng đầu của cơ quan chức năng, nhằm hỗ trợ hơn nữa những ngƣời tham gia chân chính, tạo nên một cái nhìn tích cực về loại hình này, đồng thời bảo vệ tối đa quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.
- Hai là, chỉ có nhà nước mới đại diện cho lợi ích của người dân và sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Nhà nƣớc sẽ là một đại diện về pháp luật nhằm đảm bảo một môi trƣờng pháp lý công bằng cho hoạt động BHĐC, điều tiết sự phát triển hài hòa, phù hợp với sự phát triển của kinh tế đất nƣớc trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Nhà nƣớc sử dụng các công cụ pháp luật một cách phù hợp để can thiệp vào hoạt động BHĐC nhằm tạo ra môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, phân bổ các nguồn lực một cách tối ƣu và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hòa. Mặt khác, với tính chất mà một lĩnh vực kinh doanh mang lại những hiệu quả cao, cũng nhƣ các lĩnh vực kinh tế khác, BHĐC muốn phát triển bền vững không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc.
- Ba là, chỉ có nhà nước mới đủ điều kiện thực hiện quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Sự quản lý của nhà nƣớc bang hệ thống pháp luật sẽ đảm bảo cho BHĐC phát triển ổn định,phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế của những mặt trái.
Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động BHĐC là một lĩnh vực kinh doanh mang tính đặc thù rõ nét, bên cạnh các quy luật chung, BHĐC đƣợc hình thành, vận độn và phát triển theo những quy luật riêng của mình. Theo đó, ngoài những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của đất nƣớc, hoạt động này cũng làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, đặc biệt là đối với xã hội.Chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động BHĐC phát triển không thể thiếu sự quản lý của nhà nƣớc.
+ Nhà nước có bộ máy để tổ chức thực hiện quản lý đối với bán hàng đa cấp: Bán hàng đa cấp là một lĩnh vực kinh doanh đa dạng, BHĐC có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác nhƣ thƣơng mại, thuế, tài chính, hải quan..v..v, mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của BHĐC thúc đẩy các ngành khác phát triển và ngƣợc lại, sự phát triển của các ngành khác góp phần không nhỏ để BHĐC phát triển.Do vậy, phải xác định phát triển, đẩy manh hoạt động BHĐC là nhiệm vụ chung của các cấp,các ngành có liên quan, đồng thời có sự thống nhấtvà phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách có hiệu quả mốiquan hệ giữa BHĐC và các lĩnh vực khác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nƣớc có liên quan đến hoạt động BHĐC sẽ tạo hiệu quả mạnh mẽ hơn, thúc đẩy tăng trƣởng các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục các yếu tố tiêu cực do hoạt động kinh doanh này mang lại. Sự phối hợp này thể hiện thông qua việc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động BHĐC (Sở Công thƣơng, UBND các huyện thị) với các cơ quan ban ngành có liên quan nhƣ Sở Y tế, Công an, … nhằm tạo ra cơ chế linh hoạt trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC.
+ Nhà nước sử dụng các công cụ là chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đối với hoạt động bán hàng đa cấp: Nhà nƣớc định hƣớng sự phát triển của hoạt động BHĐC bằng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của hoạt động BHĐC. Cụ thể là nhà nƣớc không buông lỏng hay thả nối công tác quy hoạch, kế hoạch nhƣng phải đổi mới công tác đó cho phù hợp với yêu cầu xã hội, với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Quản lý nhà nƣớc sẽ tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lơi, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế- xã hội nói chung và của hoạt động BHĐC nói riêng. Thông qua các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh đa cấp, nhà nƣớc sẽ định hƣớng cho
các hoạt động BHĐC phát triển theo hƣớng tích cực với việc khai thác hiệu quả và bền vững các nguồn lực sẵng có.
+ Nhà nước sử dụng các chế tài để quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp: sự quản lý của nhà nƣớc sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh BHĐC hoạt động động trong khuôn khổ pháp luật cho phép, xóa bỏ dần các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn minh, hoặc đơn thuần chỉ chạy theo lợi nhuận mà phá hoại môi trƣờng kinh doanh chân chính, gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đối với xã hội.Cơ quan quản lý nhà nƣớc không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểmsoát hoạt động của các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đƣợcphát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Tóm lại, ta thấy đƣợc bán hàn đa cấp là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, có sức lan tỏa liên ngành, liên vùng. Nếu buông lỏng quản lý nhà nƣớc để tự nó phát triển, hoạt động BHĐC sẽ dễ bị chệch hƣớng, thị trƣờng sẽ bị lũng đoạn, ngƣời dân sẽ chịu những hậu quả khôn lƣờng , dẫn đến không đảm bảo phát triển bền vững. Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC là việc làm không thể thiếu và thực sự rất cần thiết đối với sự phát triển của đất nƣớc nói chung và sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh đa cấp nói riêng.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG NƢỚC 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc
1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất của cả nƣớc, đầu mối giao thông quan trọng của Đông Nam Á. Thành phố nổi bật bởi sự năng động, hiện đại, sức trẻ và tinh thần khởi nghiệp. Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thƣơng mại, dịch vụ của cả nƣớc; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhƣng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi
hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nƣớc về tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng(KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ. Thành phố còn là nơi thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mạnh nhất cả nƣớc, kể từ khi Luật đầu tƣ đƣợc ban hành. Số dự án đầu tƣ vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trên cả nƣớc. Năm 2005, đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp phép với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tƣ. Có 145 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tƣ kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài có tổng vốn là 29,1 triệu USD.
Về thƣơng mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nƣớc. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nƣớc tăng 28,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 23,5%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 21,1%, nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tăng 11,4%
- Những thành công trong công tác quản lý về BHĐC tại Hồ Chí Minh.
Hiện nay, thành phố đã và đang hình thành cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nƣớc đối với BHĐC đƣợc hiệu quả hơn. Mặc dù tác động hạn chế của hình thức BHĐC đến kinh tế và đời sống tại Hồ Chí Minh, nhƣng Nhà nƣớc và chính quyền thành phố vẫn nổ lực duy trì chính sách hội nhập về thƣơng mại, không đóng cửa, không cấm thƣơng mại qua hình thức BHĐC. Môi trƣờng kinh doanh thuận lợi tại đây cũng đã tạo điều kiện cho hình thức BHĐC phát triển với tốc độ khá nhanh. Năng lực cán bộ quản lý nhà nƣớc của UBND Thành phố, Sở Công thƣơng thành phố đối với hoạt động BHĐC cũng ngày càng đƣợc tăng cƣờng, tuy đội ngủ vẫn còn mỏng so với số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động, nhƣng công tác thực hiện giám sát hàng chục doanh nghiệp và một số lƣợng nhiều nhà phân phối cũng đã đƣợc đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao.
Chính quyền thành phố cũng đã tổ chức thành công nhiều đợt phối hợp quản lý liên ngành nhƣ: Sở Công thƣơng phối hợp với Sở Y tế trực tiếp kiểm tra, giám sát về nguồn gốc xuất xứ và chất lƣợng sản phẩm đƣợc kinh doanh đa cấp. Sở Công thƣơng phối hợp với Hiệp hội BHĐC tổ chức hội thảo đánh giá những kẽ hở, những mặt hạn chế của cơ quan quản lý thể hiện trong các văn bản pháp lý về BHĐC cũ, đồng thời góp ý các dự thảo Nghị đinh 42/2014/NĐ-CP và Thông tƣ 24/2014/TT-BCT về quản lý nhà nƣớc đối với BHĐC. Cơ chế quản lý BHĐC đƣợc hoàn thiện ở mức độ nhất định nhƣ hiện nay có đóng góp không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về kinh tế cũng nhƣ về bộ mặt của thành phố.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Thủ đô Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, thuận tiện cho giao thông và trao đổi kinh tế; văn hóa với các tỉnh thành trong vùng và cả nƣớc, Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông của cả nƣớc.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội năm 2016 ƣớc tăng 8,2%, Năm 2017, Hà Nội sẽ tiếp tục là trung tâm hàng hóa bán buôn và bán lẻ lớn thứ hai cả nƣớc (năm 2016, tổng mức lƣu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 2.131 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so năm 2015)
- Tình hình hoạt động và Công tác quản lý nhà nước đối với BHĐC ở Hà Nội:
Tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn thành phố hiện còn 36 doanh nghiệp bán hàng đa cấp, thực tế trong năm qua, hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến khó lƣờng, ngoài các doanh nghiệp và ngƣời tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội đúng quy định của pháp luật, thì vẫn còn một số doanh nghiệp và ngƣời tham gia của doanh nghiệp lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết của ngƣời dân, về các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, gây tổn thất về kinh tế cá nhân ngƣời dân, tạo môi trƣờng kinh doanh không lành mạnh, nguy cơ gây mất ổn định trật xã hội. Do đó, công tác quản lý nhà nƣớc đối với BHĐC tại Hà Nội đã đƣợc thực hiện một cách triệt để với tinh thần siết chặt hơn với loại hình này, cụ thể với các nội dung quản lý nhƣ sau:
UBND thành phố Hà Nội vừa có yêu cầu Sở Công Thƣơng Hà Nội thực hiện công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp hoạt động trên địa bàn Hà Nội thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Niêm yết công khai số điện thoại đƣờng dây nóng để ngƣời dân có thể phản ánh kịp thời các dấu hiệu vi phạm.
Công an thành phố Hà Nội thông qua công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp, đƣa ra phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội để thông báo, tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác của doanh nghiệp, ngƣời dân, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp. Phối hợp với Sở Công Thƣơng và các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố theo quy định.
Cục thuế thành phố Hà Nội công khai thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về kết quả thanh tra, kiểm tra thế đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp tại địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND các quận, huyện, thị xã chủ động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về những quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp; những thủ đoạn lợi dụng bán hàng đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xác minh, điều tra và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp...
UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Công Thƣơng có trách nhiệm thƣờng xuyên đôn đốc, hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo trên; tổng hợp báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thƣơng xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Yên
Qua thực tiễn và những thành công mà thành phố Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc cũng nhƣ những nỗ lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC tại Hà nội, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:
Một là: Đối với một lĩnh vực đa dạng nhƣ BHĐC thì cần phải tăng cƣờng hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp tỉnh hoặc thành
phố, các Sở ngành, đoàn thể của tỉnh. Chủ động, kịp thời ban hành các chủ trƣơng chỉ đạo, cơ chế chính sách động viên khuyến khích đẩy BHĐC và.
Hai là: Cần có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ quận huyện đến cơ sở, đặt đƣợc sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân.
Ba là: Có bƣớc đi và cách làm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng. Tăng cƣờng đƣợc các hoạt động thi đua, quan hệ quốc tế và vị thế của các tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm đảm bảo vai trò giúp sức, giám sát các chuẩn mực đạo đức kinh doanh của ngƣời tham gia và doanh nghiệp có liên quan tạo nên một cộng đồng lành mạnh, có sức thuyết phục trong nền kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, quy hoạch chính sách quản lý và phát triển hoạt động BHĐC cũng