trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là một nội dung lớn trong đƣờng lối đổi mới của Đảng ta. Qua các nhiệm kỳ đại hội, từ đại hội VI đến đại hội XII, quan điểm của Đảng ta về nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa không ngừng đƣợc phát triển, ngày càng hoàn thiện.
Hiện nay ngành dịch vụ đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia và không ngừng đƣợc tăng cao. Với xu hƣớng chung của thể giới thì cơ cấu kinh tế đang chuyển dần sang phát triển ngành dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, công nghiệp. Ở mỗi quốc gia đều đề ra những chủ trƣơng, chính sách nhằm tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ so với các ngành khác trong nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nƣớc ta đã khẳng định phát triển kinh tế thị thƣờng theo định hƣớng XHCN.
Đối với nƣớc ta cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó và đƣợc khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định “Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tƣ nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Đồng thời Đảng ta lần đầu tiên khẳng định chủ trƣơng: “Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tƣ nhân đa sở hữu và tƣ nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc”.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 4 khóa XII (ban hành Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016) đã đƣa ra chủ trƣơng: Thực hiện cơ cấu lại và phát triển nhanh các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trƣởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP; Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lƣợng tri thức và công nghệ cao nhƣ tài chính, ngân hàng, hàng hải, logistics, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, dịch vụ thƣơng mại; dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; các loại dịch vụ kiểm toán, tƣ vấn, pháp lý... Và tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW “về phát triển kinh tế tƣ nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa”. Nhƣ vậy cho thấy, Đảng ta đã nhận thấy đƣợc tiềm năng to lớn của kinh tế tƣ nhân trong sự phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và thành phần kinh tế tƣ nhận đƣợc quan tâm, khuyến khích
phát triển một cách toàn diện và tạo cơ hội bình đẳng so với thành phần kinh tế nhà nƣớc.
Có thể thấy, qua các kỳ đại hội, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, quan điểm của Đảng ta về kinh tế tƣ nhân, phát triển kinh tế tƣ nhân đã có những bƣớc chuyển quan trọng. Đặc biệt, Đại hội XII của Đảng đã có những phát triển mới trong tƣ duy của Đảng về kinh tế tƣ nhân, phát triển kinh tế tƣ nhân. Nếu kinh tế tƣ nhân đƣợc quan tâm phát triển thì lĩnh vực TM-DV cũng sẽ phát triển ngày càng thuận lợi hơn và Nhà nƣớc cũng sẽ dễ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, thƣơng mại so với các ngành khác. Qua đó, góp phần tiếp tục ổn định và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc; kiểm soát tốt lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Song song đó, Quốc hội khóa XIV cũng đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 của Quốc hội khóa XIV về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoan 2016 – 2020, trong đó với quan điểm “coi phát triển khu vực tƣ nhân là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế” và mục tiêu “Thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trƣởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lƣợng tri thức và công nghệ cao”.
Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ về nghị quyết ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 đã xác định nhiệm vụ “đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ” với nội dung “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, trong đó ƣu tiên phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lƣợng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao; đồng thời xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, chính sách, tạo môi trƣờng thuận lợi, khuyến khích đầu tƣ, phát triển mạnh các dịch vụ…”
Qua quan điểm và chủ trƣơng nêu trên, có thể thấy phƣơng hƣớng chung về phát triển ngành TM-DV của nƣớc ta trong thời gian tới: Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn, khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ
mới có sức cạnh tranh cao. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trƣờng trong nƣớc, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cƣờng sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.