hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Hoàn Kiếm là quận ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long – Hà Nội, nơi có mật độ di tích dày đặc. Các di tích trên địa bàn quận mang giá trị đặc trƣng, tiêu biểu, đa dạng và phong phú. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn luôn đƣợc quận xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Trên địa bàn quận, đáng chú ý nhất là quần thể di tích đền Ngọc Sơn và Hồ Hoàn Kiếm đƣợc công nhận xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, khu Phố cổ Hà Nội đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, khu phố cũ đã trở thành cụm di sản đô thị đặc trƣng, là tài sản quý giá trong kho tàng di sản văn hóa của Thăng Long – Hà Nội, nơi đang lƣu giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc, nét đẹp truyền thống của ngƣời Hà Nội hào hoa, thanh lịch.
Nhận thức sâu sắc giá trị các di tích trên địa bàn, những năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và huy động sự tham gia tích cực của MTTQ, các ban, ngành đoàn thể và nhân dân trong việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa và bƣớc đầu đã đạt đƣợc một số kết quả. Đầu tiên, phải kể đến công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục đƣợc quận chú trọng triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp đặc biệt là các tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống đƣợc quan tâm bảo tồn theo Đề án “Tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm”, tiêu biểu nhƣ: Lễ hội đền Bạch Mã, Lễ
hội Vua Lê đăng quang, Lễ hội Trung thu phố cổ, Lễ hội nghề Kim hoàn…đƣợc quan tâm khôi phục, nâng cấp về quy mô nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phục vụ nhu cầu tín ngƣỡng, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, quận thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân tộc nhƣ hát xẩm, ca trù, hát chầu văn vào các buổi tối cuối tuần tại các điểm di tích trong Khu Phố cổ và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm; tổ chức giao lƣu văn hóa, trình diễn nghệ thuật, giới thiệu tranh ảnh, trang phục Hà Nôi, nghề thủ công truyền thống tại các điểm di sản nhƣ: Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào), trung tâm thông tin phố cổ (28 Hàng Buồm), Trung tâm Giao lƣu văn hóa Phố cổ (50 Đào Duy Từ)…thu hút sự tham gia đông đảo nhân dân và khách du lịch.
Cùng với đó, công tác tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa đƣợc quan tâm đầu tƣ. Quận đã thực hiện giải phóng mặt bằng di chuyển 134 hộ dân, 06 cơ quan đơn vị trả lại cảnh quan cho 26 di tích; tu bổ, tôn tạo 23 di tích lịch sử văn hóa đƣợc xếp hạng với tổng kinh phí hơn 309 tỷ đồng; thiết lập 20 hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích có giá trị trên địa bàn. Đồng thời, các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa đƣợc tăng cƣờng mở rộng và có hiệu quả.
Nhằm phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của quận, mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nƣớc nhằm tập trung bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm, quận đã đặt mục tiêu, đến năm 2020, phấn đấu hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, di chuyển hộ dân ở trong 11 di tích có giá trị trên địa bàn quận chƣa đƣợc giải phóng mặt bằng. Đồng thời, tập trung đầu tƣ tu bổ, tôn tạo tổng thể 10 di tích lịch sử, văn hóa có giá trị nằm trong khu phố cổ, phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận trên địa bàn quận theo lộ trình cụ thể. Ngoài ra, phấn đấu trung bình mỗi năm lập hồ sơ khoa học phục vụ công tác quản lý từ 3 đến 5 di tích; đề nghị xếp hạng 2 di tích có đủ điều kiện.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, quận sẽ tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và quảng bá giới thiệu các di sản văn hóa trên địa bàn quận, trong đó, chú trọng đổi mới nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền, giáo dục và làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận. Phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa, chú trọng công tác quảng bá hình ảnh và giới thiệu về giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống của các di sản văn hóa trên địa bàn quận, tiêu biểu nhƣ: di tích quốc gia đặc biệt Đền Ngọc Sơn – hồ Hoàn Kiếm, di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Khu phố cổ Hà Nội. Đồng thời, nâng cao chất lƣợng hoạt động tại các điểm di tích, các lễ hội truyền thống và hoàn thiện hệ thống dữ liệu ảnh 360o giới thiệu nội dung, hình ảnh các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến trên Cổng thông tin điện tử của quận.
Công tác bảo tồn, đầu tƣ tu bổ tôn tạo các di sản văn hóa, cụ thể, xây dựng và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng di chuyển các hộ dân, cơ quan, đơn vị, trƣờng học ra khỏi khuôn viên các di tích; tập trung đầu tƣ tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa theo lộ trình trên địa bàn quận. Song song với đó, tập trung làm tốt công tác đối ngoại, đẩy mạnh công tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật với các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng và triển khai các dự án về bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa.
3.1.1. Thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Việc quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đƣợc UBND Quận Hoàn Kiếm chủ động chỉ đạo, điều hành thống nhất. Phòng Văn hóa - Thông tin quận chủ động tham mƣu và giúp UBND quận thực hiện quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận. Phòng Văn hóa - Thông tin quận chủ động phối hợp với Sở Văn hóa – Thể tháo và Du lịch Thành phố Hà Nội, các ngành, các cấp, các Ban quản lý thực hiện quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.
Các cơ quan quản lý di tích có vai trò giám sát, điều hành các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó đề cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ và quản lý các di tích. Cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy các di tích dƣới Các thành phần tham gia vào hoạt động quản lý đều phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của luật pháp cũng nhƣ những vấn đề chuyên môn về lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa.sự giám sát, định, hỗ trợ của các cơ quan quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ và có vai trò giám sát ngƣợc lại đối với các hoạt động quản lý của nhà nƣớc trọng việc thực hiện dự án bảo tồn các di tích.
3.1.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa phải bảo tồn và phát huy được các giá trị di tích trên địa bàn quận, phải đảm bảo tính trung thực, tính nguyên gốc của di tích
Việc bảo tồn và phát huy đƣợc các giá trị di tích trên địa bàn quận, phải đảm bảo tính trung thực, tính nguyên gốc của di tích, phải đảm bảo không làm sai lệch các giá trị vốn có hàm chứa trong di tích lịch sử - văn hóa. Tính nguyên gốc của di tích là yếu tố cần đƣợc quan tâm hàng đầu trong quá trình triển khai các dự án tu bổ di tích. Tính nguyên gốc của di tích biểu hiện ở các mặt: Nguyên gốc về kiểu dáng, phong cách, nguyên gốc về vật liệu xây dựng, về kỹ thuật, độ tinh xảo trong chế tác hoặc thi công, về chức năng thực dụng, về địa điểm xây dựng cũng nhƣ về cảnh quan môi trƣờng... Tính nguyên gốc còn liên quan tới tính liên tục trong lịch sử hình thành và phát triển của di tích. Điều đó có nghĩa là trong di tích có sự đan xen các yếu tố nguyên gốc ở các giai đoạn phát triển khác nhau và tạo ra cho di tích sự hoàn chỉnh mang tính tổng thể. Cuối cùng tính nguyên gốc còn gắn với khoảnh khắc thời gian lúc di tích đạt tới đỉnh cao giá trị về mọi mặt. Tính nguyên gốc của di tích đặt ra yêu cầu cho kiến trúc sƣ thiết kế và thi công tu bổ phải có cảm giác xót xa và tiếc nuối trƣớc cái đã mất và trƣớc cái có nguy cơ sẽ bị mất đi, nếu họ không có sự can thiệp hợp lý và kịp thời.
Trong công tác tu bổ di tích, tính nguyên gốc cần đƣợc vận dụng một cách linh hoạt mà không khô cứng, nghĩa là phải xử lý tuỳ thuộc vào: Các nguyên tắc khoa học, mục tiêu tu bổ cũng nhƣ cải tạo bổ sung công năng mới cho di tích, phục
vụ nhu cầu xã hội cũng nhƣ nhu cầu và tình cảm của công chúng. Nhƣng quan trọng hơn cả là không đƣợc để tính nguyên gốc trở thành vật cản trở sự cần thiết phải cải thiện, nâng cao chất lƣợng sống cho con ngƣời.
Yêu cầu xác định chính xác các yếu tố nguyên gốc của di tích và áp dụng tất cả các phƣơng tiện kỹ thuật và phƣơng án tu bổ tối ƣu để giữ gìn lâu dài các yếu tố nguyên gốc là nội dung cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa thiết kế và thi công tu bổ di tích với việc xây dựng một công trình mới.
3.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa phải bảo tồn và phát huy được giá trị các di tích gắn với cộng đồng, vì cộng đồng
Việc bảo tồn và phát huy đƣợc giá trị các di tích gắn với cộng động, vì cộng đồng, những đóng góp của cộng đồng vào việc trung tu, tu bổ di tích đã đƣợc thể hiện qua phân tích nghiên cứu của thực trạng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa. Quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di tích cần gắn với cộng đồng, tôn trọng và đề cao vai trò của công đồng, với tƣ cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu di tích, ngƣời hƣởng thụ giá trị của di tích, đóng vai trò chủ động trong việc quản lý các di tích lích sử - văn hóa tại địa phƣơng. Cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.Tăng cƣờng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sƣ, kỹ sƣ xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những ngƣời làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở...Di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đƣơng đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nƣớc, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi ngƣời và của cả cộng đồng.
* Luật Di sản văn hoá đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã
xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tƣ là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này nhƣ sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lƣu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.”.
3.1.4. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa phải bảo tồn và phát huy được giá trị các di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Bảo tồn và phát huy đƣợc giá trị các di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, di tích lịch sử - văn hóa có chức năng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong số các quận của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Có thể nói, hồn cốt của văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đƣợc tụ hội ở Hoàn Kiếm - quận trung tâm của Thủ đô. Hiện nay trên địa bàn quận có trên 190 điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng - kháng chiến. Tiêu biểu là hồ Hoàn Kiếm - di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia đặc biệt và khu Phố cổ Hà Nội - di tích lịch sử cấp quốc gia với những ngôi nhà truyền thống, phố nghề đặc trƣng, hoạt động kinh doanh buôn bán đa dạng náo nhiệt, khu phố Pháp với những con đƣờng rợp bóng cây và những ngôi biệt thự. Bên cạnh đó là hệ thống các công trình kiến trúc văn hoá có giá trị, trong đó có 81 điểm đã đƣợc xếp hạng và gắn biển.
Việc phát triển du lịch đƣợc coi là một trong những phƣơng tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, du lịch là động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản văn hóa, và di sản thiên nhiên và đã thành một phức hợp đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, sinh thái và thẩm mỹ...đó là mối tƣơng tác giữa du lịch và di sản văn hóa nêu tại Công ƣớc quốc tế về du lịch văn hóa đã đƣợc ICOMOS thông qua tại kỳ họp Đại Hội đồng lần thứ
12 ở Mexico năm 1999. Một số mục tiêu đáng chú ý của Công ƣớc: “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo hƣớng tôn trọng và phát huy di sản và các văn hóa đang tồn tại...”, “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đối thoại giữa những ngƣời chịu trách nhiệm về di sản và những ngƣời kinh doanh du lịch nhằm làm họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng và tính chất mỏng manh dễ hỏng của các tổng thể di sản, các sƣu tập, các văn hóa đang tồn tại, kể cả sự cần thiết phải đảm bảo một tƣơng lai bền vững cho những di sản đó.”.
Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã có 157 công ty lữ hành đang hoạt động; 464 khách sạn, cơ sở lƣu trú với 10.846 phòng (trong đó có 225 khách sạn đƣợc