Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông
2.1.1. Sơ lƣợc về tỉnh Đắk Nông
Tỉnh Đắk Nông có diện tích 6.516km2, là vùng đất cổ nằm trên cao nguyên M’Nông, phía Tây Nam vùng Tây nguyên, đoạn cuối dãy Trường ơn, có độ cao trung bình từ 600 - 700m, có nơi lên đến 1.970m so với mực nước biển. à nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa như M’Nông, Mạ, Ê đê,… theo chế độ cộng đồng, thị tộc, bộ lạc, trải dài trên một địa bàn rộng lớn [21].
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên, Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh âm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh ình hước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Ma Thuột (Đắk Lắk) 120km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với âm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà ạt ( âm Đồng) 170km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160km về phía Đông [21].
Tỉnh Đắk Nông có 571,300 người gồm 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm 67,9%, M'Nông chiếm 8,2%, Nùng chiếm 5,6%, H’Mông chiếm 4,5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ; đặt biệt có những dân tộc chỉ có một vài người sinh sống ở Đắk Nông như Cơ Tu, Tà Ôi, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt. Đến nay, Đắk Nông có hơn 170.000 người là tín đồ của hơn 10
tôn giáo khác nhau, nhưng chủ yếu là Công giáo chiếm gần 20% dân số, Tin lành chiếm tỷ lệ 10% dân số và Phật giáo chiếm 4% dân số [21].
Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
2.1.2. Khái quát về đội ngũ công chức
Tính đến hết năm 2015, tổng số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông là 1.163 người, đạt 87,2% tổng số biên chế được giao. Trong đó thành phần công chức chủ yếu là nam với 843 công chức chiếm đến 72,5% số lượng, và đa số công chức nằm trong độ tuổi tương đối trẻ chủ yếu dưới 40 tuổi với 809 công chức và trên 50 tuổi chỉ có 154 công chức [29]. (Xem phụ lục 1)
Trong năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức kỳ thi tuyển công chức tỉnh Đắk Nông nhằm tuyển dụng bổ sung 201 công chức hành chính cấp tỉnh, huyện, trong đó 134 chỉ tiêu công chức thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh [35], [36].
- Cơ cấu công chức theo độ tuổi:
BẢNG 2.1. CƠ CẤU CÔNG CHỨC THEO ĐỘ TUỔI
Độ tuổi Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Dưới 30 221 19.1
Từ 31 đến 40 581 50.2
Từ 41 đến 50 200 17.3
Từ 51 đến 60 156 13.4
Nguồn: Phòng CCVC - Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông ngày 31/12/2015
Tỉnh Đắk Nông có một đội ngũ công chức khá trẻ với độ tuổi trung bình khoảng 37(tuổi). Trong đó có đến gần 1/5 số lượng công chức dưới 30 tuổi, đây là một thế hệ công chức đầy sức trẻ, cùng với đội ngũ công chức mới được tuyển dụng sẽ là nguồn lực kế cận tiềm năng và là một nguồn nhân lực phù hợp với chủ trương trẻ hóa đội ngũ công chức hành chính của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Và có đến hơn 50% công chức nằm trong độ tuổi từ 31 đến 40, là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công tác cũng như có thể cống hiến lâu dài cho sự phát triển của địa phương cũng như đất nước. Tuy nhiên số lượng cán bộ, công chức nằm trong độ tuổi 51 – 60 cũng là một con số khá lớn chiếm đến 13.4%, do đó cần phải có kế hoạch bổ sung
19.1%
50.2% 17.3%
13.4%
BIỂU ĐỒ 2.1. CƠ CẤU CÔNG CHỨC THEO ĐỘ TUỔI
Dưới 30 Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Từ 51 đến 60
nguồn lực có đủ trình độ kế cận đảm bảo sự hoạt động ổn định của nền công vụ. Do vậy, cần được chú trọng đến công tác bồi dưỡng cho đội ngũ công chức trẻ, mới được tuyển dụng để xây dựng được một nguồn nhân sự có chất lượng ở hiện tại và có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu trong tương lai.
- Cơ cấu công chức theo ngạch:
BẢNG 2.2. CƠ CẤU CÔNG CHỨC THEO NGẠCH Tên ngạch công chức Số lƣợng Tỉ lệ (%) CVCC và tương đương 12 1 CVC và tương đương 131 11.3 CV và tương đương 771 66.3 Cán sự và tương đương 224 19.3 Nhân viên 25 2.1
Nguồn: Phòng CCVC - Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông ngày 31/12/2015
Đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Đắk Nông chủ yếu được nằm ở ngạch chuyên viên chiếm đến 66.3% số lượng công chức. Điều này cho thấy công chức tỉnh Đắk Nông có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều chủ yếu Cao đẳng, Đại học trở lên. Tỷ lệ chuyên viên chính cũng chiếm đến 11.3%
1.0%
11.3%
66.3% 19.3%
2.1%
BIỂU ĐỒ 2.2. CƠ CẤU CÔNG CHỨC THEO NGẠCH
CVCC & TĐ CVC & TĐ CV & TĐ C & TĐ Nhân viên
tổng số lượng công chức, cho thấy được chất lượng của đội ngũ công trong các cơ quan chuyên môn là khá cao. Tuy nhiên tỷ lệ chuyên viên cao cấp chỉ chiếm1%, cũng như tỷ lệ cán sự, nhân viên còn cao 19.3% là một vấn đề đặt ra đối với công tác bồi dưỡng phải giải quyết trong tương lai gần nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
- Cơ cấu công chức theo trình độ chuyên môn:
BẢNG 2.3. TỈ LỆ CÔNG CHỨC THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN
Trình độ Số lƣợng Tỉ lệ (%) Tiến sĩ 2 0.2 Thạc sĩ 76 6.5 Đại học 892 76.7 Cao đẳng 33 2.8 Trung cấp 142 12.2 Còn lại 18 1.6
Nguồn: Phòng CCVC - Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông ngày 31/12/2015
Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông hầu hết đều đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trong đó
0.2% 6.5%
76.7% 2.8% 12.2%
1.6%
BIỂU ĐỒ 2.3. CẤU CÔNG CHỨC THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại
đại học chiếm đến 76.6%, thạc sĩ chiếm 6.5%, cho thấy đội ngũ công chức cơ bản đạt chuẩn về trình độ (hơn 83%); đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của vị trí công tác.
Tuy nhiên trình độ trung cấp chiếm đến 12.2% và vẫn còn 18 người chưa qua đào tạo chuyên môn. Đây là một yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, nhằm đảm bảo tất cả công chức đều đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính về nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng cũng như chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông
2.2.1. Về xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nƣớc và chính sách khuyến khích về bồi dƣỡng công chức
- Xây dựng và ban hành văn bản quy định về bồi dưỡng công chức.
Xây dựng và ban hành văn bản quy định về bồi dưỡng công chức là một trong những nhiệm vụ đầu tiên nhằm đặt nền móng, cơ sở cho việc thực thi và quản lý có hiệu quả mọi công tác.
Nhận thức được yêu cầu đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xây dựng và ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 21/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông) nhằm tạo cơ sở pháp lý và cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức; đồng thời là căn cứ để quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh nói chung và bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng.
Quyết định số 18/2012/QĐ-U ND ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông được ban hành nhằm thay thế Quy chế đào tạo, bồi dưỡng ban hành năm 2008 (Quyết định số 19/2008/QĐ- UBND ngày 30/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông). So với Quy chế đào tạo, bồi dưỡng năm 2008, Quy chế đào tạo, bồi dưỡng năm 2012 đã bổ sung thêm 2 nội dung quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng như: nội dung chương trình, phân công biên soạn tài liệu, cấp chứng chỉ và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; điều kiện, thẩm quyền, quy trình đào tạo, bồi dưỡng. Trong khi đó 2 nội dung: quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng cũng được bổ sung và quy định cụ thể hơn.
Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2012 quy định những nội dung cơ bản sau:
1) Quy định chung về đối tượng và phạm vi áp dụng; mục tiêu, nguyên tắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2) Nội dung chương trình, phân công biên soạn tài liệu, cấp chứng chỉ và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
+ Nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng;
+ hân công biên soạn tài liệu;
+ Thẩm định, đánh giá chương trình, tài liệu bồi dưỡng; + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
+ Quy định về liên kết đào tạo;
+ Quy định về in, cấp, quản lý chứng chỉ, chứng nhận; + Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng;
+ Điều kiện cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước;
+ Điều kiện cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
+ hân cấp thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng; + Khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng;
+ Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
+ Thủ tục, hồ sơ cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng;
4) Quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng:
+ Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; + Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng; + Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng;
+ Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng;
+ Hội đồng xét đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng; + Vi phạm kỷ luật và xử lý kỷ luật;
+ ố trí công tác và quản lý sau đào tạo;
5) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng: + Trách nhiệm của ở Nội vụ;
+ Trách nhiệm của ở Tài chính và ở Kế hoạch và Đầu tư; + Trách nhiệm của ở Giáo dục và Đào tạo;
+ Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh;
Quy chế được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại uật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008; uật Viên chức ngày 15/11/2010; Nghị định 18/2010/NĐ-C ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT- NV ngày 25/01/2011 của ộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 18/2010/NĐ-C của Chính phủ; Nghị định số 29/2012/NĐ-C ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức nhằm đảm bảo triển khai hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Về cơ bản, quy chế đã quy định r ràng các nội dung liên quan công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung và bồi dưỡng công chức nói riêng. Đây cũng là chính căn cứ pháp lý để công chức tham gia hoạt động bồi dưỡng và giúp cho công tác quản lý nhà nước về công tác bồi dưỡng công chức diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nhiều nội dung Quy chế còn quy định khá chung chung, không có sự tách bạch r ràng giữa đào tạo và bồi dưỡng, trong khi hai nhiệm vụ này hoàn toàn khác nhau về nội dung, phương thức tổ chức thực hiện, do đó gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện cũng như trách nhiệm của đơn vị thực hiện. Mặt khác, hiện nay Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã có hiệu lực thi hành với nhiều quy định mới khắc phụ được những hạn chế trước đó nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh vẫn chưa có phương hướng tổ chức xây dựng và ban hành Quy chế mới.
- Xây dựng và ban hành các đề án, kế hoạch.
Xây dựng và ban hành các đề án, quy hoạch, kế hoạch là bước đi đầu tiên, trong quá trình thực thi công vụ, nó giúp định hướng đích đến, xác định được các mục tiêu cụ thể cũng như giải pháp thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động được diễn ra thuận lợi, thông suốt và hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Trong đó việc xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức từng giai đoạn là vô cùng quan trọng. (Xem phụ lục 7,8)
Căn cứ nhu cầu, nhiệm vụ từng giai đoạn cụ thể, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung và bồi dưỡng công chức nói riêng phù hợp với nhu cầu, mục tiêu đề ra.
* Các kế hoạch đã thực hiện:
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006 – 2010 (Quyết định số 822/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông);
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông năm 2011 (Quyết định số 532/2011/QĐ-UBDN ngày 18/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông);
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông năm 2012 (Quyết định số 1912/2011/QĐ-UBND ngày 05/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông);
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông năm 2013 (Quyết định số 69/2013/QĐ-UBND ngày 14/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông);
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông năm 2014 (Quyết định số 2294/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông);
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông năm 2015 (Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông);
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông năm 2016 (Quyết định số 58a/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông);
* Các kế hoạch đang triển khai thực hiện:
1) Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 1987/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông).
Đề án đã được tổ chức thực hiện xong giai đoạn 2011 – 2015 và đã tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Nội vụ theo Báo cáo số 29/BC-UBND ngày 29/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Hiện nay vẫn đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu đã định hướng đến năm 2020, gồm:
Mục tiêu chung:
+ Xây dựng một đội ngũ công chức có phẩm chất tốt, sắc bén về lý luận, thành thạo về chuyên môn, có đủ năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ; tận tụy phục vụ cho lợi ích của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.