Thành tựu cơ bản và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 82)

2.3.1.1. Thành tựu

Trong thời gian qua, hoạt động của các TCPCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhờ vậy, đời sống nhân dân ngày được nâng cao. Điều đó chứng tỏ công tác QLNN đối với hoạt động của các TCPCPNN đã đạt được những thành tựu nhất định. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản liên quan theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức PCPNN vào hoạt động tại thành phố Đà Nẵng:

Nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng và chuyên nghiệp hóa các hoạt động đối ngoại, Sở Ngoại vụ đã tham mưu cho UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 09/7/2013 về việc Quy định về công tác quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 5465/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 44/2014/ QĐ-UBND ngày 08/12/2014 ban hành Quy định xét cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân đến các nền kinh tế thành viên của diễn đàn kinh tế Châu

Á – Thái Bình Dương tại thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 8921/ QĐ-UBND ngày 10/12/2014 ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước

ngoài, tổ chức nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 46/2014/ QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 ban hành Quy định về nghỉ lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm, làm việc tại thành phố Đà Nẵng. Các chương trình, kế hoạch về lĩnh vực đối ngoại tham mưu UBND thành phố ban hành gồm: Chương trình Xúc tiến vận động viện trợ PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2017; Kế hoạch triển khai chiến lược Ngoại giao, văn hóa đến năm 2020 của thành phố Đà Nẵng; Kế hoạch Triển khai thực hiện chương trình hành động số 29/CTr/TU của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 22/NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về Hội nhập quốc tế.

Thứ hai, xây dựng, chương trình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài ở cấp thành phố:

Chương trình xúc tiến vận động viện trợ PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2017 đã nêu định hướng tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên trước hết là xóa đói, giảm nghèo bền vững, khắc phục hậu quả chiến tranh, cải thiện dịch vụ y tế, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, nâng cao năng lực cộng đồng.

UBND thành phố Đà Nẵng đã giao cho Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương cụ thể hóa Chương trình xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN của thành phố giai đoạn 2013 – 2017 bằng việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm.

Trong những năm qua, Sở Ngoại vụ đã phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương trong thành phố tích cực mở rộng và củng cố mối quan hệ với các TCPCPNN, thúc đẩy cơ chế phối hợp, hướng dẫn và hỗ trợ thường xuyên các tổ chức trong nước và nước ngoài, từ đó bảo đảm việc quản lý và sử dụng

các nguồn viện trợ có hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, qua đó xây dựng được các mối quan hệ đối tác tin cậy và bền vững.

Thứ ba, tăng cường hợp tác, cung cấp thông tin giới thiệu nhu cầu của địa phương:

UBND thành phố Đà Nẵng đã giao cho Sở Ngoại vụ thành phố – cơ quan đầu mối vận động viện trợ PCPNN, tích cực thúc đẩy, mở rộng quan hệ đối tác giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương với các TCPCPNN nhằm thu hút các nguồn lực đầu vào các lĩnh vực theo định hướng chung của thành phố; Hoàn thiện trang web của thành phố cũng như các đơn vị nhằm cung cấp các thông tin về Đà Nẵng, nhu cầu hợp tác quốc tế và thủ tục ưu đãi liên quan.

Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả viện trợ phi chính phủ nước ngoài được thường xuyên tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả nguồn viện trợ:

Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao phối hợp với Sở Ngoại vụ định kỳ 6 tháng và cuối năm báo cáo UBND thành phố và các cơ quan đối ngoại Trung ương tình hình quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức PCPNN trên địa bàn.

Thứ năm, tăng cường nguồn nhân lực trong công tác phi chính phủ nước ngoài:

Thành phố Đà Nẵng đã rất quan tâm, củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách đảm bảo trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ… đáp ứng yêu cầu của công tác đối ngoại nói chung và công tác xúc tiến vận động viện trợ và quản lý hoạt động PCPNN tại địa phương nói riêng.

Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, Liên hiệp Hữu nghị Việt Nam tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, cộng đồng kinh tế ASEAN… cho cán bộ làm công tác PCPNN ở các địa phương, các ngành, các cấp.

Từng bước hình thành đầu mối chuyên trách về công tác đối ngoại, trong đó có công tác PCPNN ở các ngành, các địa phương để tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo ngành, địa phương thuận tiện trong khâu nối, liên hệ với các cơ quan chức năng, với các tổ chức phi chính phủ hợp tác tại địa phương.

Thứ sáu, củng cố bộ máy, cơ quan quản lý ở địa phương liên quan đến hoạt động và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài:

Thông qua, việc hàng năm đăng ký cho cán bộ chuyên trách tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực do Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức, nhằm đảm bảo được đào tạo cơ bản và phù hợp, đủ điều kiện để thực hiện công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ, công tác quản lý hoạt động PCPNN tại địa phương hiệu quả.

2.3.1.2. Nguyên nhân

Những thành tựu đạt được trên đây có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là cơ bản.

- Nguyên nhân khách quan

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống TCPCPNN trên toàn thế giới, sự quan tâm của các nhà tài trợ (kể cả chính phủ các nước phát triển) đối với các vấn đề mang tính toàn cầu, các vấn đề xã hội bức xúc ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đây là đường lối đối ngoại độc lập đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại (trong đó có đối ngoại nhân dân) cũng góp phần thu hút sự chú ý và hợp tác của các TCPCPNN với Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đà Nẵng là địa bàn chịu nhiều tác động của hậu quả do chiến tranh để lại. Đồng thời, là địa bàn hoạt động

truyền thống của một số TCPCPNN có uy tín trên thế giới nên đã thu hút được nhiều TCPCPNN đến hợp tác viện trợ.

- Nguyên nhân chủ quan

Lãnh đạo thành phố và các ban ngành đoàn thể trong thành phố đã quan tâm sâu sắc đối với công tác PCPNN. Thành phố đã xác định được vai trò và tầm quan trọng của viện trợ PCPNN trong tổng thể các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của từng ngành, địa phương;

Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng được bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về PCPNN;

UBND thành phố đã chỉ đạo sâu sát việc tổ chức quản lý hoạt động và viện trợ của các TCPCPNN;

Trình độ năng lực quản lý của các cơ quan chức năng của thành phố trong công tác PCPNN ngày càng được nâng cao. Mối quan hệ đối tác giữa các ngành địa phương của thành phố với các TCPCPNN ngày càng gắn bó, tin cậy.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động PCPNN trên địa bàn thành phố còn tồn tại một số hạn chế.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến tất cả mọi tầng lớp xã hội của mọi quốc gia trên thế giới, ngay cả các nước phát triển, các TCPCPNN ngày các gặp khó khăn trong hoạt động gây quỹ, tìm kiếm nhà tài trợ, đa số tổ chức đang cắt giảm chương trình, dự án, nhân viên, tái cơ cấu tổ chức, điều chỉnh mục tiêu hoạt động cho phù hợp với chiến lược của nhà tài trợ tiềm năng để tồn tại và phát triển;

Mặc dù nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN đã tạo thành

hành lang pháp lý cho thành phố trong việc vận động, tiếp nhận, triển khai, quản lý nguồn viện trợ của các TCPCPNN cũng như quản lý hoạt động của các TCPCPNN trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 93; Thông tư 07 đã gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về hồ sơ và thủ tục phê duyệt, cách thức tổ chức quản lý, công tác báo cáo, đối tượng tiếp nhận… Theo đó, việc vận dụng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Chính phủ về công tác PCPNN còn gặp khó khăn và lúng túng; Một số tổ chức với kinh phí nhỏ hẹp nhưng hoạt động dàn trải tại nhiều địa phương trong thành phố và tiếp xúc nhiều đối tác nhỏ nên gây ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động và xác nhận đăng ký địa bàn hoạt động.

Bên cạnh đó, một số TCPCPNN đặt yêu cầu ngày càng cao hơn về tỷ lệ đóng góp của địa phương. Tuy nhiên, do tình hình ngân sách thành phố còn khó khăn nên vốn đối ứng hoặc huy động sự đóng góp của người dân bằng ngày công lao động nhưng cũng chỉ đáp ứng được mọt phần. Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc kêu gọi các chương trình, dự án viện trợ;

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế - Nguyên nhân khách quan hạn chế - Nguyên nhân khách quan

Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam còn thấp, mặt bằng phát triển chung còn chưa đồng đều. Nguồn lực hỗ trợ cho công tác QLNN về hoạt động của các TCPCPNN tại thành phố như tài chính, kỹ thuật, thông tin, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý phần nào còn hạn hẹp. Cũng vì điều này, thành phố đã không thể đầu tư đầy đủ cho việc nghiên cứu sâu hơn về công tác PCPNN. Việc đánh giá tác động từ hoạt động của các TCPCPNN tại địa phương; Dự báo, xây dựng các chính sách, chương trình, kế hoạch mang tính định hướng trong lĩnh vực này cũng như tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra toàn diện; Tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của các TCPCPNN… cũng gặp nhiều khó khăn.

Các TCPCPNN ngày càng đặt yêu cầu cao hơn về tỷ lệ đóng góp của địa phương, trong lúc vốn đối ứng địa phương được chi từ ngân sách của thành phố còn hạn hẹp, không đáp ứng được yêu cầu của các chương trình, dự án cho các cơ quan quản lý và Nhà tài trợ;

Số lượng dự án nhiều nhưng quy mô phần lớn là nhỏ và vừa; việc giám sát và đánh giá các dự án chưa được tiến hành thường xuyên;

Công tác vận động, quản lý viện trợ PCPNN còn gặp nhiều khó khăn do chưa được quan tâm đúng mức, kinh phí hạn hẹp, cán bộ thiếu nên hiệu quả chưa cao;

Do không chủ động về nguồn vốn tài trợ nên phần lớn các chương trình, dự án có thời gian thực hiện ngắn (dưới 1 năm). Điều này gây khó khăn cho đối tác địa phương trong việc lập kế hoạch hợp tác hàng năm; Khả năng ứng dụng, chuyển giao, phát triển nhân rộng mô hình của chương trình, dự án còn hạn chế.

- Nguyên nhân chủ quan

Tuy đã có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành nhưng ở một chừng mực nào đó mức độ quan tâm của lãnh đạo ở cấp thấp hơn cũng như ở một số cơ quan địa phương lại chưa tương xứng. Điều này một phần do quản lý nhà nước về hoạt động của các TCPCPNN là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, phần khác do các cơ quan đơn vị này chưa thật sự quan tâm và có nhận thức đầy đủ về hoạt động của các TCPCPNN.

Vẫn còn một số lãnh đạo có tâm lý không muốn hợp tác, tiếp nhận viện trợ PCPNN do quan niệm hoạt động của các TCPCPNN là rất phức tạp, liên quan nhiều đến các yếu tố chính trị, an ninh nên tốt nhất là hạn chế không có quan hệ hợp tác để tránh phiền toái. Do đó, dẫn đến hệ quả là địa phương không quan tâm đến việc tiếp nhận viện trợ và xây dựng kế hoạch vận động viện trợ

Sự thiếu đồng bộ và khác nhau về mô hình QLNN về hoạt động của các TCPCPNN ở các địa phương cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý hoạt động của các TCPCPNN. Đối với các cơ quan quản lý cùng một văn bản quản lý được cơ quan cấp trên ban hành nhưng đối tượng tiếp nhận và xử lý văn bản ở địa phương lại khác nhau nên không tránh khỏi dẫn đến độ vênh trong áp dụng và thực hiện cụ thể. Trong khi đó đối với các TCPCPNN, sẽ có sự so sánh về cách xử lý khác nhau ở các địa phương.

Môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động của các TCPCPNN trong thời gian qua còn chưa đầy đủ, thiếu ổn định và thiếu sự nhất quán. Các quy định pháp lý và văn bản hướng dẫn liên quan đến quản lý hoạt động của các TCPCPNN còn chồng chéo, thiếu hoặc không rõ ràng. Trong khi đó, việc xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và chính sách lại chưa theo kịp bước tiến nhanh chóng của lĩnh vực này. Điều này không chỉ gây ra những phức tạp, khó khăn cho các TCPCPNN mà cho cả các cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện.

Công tác đào tạo chuyên sâu nâng cao năng lực, bản lĩnh của cán bộ tham gia QLNN về hoạt động của các TCPCPNN lại chưa được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát. Lực lượng nhân sự làm công tác quản lý tại các cơ quan đầu mối còn mỏng chưa đủ đáp ứng yêu cầu công việc và đa số còn trẻ, chưa được đào tạo bồi dưỡng sâu về chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Do hạn chế về trình độ quản lý điều hành, khả năng ngoại ngữ và không nắm vững các quy định của nhà nước nên trong quá trình hợp tác nhiều đối tác Việt Nam đã để các TCPCPNN quá lấn lướt, thậm chí gạt đối tác Việt Nam ra khỏi các quyết định về quản lý và thực hiện dự án.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã nêu rõ vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng và sự cần thiết trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của các TCPPNN trên địa bàn thành phố. Nhưng trọng tâm của chương 2 chính là bàn về thực trạng tình hình hoạt động của các TCPCPNN tại thành phố Đà Nẵng như thực trạng về số lượng TCPCPNN và giá trị viện trợ; về lĩnh vực dự án và tiến độ giải ngân dự án; địa bàn dự án. Từ đó đánh giá kết quả thực hiện QLNN đối với hoạt động của các TCPNN trên địa bàn thành phố. Luận văn đã đánh giá dựa trên các nội dung như: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động TCPCPNN trên địa bàn thành phố; Tổ chức bộ máy QLNN về hoạt động TCPCPNN trên địa bàn thành phố; Quản lý cán bộ, nhân viên làm việc cho các TCPCPNN; Quản lý việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các TCPCPNN; Công tác thanh tra, kiểm tra,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)