Khái niệm và vai trò của động lực làm việc của công chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

3 .Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Động lực làm việc của công chức phường

1.2.2. Khái niệm và vai trò của động lực làm việc của công chức phường

động trí óc, đa chức năng, đa nhiệm vụ, mang tính đa dạng, phức tạp. Nó chi phối đòi hỏi công chức phường cần có nhiều kỹ năng khác nhau như: kỹ năng giao tiếp, tiếp dân; kỹ năng soạn thảo văn bản, viết báo cáo; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức hội họp; kỹ năng tham mưu… Họ phải giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội ở địa phương, mang tính thường xuyên, liên tục, chuyên nghiệp.

Thứ tư, công chức phường là những người được nhân dân địa phương trao quyền nhân danh nhà nước, thực hiện các hoạt động phục vụ nhân dân. Thực tế chỉ ra rằng công chức phường luôn có mối quan hệ gần gũi, gắn bó với nhân dân, như lời Bác Hồ nói là “công bộc của nhân dân”, nên người công chức tốt hay không tốt đều có ảnh hưởng đến người dân. Hoạt động công vụ của công chức là hoạt động phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Do đó cần phải xây dựng được công chức vừa hồng vừa chuyên, có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để thực thi hoạt động của nhà nước một cách hiệu quả. Muốn vậy, trước hết người công chức phải có động lực làm việc.

Thứ năm, do đặc điểm của phường là đơn vị hành chính đô thị có tính chất phức tạp về các hoạt động đời sống, sản xuất kinh doanh hơn so với xã nên công chức phường ít nhiều có sự ảnh hưởng bởi sự đa dạng của các hoạt động kinh tế đối với công việc của họ.

1.2.2. Khái niệm và vai trò của động lực làm việc của công chức phường phường

Từ việc phân tích các khái niệm trên, có thể hiểu: Động lực làm việc của công chức phường là sự thôi thúc bản thân mỗi công chức phường phát huy năng lực, tiềm năng, khơi dậy nỗ lực hành động, vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt được kết quả tốt nhất trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Động lực làm việc nói chung cũng như động lực làm việc của công chức phường có các đặc điểm sau:

Một là, động lực gắn liền với công việc, với tổ chức và môi trường làm việc, không có động lực chung chung không gắn với công việc cụ thể nào.

Hai là, động lực không phải là đặc điểm tính cách cá nhân. Điều đó có nghĩa là không có người có động lực và người không có động lực.

Ba là, trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực sẽ dẫn tới năng suất, hiệu quả công việc cao hơn. Tuy nhiên, không nên cho rằng động lực tất yếu dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc bởi vì sự thực hiện công việc không chỉ phụ thuộc vào động lực mà còn phụ thuộc vào khả năng của người lao động, phương tiện và các nguồn lực để thực hiện công việc;

Bốn là, nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc. Tuy nhiên, nếu mất động lực hoặc suy giảm động lực sẽ không mất khả năng thực hiện công việc nhưng có xu hướng ra khỏi tổ chức.[18,tr86]

1.2.2.2. Vai trò

Đối với mỗi tổ chức mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất chính là hiệu quả hoạt động. Để có thể thực hiện được mục tiêu thì các tổ chức phải quan tâm, chú trọng đến việc động viên, khuyến khích người lao động để họ có thể vận dụng hết khả năng làm việc, nâng cao tính tích cực trong lao động để đạt năng suất cao. Đặc biệt với cơ quan HCNN, công chức là những người đảm nhận trọng trách thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Do đó, động lực làm việc của công chức có vai trò tạo nên sự thành công của

cơ quan, có vai trò quan trọng đối với bản thân công chức. Khi có động lực làm việc, công chức sẽ làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm hơn với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đem lại năng suất và hiệu quả cao trong công việc, giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Đồng thời động lực làm việc còn tác động đến thái độ với công việc giúp cho công chức có tinh thần làm việc thoải mái, những khó khăn hay áp lực do công việc đem lại không làm họ chán nản, phát huy khả năng sáng tạo áp dụng vào công việc. Không những vậy, động lực làm việc còn tạo được sự gắn bó tinh thần gần gũi trong quan hệ đồng nghiệp, giúp đỡ nhau trong công việc, đời sống và các hoạt động tập thể, cộng đồng, tạo nên sự đoàn kết trong tổ chức.

Giống như bất kỳ một tổ chức nào, cơ quan hành chính nhà nước cần phải quan tâm đến việc tạo động lực làm việc để có thể phát huy tối đa vai trò của động lực làm việc đối với công chức. Qua đó, tổ chức hành chính nhà nước có thể khai thác hết tiềm năng của công chức trong việc nâng cao hiệu quả công việc để củng cố, tăng cường hiệu quả hoạt động của nền HCNN. Cơ quan HCNN là những tổ chức do nhà nước thành lập để thực thi quyền lực nhà nước, hoạt động phục vụ xã hội với nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách nhà nước, do đó công chức nếu thiếu đi động lực làm việc có thể dẫn tới những vi phạm những quy định mang tính pháp lý hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi có thể gây hậu quả tiêu cực đến xã hội, lãng phí cả tài lực lẫn vật lực, làm giảm niềm tin của nhân dân với nhà nước. Như vậy động lực làm việc của công chức phường có ảnh hưởng nhất định tới hiệu hoạt động của UBND phường.

Thứ nhất, động lực làm việc của công chức phường quyết định hiệu suất làm việc của chính bản thân công chức. Theo công thức của Carter, S, Shelton, M (2009), Blumberg, M. và Pringle (1982), hiệu suất làm việc phụ thuộc đồng thời vào ba yếu tố: P = A x R x M, trong đó:

P: Hiệu suất làm việc (Performance) A: Khả năng /năng lực làm việc (Ability) R: Nguồn lực (Resources)

M: Động lực/động cơ làm việc (Motivation).

Nếu một trong ba yếu tố này không được đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả làm việc của không chỉ cá nhân công chức mà còn là cả cơ quan. Từ công thức này có thể nhận thấy nếu không có động lực làm việc thì công chức dù có khả năng làm việc tốt và được trang bị đầy đủ nguồn lực, điều kiện phục vụ công việc thì cũng khó có thể đạt được kết quả mong đợi, ngược lại đối với công chức có động lực trong lao động thì họ có thể đạt hiệu suất làm việc mong muốn kể cả khi khả năng, kiến thức chưa đáp ứng yêu cầu.

Thứ hai, động lực làm việc là cơ sở đem lại sự sáng tạo trong lao động cho công chức phường. Một trong những đặc điểm của lao động của công chức phường là hoạt động trí óc, vì thế đòi hỏi sự sáng tạo trong công việc để có thể ứng xử linh hoạt với các tình huống xảy ra trên thực tế. Khi công chức có động lực làm việc, tức là họ sẽ cảm thấy thoải mái, say mê với nhiệm vụ công vụ, có lòng nhiệt huyết có thể đem lại những ý tưởng mới, tạo ra sự đột phá cho cơ quan, có thể thích ứng với xu hướng biến đổi nhanh chóng của thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay.

Thứ ba, động lực làm việc giúp giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực nảy sinh, chẳng hạn như các vấn đề vi phạm đạo đức, vi phạm kỷ luật, tham nhũng, bỏ việc… Chính vì vậy, những người lao động có động lực làm việc được coi là tài sản quý giá nhất của bất cứ cơ quan nào. Bên cạnh đó, động lực làm việc cũng sẽ góp phần xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện, tạo dựng những mối quan hệ đồng nghiệp hài hòa, chia sẻ, giúp đỡ nhau. [7]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)