7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đánh giá công chức cấp xã
1.4.1. Sự hoàn chỉnh của các quy định pháp luật về đánh giá công chức
Thể chế của nhà nƣớc quy định về đánh giá công chức bao gồm các văn bản pháp luật, nghị định, thông tƣ, quy định, quyết định...về đánh giá công chức. Trong đó có quy định về cách thức và tiêu chí đánh giá. Nếu các quy định của nhà nƣớc đánh giá công chức phù hợp, khoa học thì sẽ giúp cho nhà quản lý, cho cơ quan nhà nƣớc dễ dàng trong việc lƣợng hóa chính xác kết quả đánh giá. Ngƣợc lại nếu hệ thống thể chế không phù hợp còn nhiều hạn chế, không hợp lý khoa học thì sẽ cản trở cho chủ thể tiến hành đánh giá [1,18].
1.4.2. Mục đích của việc đánh giá
Mục đích đánh giá công chức là để xác định hiệu quả thực thi công vụ mà công chức đạt đƣợc. Hệ thống đánh giá phải đƣợc sử dụng nhƣ một tài liệu hƣớng dẫn và giám sát công việc của ngƣời công chức. Từ đó tạo cơ sở căn cứ để thực hiện các mục tiêu khác trong quản lý công chức nhƣ: Bố trí, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng...đối với công chức, để đạt đƣợc kết quả cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nƣớc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chức năng.
Mục đích đánh giá có tác động hết sức quan trọng đến kết quả đánh giá. Nếu mục đích đánh giá rõ ràng, cụ thể thì việc đánh giá sẽ nhanh chóng, kết quả rõ ràng, cụ thể. Nếu đánh giá mà không có mục đích rõ ràng thì kết quả có thể không đúng với yêu cầu ban đầu. Hoặc mục đích đánh giá hàng năm phải khác với mục đích đánh giá đột xuất để khen thƣởng, kỷ luật, bổ nhiệm, đào tạo bồi dƣỡng.
Đánh giá là nhằm xác định năng lực thực sự có đóng góp vào kết quả thực hiện mục tiêu của tổ chức. Trong đánh giá, cần xác định điều các nhà quản lý muốn từ đánh giá. Trong thực tế, việc đánh giá hƣớng tới nhiều mục đích khác nhau: đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng năm, đánh giá cán bộ đảm nhiệm chức vụ do bầu cử trƣớc khi hết nhiệm kỳ, đánh giá cán bộ trƣớc khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, khen
thƣởng, kỷ luật… Mỗi mục tiêu đƣa ra khác nhau sẽ ảnh hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng pháp, cách thức, quy trình, nội dung đánh giá khác nhau. Thông thƣờng mục đích đánh giá thƣờng đƣợc các nhà quản lý sử dụng để: Quản lý tiền lƣơng; Thông tin phản hồi thực thi công vụ; Xác định điểm mạnh yếu của ngƣời lao động trong tổ chức; Văn bản hóa quyết định nhân sự; Thừa nhận kết quả hoạt động của cá nhân; Xác định những hoạt động của cá nhân; Đề bạt cán bộ; Tiếp tục hay chấm dứt hợp đồng; Đánh giá kết quả chung [1,18].
1.4.3. Năng lực của chủ thể đánh giá
Chủ thể tiến hành đánh giá công chức bao gồm ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị, cá nhân tự đánh giá, tập thể cơ quan đánh giá...Các chủ thể này có tác động lớn đến kết quả đánh giá bởi nó thuộc về yếu tố chủ quan quyết định đến cả quá trình đánh giá.
Trình độ kỹ năng trách nhiệm đánh giá của chủ thể đánh giá là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng công tác đánh gía. Việc nâng cao trình độ và kỹ năng đánh giá cho những ngƣời làm công tác đánh giá là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Nếu chủ thể đánh giá có trình độ, năng lực khách quan công tâm và trách nhiệm thì kết quả đánh giá sẽ đảm bảo. Ngƣợc lại nếu chủ thể đánh giá năng lực còn hạn chế, không có trách nhiệm, có nhiều yếu tố tiêu cực...thì sẽ làm sai lệch kết quả [1,18].
Kết quả đánh giá CCCX phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể là ngƣời đứng đầu (Chủ tịch UBND xã) đánh giá. Lúc này phẩm chất đạo đức năng lực của chủ thể sẽ ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá. Bên cạnh trình độ lý luận chính trị, đạo đức, lối sống còn đòi hỏi ngƣời lãnh đạo phải có năng lực tổ chức thực tiễn, trình độ chuyên môn, am hiểu công tác lãnh đạo, hiểu biết về tâm lý con ngƣời, có phƣơng pháp làm việc khoa học. Trong quá trình đánh giá thủ trƣởng cơ quan có nhiệm vụ trực tiếp nhận xét, đánh giá công chức, họ sẽ là ngƣời biết rõ nhất kết quả làm việc của công chức, mức độ hoàn thành công việc và phẩm chất đạo đức của công chức đó.
1.4.4. Vai trò và trách nhiệm người đứng đầu trong đánh giá
Ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc” là thuật ngữ dùng để chỉ thiết chế giữ vị trí pháp lý cao nhất trong cơ quan hành chính nhà nƣớc, thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của cơ quan. Chủ thể này có nghĩa vụ và quyền cao nhất trong việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc cũng nhƣ chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc mình đứng đầu. Trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong cơ quan hành chính nhà nƣớc bao gồm các nội dung sau:
Trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn lực gồm nhân lực, tài chính công, tài sản công, thông tin: Bất kỳ nguồn lực công nào cũng phải đƣợc sử dụng một cách cẩn trọng và tiết kiệm. Tránh sử dụng nguồn lực một cách bừa bãi, hoang phí, sử dụng nguồn lực công vào việc cá nhân, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc đƣợc nhà nƣớc giao phó. Nhìn chung, ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc có trách nhiệm quản lý, sử dụng các nguồn lực này trƣớc hết đảm bảo tính hiệu lực, đúng quy định pháp luật, phục vụ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc, sau đó, có trách nhiệm đảm bảo tính hiệu quả, không để xảy ra lãng phí, thất thoát, tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc và sự đóng góp của ngƣời dân.
Trách nhiệm về việc thực hiện các chức năng quản lý: Những ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc phải quản lý cơ quan của mình sao cho đúng, đƣa ra những hƣớng đi đúng đắn cho cả tập thể cán bộ, công chức của cơ quan nhằm thực hiện đúng nhiệm vụ mà Nhà nƣớc giao phó. Ngƣời đứng đầu đóng vai trò là ngƣời lãnh đạo, quản lý do đó họ có trách nhiệm thực hiện tốt vai trò này. Trong trách nhiệm thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý thì các khía cạnh quan trọng nhất của quản lý, lãnh đạo bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đồng thời, xác định tƣơng lai sẽ nhƣ thế nào. Quan trọng hơn cả là làm thế nào để có thể truyền cảm hứng cho nhân viên là cán bộ, công chức để họ hoàn thành tốt nhất những mục tiêu đã đặt ra trƣớc đó ngay cả khi gặp phải khó khăn.
Trách nhiệm về kết quả hoạt động lãnh đạo, quản lý: Bất kỳ hoạt động lãnh đạo, quản lý nào cũng cần có đƣợc những hiệu quả hoạt động nhất định. Nếu hiệu quả không đƣợc hoàn thành, thì bị coi là không hoàn thành nhiệm vụ và ngƣời lãnh đạo, quản lý hoạt động đó phải chịu trách nhiệm vì những gì chƣa làm đƣợc hoặc chƣa làm tốt. Trách nhiệm về kết quả của hoạt động lãnh đạo trong quá trình quản lý chính là những gì chúng ta nhìn thấy đƣợc hay đạt đƣợc sau quá trình thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý.
1.4.5. Nhận thức của công chức cấp xã về công tác đánh giá
Công chức cấp xã là những ngƣời trực tiếp làm việc với dân, có trách nhiệm tổ chức, quản lý việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật trong thực tế cuộc sống, để tổ chức nhân dân thực hiện đúng và đủ. Đồng thời, là những ngƣời tham mƣu cho cơ quan chức năng để các cơ quan này ban hành các chính sách phù hợp với thực tế cuộc sống. Do vậy, CCCX phải hiểu rõ chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, đồng thời phải nắm bắt kịp thời diễn biến tình hình thực tế trên địa bàn đƣợc phân công phụ trách. Công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của ngƣời dân; tạo điều kiện để ngƣời dân tham gia tích cực vào hoạt động quản lý của nhà nƣớc ở địa phƣơng, từ đó hạn chế sự nhũng nhiễu, phiền hà, những hành vi tiêu cực trong bộ máy hành chính nhà nƣớc. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đổi mới phƣơng thức, lề lối làm việc nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, vì dân, phục vụ - mục tiêu quan trọng trong cải cách hành chính ở nƣớc ta hiện nay.
1.4.6. Văn hoá và bầu không khí làm việc của tổ chức
Dân chủ ở cơ quan hành chính nhà nƣớc luôn gắn liền với những nội dung cụ thể có liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị và thể hiện trực tiếp ở các quyền dân chủ của đội ngũ cán bộ, công chức. Đó là quyền đƣợc biết những việc có liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị, quyền tham gia ý kiến, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định và quyền giám sát, kiểm tra. Dân chủ ở cấp
xã bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật; Bảo đảm quyền của nhân dân đƣợc biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã; Bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã; Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc.
Tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở sẽ tạo điều kiện cho việc nhận xét đánh giá của tập thể đƣợc khách quan, chính xác. Trong hoạt động này, vai trò của ngƣời đứng đầu đơn vị là rất quan trọng. Bầu không khí có dân chủ, cởi mở hay không phụ thuộc quan điểm, nhận thức của ngƣời lãnh đạo đối với hoạt động đánh giá nói riêng và hoạt động của đơn vị nói chung.
Môi trƣờng dân chủ, minh bạch sẽ khuyến khích CCCX làm việc hết mình và cũng khuyến khích đánh giá khách quan, công tâm; ngƣợc lại môi trƣờng thiếu dân chủ, thiếu minh bạch sẽ làm triệt tiêu ý kiến đánh giá khách quan, khoa học. Cần tạo ra bầu không khí thảo luận công khai, dân chủ, ở đó mỗi công chức đều đƣợc đánh giá dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, thành tích trong công việc, cả những khó khăn, vƣớng mắc họ gặp phải. Ngoài ra, đặc điểm riêng về văn hóa, tính cách con ngƣời ở mỗi địa phƣơng; những vấn đề về cơ hội thăng tiến, mối quan hệ gia đình-xã hội, làng xóm, quan hệ công tác, địa vị xã hội của mỗi cá nhân; sự ảnh hƣởng của từng ngƣời trong đơn vị đều có ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá [1,18]
1.4.7. Sự hoàn thiện của các nội dung, tiêu chí và phương pháp đánh giá
Nội dung tiêu chí đánh giá: Về nguyên tắc tiêu chí đánh giá càng rõ ràng, cụ thể, khách quan càng dễ đánh giá và kết quả càng chính xác. Một hệ thống các tiêu chí quá chung chung, định tính thì khó có thể đánh giá chính xác kết quả thực hiện công việc và không đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá. Các tiêu chí đánh giá CCCX có quan hệ biện chứng, mật thiết với nhau, tạo thành một hệ tiêu chí thống nhất. Để đánh giá đúng đội ngũ CCCX cần xem xét đầy đủ các tiêu chí, cách đánh giá phải thật sự khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể, vừa định lƣợng, vừa định tính, lấy định lƣợng để định tính; xem xét toàn
diện, tổng hợp tất cả các yếu tố có thể đo đạc, định lƣợng đƣợc để định tính rõ ràng, đầy đủ.
Phƣơng pháp đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc xây dựng phƣơng pháp đánh giá phải đảm bảo xây dựng đƣợc tiêu chí đánh giá cho khoa học, chính xác. Các phƣơng pháp phải dựa trên quan điểm khách quan, toàn diện nhƣng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phƣơng mới phát huy đƣợc kết quả đánh giá. Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp đƣợc sử dụng vào hoạt động đánh giá công chức, lựa chọn các phƣơng pháp đánh giá khác nhau sẽ đem lại kết quả đánh giá khác nhau. Dù là phƣơng pháp đánh giá nào thì vấn đề cơ bản là phải xây dựng đƣợc hệ thống tiêu chí đánh giá cho phù hợp. Cần kết hợp với đánh giá định tính và định lƣợng. Hiệu quả thành tích công tác của công chức biểu hiện ở cả hai mặt chất và lƣợng. Mỗi mặt phải xác lập hệ thống đánh giá với các yếu tố khác nhau. Kết hợp các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả trong cơ quan hành chính nhà nƣớc. Trong đánh giá không chỉ áp dụng rập khuôn theo phƣơng pháp cho điểm xếp hạng và bình bầu mà phải kết hợp linh hoạt nhiều phƣơng pháp khác nhau khi đánh giá từng trƣờng hợp cụ thể. Căn cứ vào từng vị trí việc làm cụ thể có thể áp dụng các phƣơng pháp nhƣ đánh giá qua xử lý tình huống thực tế, qua những sự kiện đáng chú ý hoặc thông qua các cuộc phỏng vấn ngắn giúp nhà quản lý chủ động nắm đƣợc những thông tin mà họ thấy cần thiết về đối tƣợng đánh giá. Do vậy, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi cơ quan, đơn vị mà có thể chọn phƣơng pháp đánh giá cho phù hợp [1,18.
1.5. Kinh nghiệm đánh giá công chức cấp xã ở một số địa phƣơng và giá trị tham gia khảo
1.5.1. Kinh nghiệm đánh giá công chức cấp xã của một số địa phương
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những tỉnh, thành phố năng động của Việt Nam trong cải cách hành chính nhà nƣớc. Trong đánh giá CCCX, thành phố này cũng áp dụng tiêu chí và phƣơng pháp mới có hiệu quả. Điểm nổi bật trong việc vận
dụng các tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá CCCX của Đà Nẵng đƣợc thể hiệu qua một số mặt:
Thứ nhất: Áp dụng phƣơng pháp đánh giá 3600 cho từng vị trí công chức
xã phƣờng. Công chức xã, phƣờng sẽ đƣợc chấm điểm qua mạng nhằm đánh giá mức độ thực hiện công việc, nội quy cơ quan và thái độ, trách nhiệm đối với tổ chức, đồng nghiệp và công dân. Ngày 16/7/2012 công chức phƣờng xã trên địa bàn thành phố đƣợc Sở Nội vụ Đà Nẵng tập huấn với phƣơng pháp đánh giá
theo mục tiêu, kết quả đầu ra và đánh giá 3600 cho từng vị trí, chức danh (công
chức tự đánh giá, đánh giá từ đồng nghiệp, hội đồng đánh giá, ngƣời lãnh đạo
trực tiếp và của cấp trên). Đánh giá CCCX theo phƣơng pháp 3600 ở Đà Nẵng
đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau [19,34].
Theo quy trình trên nếu CCCX đạt từ 85 điểm trở lên là công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, từ 80-85 điểm là hoàn thành nhiệm vụ ở thang điểm từ 70 đến 80 hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực. Dƣới 70 điểm công chức chƣa hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả cuối cùng do chủ tịch UBND xã phƣờng, thị trấn xem xét quyết định và thông báo đến công chức. Số điểm của công chức là cơ sở để thực hiện nâng bậc lƣơng, thuyên chuyển, điều động, thôi việc....Kết quả đánh giá theo mô hình 360 đƣợc các chuyên gia nhận định sẽ
Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND phụ trách trực tiếp Đồng nghiệp Hội đồng đánh giá Công chức tự đánh giá Công chức chuyên môn xã, phƣờng, thị trấn
khách quan, qua đánh giá từ nhiều chủ thể trực tiếp có đƣợc thông tin về công chức sẽ cho ra kết quả giúp nhà quản lý biết đƣợc ai nhiệt tình, có năng lực làm việc. Việc chấm điểm công chức phƣờng, xã qua mạng sẽ giúp giảm bớt thủ tục hành chính, cuối năm công chức không phải báo cáo bằng giấy về phòng nội vụ hay sở mà tất cả đƣợc thể hiện trên phần mềm. "Kết quả đánh giá khách quan,