B Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
2.2.4. Phương pháp đánh giá viên chức
Như đã đề cập tại mục 1.2.7, Chương 1, phương pháp đánh giá là một trong những nội dung quan trọng cấu thành hoạt động đánh giá nhân sự nói chung, đánh giá viên chức nói riêng. Phương pháp đánh giá có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đánh giá.
- Phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định là phương pháp hay, tuy nhiên rất khó áp dụng trong thực tế tại các cơ sở giáo dục vì các đơn vị khó xác định cụ thể tất cả các mục tiêu để làm cơ sở đánh giá.
- Phương pháp đánh giá cho điểm dựa trên hệ thống các tiêu chí (đánh giá theo năng lực) là phương pháp được các đơn vị áp dụng từ năm 2010 cho đến nay.
- Phương pháp đánh giá dựa vào những sự kiện đáng chú ý thông qua bản kiểm điểm của từng viên chức là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Cách thức đánh giá này phụ thuộc phần nhiều vào sự tự giác của viên chức và cũng rất khó để kiểm chứng những gì viên chức đã tự kiểm điểm
đã đúng hay sai. Những hạn chế của phương pháp này chính là điều kiện để bệnh nể nang, dĩ hòa vi quý, cào bằng trong đánh giá đang tồn tại hiện nay.
- Phương pháp bình bầu là phương pháp truyền thống, được áp dụng từ rất lâu và vẫn tỏ ra khá hiệu quả trong việc đánh giá viên chức hiện nay cũng như trong việc bình bầu xếp loại lao động. Phương pháp này khá đơn giản trong áp dụng và được hầu hết mọi người chấp nhận vì đã có “hội đồng” đánh giá.
+ Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thông qua 02 cuộc họp đánh giá, bình bầu của tập thể Tổ chuyên môn nơi viên chức công tác và 01 cuộc họp dưới sự chủ trì của Người đứng đầu đơn vị
+ Đối với cấp phó của người đứng đầu phải qua 03 cuộc họp: một là cuộc họp đánh giá của tập thể Tổ chuyên môn nơi cấp phó của người đứng đầu công tác; hai là cuộc họp đánh giá, bình bầu của tập thể đơn vị dưới sự chủ trì của người đứng đầu và ba là cuộc họp đánh giá của Lãnh đạo Sở GD&ĐT.
Bên cạnh đó việc viên chức tham gia vào các đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên và sinh hoạt đảng thì còn chịu đánh giá của các tổ chức đó. Việc cùng chịu sự đánh giá vào một thời điểm của nhiều tổ chức khiến cho việc đánh giá bị trùng lặp. Tuy nhiên đây là phương pháp được nhiều đơn vị áp dụng vì nó là kết quả của một tập thể, và nếu có khiếu nại thì trách nhiệm chung cũng thuộc về tập thể.
- Phương pháp đánh giá 360 độ là phương pháp đánh giá tập hợp được nhiều nguồn thông tin phục vụ cho công tác đánh giá, là phương pháp hiệu quả, tuy nhiên cần phải có chuyên gia phụ trách công tác đánh giá, do vậy cũng chưa được áp dụng nhiều.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát áp dụng phương pháp đánh giá viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT
Tt Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ (%)
1 Phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định 0 0
2 Phương pháp chấm điểm theo các tiêu chí xác
định (đánh giá theo năng lực) 317 88,1
3 Phương pháp đánh giá dựa vào những sự kiện
đáng chú ý thông qua bản tự kiểm điểm 267 74,2
4 Phương pháp bình bầu (họp, xét tập thể) 325 90,2
5 Phương pháp 360 độ (lấy ý kiến nhiều cơ
quan) 167 46,4
Nguồn: Phụ lục 3.
Qua kết quả kháo sát, các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên đang áp dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để đánh giá viên chức.