B Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.3.1.1. Ưu điểm
Qua phân tích thực trạng đánh giá viên chức, có thể thấy công tác đánh giá viên chức đạt được những kết quả sau:
- Thứ nhất, các đơn vị đã phổ biến, quán triệt nội dung đánh giá viên
chức hàng năm đến toàn thể viên chức đơn vị mình. Đa số viên chức đã nhận thức được việc đánh giá và đánh giá hàng năm đối với viên chức là một quy định bắt buộc và nắm được nội dung đánh giá, thời điểm tiến hành đánh giá. Công tác đánh giá viên chức đảm bảo các nguyên tắc đánh giá viên chức. Người đứng đầu đơn vị đã quan tâm áp dụng nhiều phương pháp bên cạnh phương pháp bình bầu truyền thống để đánh giá viên chức.
- Thứ hai, công tác đánh giá thực hiện nhiệm vụ hàng năm của viên
chức ngày càng chính xác, kịp thời hơn nhằm khắc phục những thiếu sót của viên chức và tập thể; kịp thời điều chỉnh hoạt động để hoàn thành công việc tốt hơn, kịp thời khen thưởng, động viên các viên chức, tập thể có kết quả công tác tốt.
-Thứ ba, đánh giá viên chức định k hàng năm đã giúp cho viên chức
nhận thấy được những mặt mạnh của mình để phát huy và biết được những hạn chế để khắc phục kịp thời. Mặt khác, giúp cho các đơn vị có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho viên chức.
- Thứ tư, Sở GD&ĐT đã bước đầu chú ý đến việc lấy ý kiến của đối
tượng bị tác động như người học, giáo viên, hộp thư, đường dây nóng… làm cơ sở để đánh giá viên chức hàng năm cũng như đánh giá khi thực hiện các khâu
trong quản lý, sử dụng viên chức.
- Thứ năm, nguyên tắc công khai các thủ tục trong đánh giá viên chức
được quan tâm thực hiện, góp phần làm cho kết quả đánh giá ngày càng chính xác, khách quan, công bằng hơn.
2.3.1.2. Nguyên nhân
Để đạt những kết quả trên là do những nguyên nhân cơ bản sau:
- Thứ nhất, Địa vị pháp lý của viên chức được quy định rõ ràng giúp
cho công tác quản lý nói chung và công tác đánh giá nói riêng được thực hiện thống nhất, đồng bộ. Hệ thống văn bản quy định của Đảng và Nhà nước về đánh giá viên chức đã được ban hành ngày càng hoàn thiện.
- Thứ hai, nhận thức tầm quan trọng, vai trò của công tác đánh giá của
các cấp ủy Đảng và chính quyền, người đứng đầu đơn vị đã được nâng lên. Nhờ đó công tác đánh giá được chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
- Thứ ba, người đứng đầu ở một số đơn vị ngày càng quan tâm hơn đến công tác đánh giá, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng nhiều phương pháp đánh giá viên chức để áp dụng tại đơn vị mình.
- Thứ tư, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; việc
tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức; xã hội ngày càng phát triển nên các yêu cầu về kiểm soát chất lượng giảng dạy, hoạt động của viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT có tác động thúc đẩy công tác đánh giá đổi mới theo hướng tốt hơn, hiệu quả hơn.