Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 34)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

- Năng lực vay vốn của khách hàng, được thể hiện thông qua các nhân tố như thu nhập của khách hàng, trình độ văn hoá, thói quen, đạo đức… của khách hàng. Thu nhập của khách hàng vay tiêu dùng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của họ và quyết định việc có cho vay hay không của ngân hàng. Bởi vì, ngân hàng khi CVTD sẽ căn cứ vào mức thu nhập trong tương lai của khách hàng, đó là nguồn thanh toán khoản nợ đó. Do đó, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, đến quy mô của khoản vay và đến việc phát triển CVTD của ngân hàng. Khách hàng vay cần có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng và đặc biệt là cần có thiện chí trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Nếu như khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức trả nợ thì rủi ro cho vay tiêu dùng thấp, tạo điều kiện kích thích ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động CVTD và các quy định cho vay sẽ không quá khắt khe. Ngược lại nếu khách hàng trả nợ không đều, nợ quá hạn nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động CVTD.

- Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng, có nghĩa là khách hàng liệu có đáp ứng được các điều kiện quy định của ngân hàng hay không. Các điều kiện như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản …

1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trƣờng hoạt động của ngân hàng

Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng CVTD một cách hiệu quả. Kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là ổn định tiền tệ với các chỉ tiêu giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làm yên tâm định chế tài chính cho vay vốn, các đối tượng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ yên tâm về sự ổn định trong thu nhập cũng như sự ổn định của chi phí đi vay, chi phí mua sắm, sửa chữa nhà cửa, và các hàng hóa, dịch vụ khác, do đó làm tăng các khoản vay của họ, đồng thời tạo điều kiện duy trì và phát triển bền vững quan hệ hai chiều vay vốn và trả nợ.

Ngược lại, khi kinh tế khủng hoảng hoặc điều kiện phát triển chậm chạp, hay kinh tế vĩ mô bất ổn định một mặt sẽ tác động gây hạn chế cấp cho vay tiêu dùng của các trung gian tài chính. Các khoản cho vay chịu tác động của những biến động trên thị trường tài chính bất ổn có thể dẫn tới đổ vỡ. Những thay đổi tích cực trong kinh tế vĩ mô diễn ra quá nhanh cũng gây ra những xáo trộn nhất định. Chẳng hạn tỷ lệ lạm phát và lãi suất giảm quá nhanh cũng có thể dẫn tới tình trạng võ nợ đối với các món vay với lãi suất dựa vào tỷ lệ lạm phát cao trước đó. Tỷ giá hối đoái kém linh hoạt, không phản ánh được sự biến động của kinh tế vĩ mô, làm méo mó những tín hiệu giá cả bên ngoài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của khách hàng và tổ chức tín dụng. Mặt khác, kinh tế vĩ mô phát triển chập chạm hay bất ổn cũng khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, các chi phí biến động, khó kiểm soát, do đó người tiêu dùng phải giảm các khoản vay của họ.

- Quan điểm thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng trong nước của Chính phủ sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng

Quan điểm của Chính phủ về vai trò của tiêu dùng trong nước đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển hoạt động CVTD. Khi Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo hướng coi trọng xuất khẩu (tiêu dùng của người nước ngoài) thì bộ phận tiêu dùng trong nước sẽ ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn ở các nước cho thấy, chiến lược này cũng gặp phải vấn đề là tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc rất

lớn vào môi trường bên ngoài. Do đó nhiều nước đã chuyển sang chiến lược phát triển kinh tế ổn định và bền vững hơn là dựa vào tiêu dùng trong nước. Với quan điểm đó, các chính sách tích cực của Chính phủ, hàng đầu là tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng (như chính sách thuế, chính sách thu nhập, chính sách thương mại, du lịch, y tế, giáo dục...) là cơ hội quan trọng nâng cao chất lượng CVTD.

- Môi trường pháp luật

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở bảo vệ sự phát triển thị trường tài chính an toàn, ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, bảo vệ sự phát triển bền vững quan hệ hợp tác bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng vì lợi ích của hai phía.

- Môi trường văn hoá-xã hội

Những yếu tố thuộc về văn hoá xã hội như thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí, thị hiếu… ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định lựa chọn hình thức CVTD. Chẳng hạn như ở Mỹ, xã hội được cho là xã hội tiêu dùng với tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập chỉ khoảng 10% và thói quen mua sắm sẽ là một thị trường rất lớn để mở rộng CVTD. Các quan niệm về ngân hàng quen thuộc hay xa lạ, an toàn hay không an toàn, thói quen thanh toán tiền mặt trong dân cư cũng là những yếu tố có tác động rất lớn đến các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, trong đó có hoạt động CVTD.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Toàn bộ Chương 1 là những lý luận cơ bản về cho vay nói chung, CVTD nói riêng và chất lượng CVTD của Ngân hàng thương mại. Từ những vấn đề mang tính khái quát về CVTD đến những vấn đề cụ thể như: Khái niệm, đối tượng, đặc điểm của CVTD hay các hình thức CVTD. Đồng thời, Chương 1 cũng nêu lên những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động CVTD và vai trò quan trọng của CVTD với 3 khía cạnh chính đó là: khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, Chương 1 cũng là cơ sở lý luận đưa ra cách thức nghiên cứu thực trạng chất lượng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng CVTD sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM, CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV TT Huế 2.1.1. Giới thiệu về BIDV TT Huế 2.1.1. Giới thiệu về BIDV TT Huế

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ. Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam…Với truyền thống 59 năm là sức mạnh, là hành trang để BIDV vững bước vào tương lai với những mục tiêu, kế hoạch mới nhằm đưa BIDV trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu trong khu vực.

Đến nay, với hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy. Hiện nay BIDV là một trong những ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích thông qua 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc, là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.[19]

Bên cạnh phát triển lĩnh vực ngân hàng, BIDV còn mở rộng mạng lưới phi ngân hàng gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC) cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư; Công ty Cho thuê tài chính; Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC) cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.…

Với cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp; với các đối tác chiến lược, BIDV Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”; Với Cán bộ Công nhân viên, BIDV luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức thì “Thương hiệu BIDV” chính là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế ngày nay được thành lập theo Quyết định số 69/QĐ - NH5 ngày 27/3/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền thân là Chi nhánh ngân hàng Kiến thiết Thừa Thiên (1975). Sau hơn 40 năm, gắn liền với sự chuyển mình của đất nước và sự đổi thay về mặt địa lý hành chính của địa phương mà có các tên gọi:

- Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Bình Trị Thiên (1976)

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Bình Trị Thiên (1981) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế (1989)

- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế (5/2012 đến nay).

Là đơn vị thành viên của BIDV, được thành lập trong giai đoạn toàn hệ thống chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, BIDV TT Huế đã góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội sau này của tỉnh nhà. Hiện nay, trụ sở giao dịch chính của BIDV TT Huế đặt ở 41 Hùng Vương, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh TT Huế.

Trải qua 23 năm hình thành và phát triển (từ năm 1993 đến năm 2016), BIDV TT Huế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, là đơn vị hoạt động nhiều năm có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng khá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn hệ thống, có số lượng cán bộ, nguồn vốn cũng như lợi nhuận tăng qua mỗi năm, đồng thời đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đó là cả một sự phấn đấu không ngừng của tập thể đội ngũ nhân viên để đổi mới phong cách làm

việc, nâng cao nghiệp vụ, cải tiến công nghệ... nhằm đưa chi nhánh càng trở nên lớn mạnh hơn.

Chức năng hoạt động kinh doanh của BIDV TT Huế:

 Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi kỳ hạn, không kỳ hạn và giấy tờ có giá.

 Tín dụng - bảo lãnh: Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn, cho vay tài trợ

dự án, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

 Thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản, thanh toán và chuyển tiền trong

và ngoài nước, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu, thanh toán lương tự động, thanh toán hóa đơn tự động

 Thực hiện các dịch vụ khác: ATM, BSMS,E – Banking, thanh toán qua

đơn vị chấp nhận thẻ (POS), phát hành thẻ tín dụng…

 Kinh doanh ngoại tệ: thực hiện mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn các

loại ngoại tệ, dịch vụ quyền chọn mua (bán) và dịch vụ hoán đổi ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối.

2.1.2. Mô hình tổ chức của BIDV TT Huế

Với phương châm hoạt động hiệu quả, BIDV TT Huế đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay chi nhánh đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, năng động và nhiệt tình với 102 cán bộ được phân bố vào các phòng ban. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV TT Huế

Ghi chú:

: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - BIDV TT Huế)

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Phòng Thẩm định và Quản lý rủi ro Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân Phòng Quản trị Tín dụng Phòng Giao dịch An Cựu Phòng giao dịch Sông Bồ Phòng giao dịch Thành Nội Phòng giao dịch Bến Ngự Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Khách hàng cá nhân

Tổ điện toán Phòng giao dịch Nguyễn Trãi Phòng Tiền tệ và Quỹ Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Giao dịch khách hàng Doanh nghiệp

a. Ban Giám Đốc

* Giám đốc:

- Chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, có trách nhiệm định hướng hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng cấp trên.

- Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các Phòng/Tổ.

* Các Phó Giám đốc:

Hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác điều hành, định hướng phát triển, đồng thời trực tiếp chỉ đạo một số Phòng/Tổ, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công.

b. Khối Quản lý khách hàng

* Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện công tác tín dụng bán buôn; Công tác tài trợ dự án; Nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.

* Phòng Khách hàng cá nhân: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng cá nhân; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng bán lẻ.

c. Khối Quản lý rủi ro

* Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý tín dụng; Quản lý rủi ro tín dụng; Quản lý rủi ro tác nghiệp; Phòng chống rửa tiền; Quản lý hệ thống chất lượng ISO; Kiểm tra nội bộ.

d. Khối Tác nghiệp

* Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng; Tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các phòng khách hàng, gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; Các nhiệm vụ khác như đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ

nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và tài sản bảo đảm tiền vay, quản lý thông tin và lập các loại báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng

* Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; thực hiện nhiệm vụ Thanh toán quốc tế.

* Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; thực hiện nhiệm vụ Thanh toán quốc tế.

* Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ: Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc, đá quý,…); Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập), phối hợp với các Phòng Giao dịch khách hàng và Phòng Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng, trực tiếp thực hiện các giao dịch thu - chi tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)