Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ. Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam…Với truyền thống 59 năm là sức mạnh, là hành trang để BIDV vững bước vào tương lai với những mục tiêu, kế hoạch mới nhằm đưa BIDV trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu trong khu vực.
Đến nay, với hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy. Hiện nay BIDV là một trong những ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích thông qua 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc, là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.[19]
Bên cạnh phát triển lĩnh vực ngân hàng, BIDV còn mở rộng mạng lưới phi ngân hàng gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC) cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư; Công ty Cho thuê tài chính; Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC) cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.…
Với cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp; với các đối tác chiến lược, BIDV Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”; Với Cán bộ Công nhân viên, BIDV luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức thì “Thương hiệu BIDV” chính là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế ngày nay được thành lập theo Quyết định số 69/QĐ - NH5 ngày 27/3/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền thân là Chi nhánh ngân hàng Kiến thiết Thừa Thiên (1975). Sau hơn 40 năm, gắn liền với sự chuyển mình của đất nước và sự đổi thay về mặt địa lý hành chính của địa phương mà có các tên gọi:
- Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Bình Trị Thiên (1976)
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Bình Trị Thiên (1981) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế (1989)
- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế (5/2012 đến nay).
Là đơn vị thành viên của BIDV, được thành lập trong giai đoạn toàn hệ thống chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, BIDV TT Huế đã góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội sau này của tỉnh nhà. Hiện nay, trụ sở giao dịch chính của BIDV TT Huế đặt ở 41 Hùng Vương, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh TT Huế.
Trải qua 23 năm hình thành và phát triển (từ năm 1993 đến năm 2016), BIDV TT Huế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, là đơn vị hoạt động nhiều năm có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng khá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn hệ thống, có số lượng cán bộ, nguồn vốn cũng như lợi nhuận tăng qua mỗi năm, đồng thời đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đó là cả một sự phấn đấu không ngừng của tập thể đội ngũ nhân viên để đổi mới phong cách làm
việc, nâng cao nghiệp vụ, cải tiến công nghệ... nhằm đưa chi nhánh càng trở nên lớn mạnh hơn.
Chức năng hoạt động kinh doanh của BIDV TT Huế:
Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi kỳ hạn, không kỳ hạn và giấy tờ có giá.
Tín dụng - bảo lãnh: Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn, cho vay tài trợ
dự án, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản, thanh toán và chuyển tiền trong
và ngoài nước, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu, thanh toán lương tự động, thanh toán hóa đơn tự động
Thực hiện các dịch vụ khác: ATM, BSMS,E – Banking, thanh toán qua
đơn vị chấp nhận thẻ (POS), phát hành thẻ tín dụng…
Kinh doanh ngoại tệ: thực hiện mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn các
loại ngoại tệ, dịch vụ quyền chọn mua (bán) và dịch vụ hoán đổi ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối.
2.1.2. Mô hình tổ chức của BIDV TT Huế
Với phương châm hoạt động hiệu quả, BIDV TT Huế đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay chi nhánh đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, năng động và nhiệt tình với 102 cán bộ được phân bố vào các phòng ban. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV TT Huế
Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - BIDV TT Huế)
BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Phòng Thẩm định và Quản lý rủi ro Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân Phòng Quản trị Tín dụng Phòng Giao dịch An Cựu Phòng giao dịch Sông Bồ Phòng giao dịch Thành Nội Phòng giao dịch Bến Ngự Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Khách hàng cá nhân
Tổ điện toán Phòng giao dịch Nguyễn Trãi Phòng Tiền tệ và Quỹ Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Giao dịch khách hàng Doanh nghiệp
a. Ban Giám Đốc
* Giám đốc:
- Chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, có trách nhiệm định hướng hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng cấp trên.
- Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các Phòng/Tổ.
* Các Phó Giám đốc:
Hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác điều hành, định hướng phát triển, đồng thời trực tiếp chỉ đạo một số Phòng/Tổ, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công.
b. Khối Quản lý khách hàng
* Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện công tác tín dụng bán buôn; Công tác tài trợ dự án; Nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.
* Phòng Khách hàng cá nhân: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng cá nhân; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng bán lẻ.
c. Khối Quản lý rủi ro
* Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý tín dụng; Quản lý rủi ro tín dụng; Quản lý rủi ro tác nghiệp; Phòng chống rửa tiền; Quản lý hệ thống chất lượng ISO; Kiểm tra nội bộ.
d. Khối Tác nghiệp
* Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng; Tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các phòng khách hàng, gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; Các nhiệm vụ khác như đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ
nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và tài sản bảo đảm tiền vay, quản lý thông tin và lập các loại báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng
* Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; thực hiện nhiệm vụ Thanh toán quốc tế.
* Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; thực hiện nhiệm vụ Thanh toán quốc tế.
* Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ: Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc, đá quý,…); Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập), phối hợp với các Phòng Giao dịch khách hàng và Phòng Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng, trực tiếp thực hiện các giao dịch thu - chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định.
e. Khối Quản lý nội bộ
* Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thực hiện công tác kế hoạch tổng hợp gồm thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp, xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; Công tác nguồn vốn như đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ; Công tác điện toán.
* Phòng Tài chính - Kế toán: Đây là phòng chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh; Quản lý, giám sát tài chính.
* Phòng Tổ chức - Hành chính: Thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ hành chính, hậu cần.
Gồm 5 Phòng Giao dịch (An Cựu, Sông Bồ, Bến Ngự, Thành Nội, Nguyễn Trãi): Thực hiện giao dịch với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, bảo lãnh.
2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TT Huế
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1:Tình hình huy động vốn của BIDV TT Huế từ năm 2013-2015
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm Tổng huy động 2,199,952 100% 2,569,029 100% 3,394,019 100% 369,077 17% 824,990 32% Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 605,000 27.50% 439,624 17.11% 347,019 10.22% -165,376 - 27.33% -92,605 - 21.06% Dưới 12 tháng 1,056,417 48.02% 1,301,868 50.68% 2,176,590 64.13% 245,451 23.23% 874,722 67.19% Trên 12 tháng 538,535 24.48% 827,537 32.21% 870,410 25.65% 289,002 53.66% 42,873 5.18% Theo đối tƣợng khách hàng Dân cư 1,160,122 52.73% 1,518,863 59.12% 2,145,032 63.20% 358,741 30.92% 626,169 41.23% Tổ chức kinh tế 412,830 18.77% 723,652 28.17% 912,112 26.87% 310,822 75.29% 188,460 26.04% Định chế tài chính 627,000 28.50% 326,514 12.71% 336,875 9.93% -300,486 - 47.92% 10,361 3.17%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV TT Huế)
Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng, nó cũng quyết định khả năng cạnh tranh, năng lực thanh toán và uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Có thể thấy trong 3 năm gần đây, BIDV TT Huế đã đạt được những thành công nhất định trong công tác huy động vốn. Năm 2013 là năm đánh dấu các thay đổi lớn về nhân sự lãnh đạo chi nhánh kéo theo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh của BIDV TT Huế. Kết quả đạt được khả quan khi tổng huy động
vốn tăng qua các năm như sau: Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đạt 2.200 tỷ đồng, năm 2014 tổng nguồn vốn huy động đạt 2.569 tỷ đồng, tăng so với năm 2013 là 369 tỷ đồng, tương ứng tăng 17%. Đến năm 2015 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.394 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 là 825 tỷ đồng, tương ứng tăng 32%.
Như vậy, tổng nguồn vốn huy động của BIDV TT Huế tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 10%, năm sau tăng cao hơn năm trước là một điểm tích cực trong điều kiện lãi suất thị trường thấp, chịu sự ràng buộc vầ lãi suất trần của NHNN. Đạt được điều này là do đã áp dụng rất nhiều biện pháp như: chính sách lãi suất linh hoạt, thực hiện các hình thức huy động vốn đa dạng, tiếp tục củng cố khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ,… Huy động tăng trưởng ổn định cho thấy sự tích cực trong công tác huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian vừa qua và là nền tảng cho sự mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm tới.
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của BIDV TT Huế theo đối tƣợng khách hàng
Xét cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng
Trong năm 2014, 2015 đã có sự dịch chuyển về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế, giảm tỷ trong huy động vốn từ các Định chế tài chính. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tập trung ở một số khách hàng: Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế; Công ty TNHH thương mại Carlsberg;
Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Quỹ phát triển Doanh nhiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế...
Nhận thấy nguồn vốn nhàn rỗi trong dân là nguồn vốn ổn định, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh nên Ban lãnh đạo Chi nhánh xác định công tác huy động vốn từ dân cư đóng vai trò nền tảng và chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động của BIDV TT Huế. Kết quả đạt được: Huy động vốn dân dư chiếm tỷ trọng 52,73% tổng nguồn vốn huy động năm 2013, năm 2014 đạt 59,12% tổng nguồn vốn huy động và tăng lên 63,20% năm 2015).
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn của BIDV TT Huế theo kỳ hạn
Xét cơ cấu vốn theo kỳ hạn
Nguồn vốn huy động được phân chia theo kỳ hạn cũng tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên có thể nhận thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động động có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng lên qua các năm, tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn giảm dần, cụ thể: Năm 2013, tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.595 tỷ đồng, chiếm 72,5% tổng nguồn vốn huy động trong đó kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 48,02% tổng huy động. Năm 2014, tiền gửi có kỳ hạn đạt 2.128 tỷ đồng, chiếm 82,89% tổng nguồn vốn huy động trong đó kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 50,68% tổng huy động. Năm 2015, tiền gửi có kỳ hạn đạt 3.047 tỷ đồng, chiếm 89,78% tổng nguồn vốn huy động trong đó kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 64,13% tổng huy động.
Đây là xu hướng tất yếu trong điều kiện NHNN quy định áp dụng trần lãi suất huy động có kỳ hạn 8%/năm giảm dần xuống 6%/năm và lãi suất huy động vốn
không kỳ hạn giảm còn 0,3-0,5%/năm. Lãi suất huy động vốn liên tục giảm trong thời kỳ cuối năm 2012, đến năm 2014 là 5,5%, các kênh đầu tư khác như đầu tư vàng bất ổn, thị trường chứng khoán đi xuống, bất động sản đóng băng… đã làm cho tâm lý người dân chọn gửi tiền có kỳ hạn đặc biệt là kỳ hạn dưới 12 tháng như