2.2.1.Một số tồn tại, hạn chế
Ngoài những thành quả vừa nêu trên, tất yếu vẫn có những mặt chưa được thực hiện tốt, chỉn chu và toàn vẹn mà TAND huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh cần nhìn nhận để kịp thời khắc phục, sửa đổi:
- Về định tội danh giữa tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy:
Trong một số vụ việc thực tiễn có ghi nhận trường hợp đối tượng thừa nhận tàng trữ để bán cho bất cứ ai có nhu cầu, và cơ quan chức năng đã nhận định đối tượng này chỉ phạm tội tàng trữ chứ không phạm tội mua bán vì sự mơ hồ trong quan hệ mua bán cũng như chủ thể người mua.
Hay có trường hợp sau khi đã bán ma túy thành công một lần, đối tượng tàng trữ 0,5g ma túy tổng hợp để bán cho bất cứ ai có nhu cầu. Sau đó đã xảy ra sự ngược chiều tư tưởng về cách xử lý vấn đề khi Viện kiểm sát cho rằng cần phải truy tố đối tượng trên với hai tội danh là tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy, còn Tòa thì lại đưa ra quan điểm chỉ một tội danh mua bán trái phép chất ma túy là đã thích hợp và đầy đủ đối với cả hai hành vi nêu trên. Xoay quanh trường hợp trên, hiện có hai quan điểm riêng biệt như sau:
Một là, gộp toàn bộ lại và áp vào khoản 1 Điều 251.
Hai là, nên xem là chỉ duy nhất tội mua bán trái phép chất ma túy, tình tiết
tăng nặng là “phạm tội nhiều lần”.
Hai quan điểm trên đều có những chỗ chưa chặt chẽ:
Thứ nhất, cho đến hiện tại, chưa hề có một khái niệm rõ ràng, chính xác
trong bất cứ văn bản luật và dưới luật nào về thế nào là hành vi mua bán trái phép chất ma túy, mà ta chỉ có thể luận giải một cách gián tiếp thông qua khoản 1 điều 249, tức là nếu tàng trữ để bán trái phép thì sẽ bị xem như hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
bên mình cũng đều biết trước khách hàng là ai, hay nói cách khác họ không phải luôn luôn có mối mua bán, mà họ hoạt động mua bán một cách lẻ tẻ, đại trà theo kiểu ai mua cũng sẽ chấp nhận bán. Vậy nên sẽ rất nghịch lý nếu chúng ta chỉ khép vào tội danh mua bán ma túy trái phép khi tìm ra được người mua cụ thể.
Nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho việc định tội danh được đồng bộ và hiệu quả trên cả nước, các cấp có thẩm quyền cần sớm có những giải pháp tháo gỡ những khúc mắc vừa nêu.
- Tình tiết định khung tăng nặng “Phạm tội hai lần trở lên” và “Đối với hai người trở lên”:
Tình tiết nêu trên đã gây ra nhiều tranh luận, luồng tư tưởng trong thực tiễn xét xử.
Ví dụ: Lý Thủy H bán một lượng hêrôin với giá 1,9 triệu cho Hoàng Thanh G vào ngày 01/02/2020. H một lần nữa bán lượng hêrôin có giá 2,9 triệu cho Đỗ Thành P vào ngày hôm sau. Sang đến ngày 03/02/2020, H đem 1g ma túy tổng hợp bán cho Lê Thành T đồng thời nhận số tiền 4,8 triệu thì bị lực lượng chức năng ập vào bắt giữ.
Sau đó, H bị truy tố theo quy định tại khoản 2 điều 251 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xung quanh trường hợp trên, hiện có hai ý kiến:
Ý kiến thứ nhất: Đối tượng H phải bị khởi tố theo quy định tại điểm b và c khoản 2 điều 251, vì đối tượng này đã có hành vi 03 lần bán trái phép chất ma túy cho 03 đối tượng là G, P và T.
Ý kiến thứ hai: Mỗi lần H phạm tội đều chỉ với riêng lẻ 01 đối tượng khác, hơn nữa giữa các lần phạm tội đều có khoảng thời gian xa nhau. Do đó, chỉ nên khởi tố A theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 251 là hợp lý.
BLHS 2015 đã có được bước tiến quan trọng so với BLHS 1999 khi không chỉ dừng lại ở tình tiết phạm tội nhiều lần, mà nó còn trám lỗ hổng
pháp lý với việc bổ sung tình tiết phạm tội đối với hai người trở lên. Vì thực tiễn xét xử cho thấy, với bộ luật năm 1999, trong một số vụ án, đối tượng phạm tội chỉ bị xem là phạm tội một lần dù đã thực hiện giao dịch với hai đối tượng khác nhau trong cùng một thời điểm.
Vì lẽ trên, ý kiến của học viên sẽ nghiêng về hướng nên xử lý đối tượng H theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 251 tình tiết phạm tội từ hai lần trở lên. Về vấn đề số người mua vượt quá hai thì học viên cho rằng nó đã được xử lý bao hàm trong tình tiết phạm tội nhiều lần, chứ không nên tách nó ra khỏi tình tiết này để xử lý riêng.
Dù vậy, đối với bất cứ vấn đề nào gây ra tranh luận thì vẫn sẽ có sự đồng tình và không đồng tình giữa các cá nhân với nhau. Thiết nghĩ, các cấp có thẩm quyền cần sớm có chỉ đạo làm rõ vấn đề nêu trên.
- Vấn đề giám định hàm lượng chất ma túy:
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định chỉ bắt buộc giám định hàm lượng trong các trường hợp sau:
a, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;
b, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
c, Xái thuốc phiện;
d, Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Ngoài các trường hợp trên, Thông tư liên tịch này còn quy định, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết thì Tòa án có quyền trực tiếp trưng cầu giám định.
Dù vậy, vẫn còn tồn đọng một số hiện trạng:
+ Khi kiểm tra tang vật của người phạm tội, cảnh sát nhận thấy đây là loại hình ma túy được cố tình chế biến sao cho thẩm thấu vào các loài thực
vật họ Cỏ rồi đem phơi. Loại ma túy kiểu mới này gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác giám định vì tính chất mới lạ của nó. Ngoài ra, luật pháp hiện tại cũng không có quy chế bắt buộc phải giám định hàm lượng hình thức ma túy mới này nhằm tìm ra khối lượng ma túy tinh. Câu hỏi đặt ra là có nên lấy luôn khối lượng của cả xác thực vật và ma túy bên trong làm khối lượng ma túy tinh hay không?
+ Đối với trường hợp tang vật là một phần của cây (khả năng cao là cây gây nghiện đã được Chính phủ công bố) thì nên giám định để tìm ra tên chính xác loại chất gây nghiện hay chỉ dừng lại ở việc tìm ra danh pháp khoa học và định danh loại cây đó?
- Về việc tính khối lượng ma túy:
Căn cứ NĐ số 19 năm 2018 thì bắt buộc phải giám định nếu ma túy rắn bị hòa tan thành thể lỏng. Nhưng có một bất cập ở đây đó là kết quả lại được định lượng bằng g/mililít.
Vậy câu hỏi được đặt ra là sẽ truy tố theo cơ sở lượng ma túy rắn hay lượng ma túy tinh bị hòa tan?
2.2.2.Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc - Nguyên nhân về pháp luật
Chúng ta có đầy đủ các luật nền tảng làm cơ sở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nhưng rất thiếu sót những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa, định hướng việc xét xử. Việc này đã và đang còn tiếp diễn, tồn tại mà vẫn chưa có dự thảo, đề án nào được thông báo nhằm bổ sung những văn bản dưới luật này trong tương lai gần. Điều này đã gây nên những sự bất cập, nhiều nơi áp dụng trái ngược nhau như vừa nêu ở trên. Một cách tổng thể, nó ảnh hưởng đến kết quả xét xử cuối cùng của các Tòa án cấp huyện như Tân Châu nói riêng, các Tòa án khác trên cả nước nói chung.
- Nguyên nhân về nghiệp vụ
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát và cả Tòa án còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ, tốc độ triển khai xử lý vụ án qua các giai đoạn còn chậm chạp, trì trệ, nhiều khi mâu thuẫn gay gắt trong vấn đề giải quyết vụ án vì như đã đề cập ở trên, hiện còn thiếu các văn bản dưới luật chỉ dẫn phương hướng nhìn nhận và xử lý vụ việc. Ngoài ra, Tân Châu còn là huyện vùng biên nên các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các thành phần tham gia xét xử còn rất hạn chế, thiếu thốn, khiến cho chất lượng công chức Tòa án ở huyện nhìn mặt bằng chung thì không xuất sắc và vượt trội như ở các thành phố lớn, trực thuộc trung ương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Cần Thơ,…
+ Quy trình xem xét tính chất nghiêm trọng của vụ việc, của chứng cứ có lúc còn hời hợt, chủ quan và duy ý chí. Không hiếm những lần Công an ra quyết định khởi tố dù mức độ thuyết phục của chứng cứ không cao, không đủ, và chỉ khi các bên có liên quan lên tiếng và chỉ ra những chỗ chưa thuyết phục thì mới đình chỉ. Ở mức độ cá nhân một vài Thẩm phán có cái nhìn chưa đủ chiều sâu về những hệ lụy của ma túy đối với mọi người xung quanh, nên việc xét xử còn chủ quan, lựa chọn hình phạt còn chưa đúng với tính chất, mức độ của vụ việc, khiến những người còn đang mua bán trái phép chất ma túy ngoài xã hội chưa cảm thấy sợ hay lo lắng về hành vi của mình, làm suy yếu chức năng giáo dục của pháp luật.
+ Một số công chức Tòa án, không phân biệt Thư ký hay Thẩm phán, còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng mạng vi tính, tra cứu thông tin pháp luật mới nhất.
+ Hội thẩm nhân dân còn thiếu kinh nghiệm ngồi tòa, thiếu khả năng phân tích tình tiết vụ án, cá biệt một số nhỏ ít đầu tư chất xám và công sức cho công việc của mình, cho rằng Thẩm phán nhiều kinh nghiệm hơn mình
nên xem quyết định của Chủ tọa phiên tòa cũng là quyết định của mình mà không suy xét, nhìn nhận lại các chi tiết, tình tiết của mỗi vụ án.
- Nguyên nhân về quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tố tụng
Việc phối hợp hoạt động giữa các bên tham gia tiến hành tố tụng gặp trở ngại hay làm việc không ăn ý là chuyện không lạ ở các địa phương trên cả nước và Tòa án Nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh cũng không gặp phải nhiều vấn đề tương tự. Rắc rối có thể xuất phát từ khâu điều tra của phía Công an hoặc khâu của Viện kiểm sát, điều này gây khó dễ cho sự trơn tru, liền mạch và nhanh gọn của hoạt động xét xử. Trong bối cảnh án càng ngày càng tăng cao về số lượng thì sự ăn ý, nhịp nhàng trong công tác tố tụng nên được lưu tâm, để ý và đẩy mạnh phát huy, tránh tình trạng mỗi bên một ý, phải liên tục trả hồ sơ, tham vấn ý kiến, gây chậm trễ trong công tác xét xử các vụ án hình sự nói chung, ma túy nói riêng của Tòa án.
- Nguyên nhân về công tác tổ chức
Công tác tổ chức cán bộ công chức còn nhiều bất cập, khi tình trạng thiếu Thư ký diễn ra vô cùng trầm trọng mà vẫn chưa có nguồn bổ sung nhân lực. Một Thư ký phải làm việc cho hai đến ba Thẩm phán, gây áp lực về tinh thần nặng nề. Trong khi đó, một số Thẩm phán ngoài việc xét xử còn phải đảm nhiệm vai trò của Chủ tịch Công đoàn hoặc các vị trí khác liên quan đến hoạt động Đảng, cũng rất nặng nề về lịch trình làm việc, khiến họ không thể toàn tâm toàn lực cho công tác chuyên môn chính là xét xử của mình. Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ như vậy cần được chung tay giải quyết, không chỉ từ bản thân TAND huyện Tân Châu mà còn từ phía TAND tỉnh Tây Ninh và cả các cấp Trung ương, vì học viên tin rằng tình trạng này không chỉ mỗi mình TAND huyện Tân Châu gặp phải.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nêu lên được những số liệu về Tội mua bán trái phép chất ma túy trong giai đoạn 2016 – 2020, số liệu cụ thể từng năm, mức tăng giảm qua các năm; đặc biệt là những kết quả đạt được; những vụ án điển hình và những tồn tại, hạn chế gặp phải; nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó. Có thể thấy những vấn đề trong công tác xét xử những vụ án Tội mua bán trái phép chất ma túy mà Tân Châu gặp phải, vừa mang tính đặc thù của riêng địa phương này, vừa có những điểm chung so với những huyện biên giới khác trên cả nước. Từ thực tế đó, mở đường cho những đề xuất, kiến nghị của tác giả để cải thiện việc áp dụng pháp luật, hoàn thiện pháp luật đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy ở chương sau.
Chương 3