Thông tin mới trên phương diện màu sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của ngôn ngữ quảng cáo sản phẩm thiết bị điện tử (Trang 72 - 90)

Màu sắc tác động đến hệ thần kinh của con người từ sự kết hợp các tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng “dài hạn”

nhờ trí nhớ lưu lại trong quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội, và “ngắn hạn” bởi các hiệu ứng ánh sáng của phông nền. Ảnh hưởng của màu sắc đối với QC và cảm tình của người tiêu dùng là rất sâu sắc. Màu sắc trong QC bao hàm đặc trưng của sản phẩm. Sản phẩm khác nhau cũng có “ngôn ngữ màu sắc” khác nhau để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết.

2.2.3.1. Màu sắc tạo sức hút với người tiêu dùng

Màu sắc tác động lớn đến tình cảm và tâm trạng của của con người. Màu sắc có thể khiến cho con người cảm thấy được chua, cay, ngọt, đắng của vị giác. Hiệu quả tâm lý của màu sắc trong quảng cáo là rất quan trọng. [20; tr.188] Một số màu sắc cơ bản được sử dụng nhiều trong QC thiết bị điện tử như: Màu nóng, màu lạnh và màu trung tính, mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng.

Màu đỏ, cam, vàng và tất cả các biến thể của chúng là màu ấm (nóng). Nói chung, chúng thể hiện sự tràn đầy sinh lực, nhiệt tình, vui vẻ, đam mê, vui tươi và tích cực. Các cảm xúc tích cực mà chúng ta thường có với màu đỏ bao gồm sự thoải mái, tự tin, hứng thú, tình yêu, đam mê, cảm xúc mãnh liệt và ấm áp. Màu xanh lá cây, xanh da trời, tím, và mỗi biến thể ở giữa chúng là màu lạnh. Nhìn chung chúng thường mang lại cảm giác yên tĩnh hơn, chuyên nghiệp, thư giãn hơn là màu nóng. Màu xám là màu của thép hay kim loại nói chung thể hiện cuộc cách mạng công nghiệp. Màu trung tính dường như không thú vị, nhưng chúng là trọng tâm của việc xây dựng thương hiệu bởi vì chúng là những gì bạn cần sử dụng để cân bằng màu sắc tập trung và trọng âm để tạo ra những hiệu ứng bạn đang tìm kiếm. Trung tính cũng có ý nghĩa riêng của chúng, màu đen được xem là màu của sự quý tộc và sang trọng, ngoài ra nó còn thể hiện khát vọng vươn đến tầm cao. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, thiêng liêng và sạch sẽ. Màu trắng tạo ra không gian, sự cân bằng, là sân khấu cho các màu khác tỏa sáng. Màu xám là màu của thép hay kim loại nói chung thể hiện cuộc cách mạng công nghiệp. Để màu sắc trong QC đạt được hiệu quả thì cần phải nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, sử dụng màu sắc để mô tả các đặc tính của sản phẩm.

QC của sản phẩm thường là một tổ hợp màu sắc, để có thể đạt được một hiệu quả màu sắc thống nhất cần dựa vào yêu cầu truyền đạt thông tin và tiêu đề của QC, chọn một màu sắc đặc trưng cho sản phẩm làm màu chính và các màu sắc khác thay đổi sao cho phù hợp với màu chính. Thông thường khi thương mại các sản phẩm thiết bị điện tử thiên về nhấn mạnh đặc điểm mới về mẫu mã (điện thoại, máy tính, loa ...) thì các nhà QC sẽ lựa chọn những gam màu trung tính (màu xám, trắng, đen) hoặc màu sắc tượng trưng cho sự trẻ trung (màu cam, đỏ, vàng, xanh dương) làm chủ đạo; còn với những sản phẩm nhấn mạnh vào công dụng mang lại sự tinh khiết, trong lành, tươi mát (máy điều hòa, máy lọc nước, tủ lạnh, máy lọc không khí ...) thì các nhà QC thường sử dụng màu sắc chủ đạo là màu xanh lá cây, xanh da trời, màu trắng, hoặc xám vì đó là những gam màu tạo cảm giác dễ chịu và trong lành.

Phần lớn trong các QC về thiết bị điện tử, màu trắng là màu được ưa chuộng nhất. Những thương hiệu cao cấp sử dụng màu trắng trong QC vì các nhà QC muốn nhắn nhủ rằng sức mạnh của thương hiệu nằm ở bên trong sản phẩm, đây cũng là dụng ý của người làm QC trong việc gợi mở thông tin cho khách hàng. Họ không cần phải khoa trương hay dùng màu sắc quá rực rỡ để thu hút sự chú ý. Minh chứng dễ thấy nhất là các nhà QC đã lựa chọn sử dụng tông màu nhạt của xanh da trời và trắng để tạo nên một thiết kế an bình và thư giãn khi thực hiện QC máy lọc nước, nhằm nhấn mạnh vào thông tin máy lọc nước chuẩn công nghệ, chất lượng cao, mang lại nguồn nước sạch tinh khiết cho người tiêu dùng.

VD 114:

VD 115:

VD 116:

(Máy điều hòa Sanyo Aqua)

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc nhấn mạnh thông tin cần cung cấp trong QC. Ngôn ngữ chứa thông tin chính thường có màu sắc nổi bật để hấp dẫn độc giả. Trong VD dưới đây, phông nền QC tủ lạnh chọn tông màu xám trắng, nhằm thể hiện sự nhẹ nhàng, tinh khiết của tủ lạnh trong việc bảo quản thực phẩm, ngoài ra dòng chữ “TỦ LẠNH LG NGĂN ĐÁ DƯỚI” được in hoa và sử dụng màu đỏ để làm nổi bật thông tin mới, đó là chiếc tủ lạnh này có thiết kế độc đáo, mới lạ hơn so với các phiên bản tủ lạnh trước đây.

VD 117:

Để màu sắc trong QC đạt được hiệu quả của nó thì cần phải nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, sử dụng màu sắc hài hòa để mô tả các đặc tính của sản phẩm. Đây cũng là nhiệm vụ chính của các nhà QC sản phẩm.

2.2.3.2. Màu sắc phù hợp với thị trường truyền thông

Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau, sở thích và thói quen khác nhau thì nhà QC sử dụng những màu sắc khác nhau, để có thể thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Chẳng hạn như, vàng, đỏ và xanh dương là màu sắc của sự trẻ trung, năng động. Màu đen, màu xám, màu trắng là màu sắc của sự sang trọng, quý phái. Màu cam truyền tải sự tích cực, ấm áp, niềm vui, sự nhiệt tình. Hiện nay thị trường thương mại thiết bị điện tử đang hướng đến đa dạng nhóm khách hàng, vậy nên khi thương mại sản phẩm cũng nên lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với đối tượng mà sản phẩm hướng đến. Khi QC chiếc điện thoại di động Samsung Galaxy A12 với công dụng chính: cấu hình mạnh và mượt mà, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ với sở thích chơi các trò chơi điện tử tốc độ cao. Nhà QC đã đã thành công với đối tượng khách hàng là thanh thiếu niên khi sử dụng những màu sắc sặc sỡ, tươi mới, kết hợp cùng với hình ảnh đồ họa mang tính sôi động.

VD 118:

(ĐTDĐ Samsung Galaxy A12)

Hay như Apple là công ty tiên phong trong việc áp dụng nghệ thuật hấp dẫn vào sản phẩm. Apple là một trong những nhà sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới. Gần đây hãng này cũng sử dụng nhiều màu sắc trên các sản phẩm mới của

họ thay vì những gam màu trung tính như các sản phẩm tiền nhiệm nhằm đánh dấu sự ra đời của một phiên bản mới, thể hiện sự bứt phá mới. Đối tượng khách hàng của Apple không giới hạn ở bất kỳ độ tuổi nào, nhãn hàng muốn hướng đến phong cách sang trọng, tinh tế và đẳng cấp. Chính vì thế mà trong QC, Apple lựa chọn phông nền thường là những gam màu đơn điệu, cách phối hợp màu sắc khác cũng đơn giản nhưng vẫn thể hiện được sự tinh tế nhằm tôn lên sản phẩm của họ thêm nổi bật hơn. Sử dụng nền trắng kết hợp với những màu cơ bản tạo ra một hiệu ứng thị giác khá hiệu quả nhưng vẫn thu hút khách hàng.

VD 119:

VD 120:

(TV LG Signature QLED)

Màu xám nhạt tối giản kết hợp với màu xanh sống động mang lại hiệu ứng thị giác dễ chịu cho mắt. Với thiết kế đơn giản, người dùng cảm nhận được một không gian lưu trữ kỹ thuật số, đó là những gì LG cung cấp.

Cách thức phối màu sắc trên QC luôn là điều quan trọng, cần phải hết sức tế nhị, khéo léo để tạo được sự dễ chịu khi nhìn vào và từ đó đi đến việc thuyết phục người tiếp nhận QC. Cách phối màu sắc sao cho thẩm mỹ là một công việc “đau đầu” với bất kỳ nhà QC nào, đặc biệt trong QC thương mại sản phẩm vốn vô cùng cạnh tranh hiện nay.

Tiểu kết

Ở chương 2, chúng tôi đã phân tích các cách tạo lập thông tin mới trong khẩu hiệu QC thiết bị điện tử qua hai phương tiện giao tiếp: Phương tiện giao tiếp gôn ngữ và phương tiện giaao tiếp phi ngôn ngữ.

Trên phương diện giao tiếp bằng ngôn ngữ, khi tham gia vào hoạt động giao tiếp, ngôn từ chính là phương tiện, là chất liệu quan trọng nhất để tiến hành giao tiếp, nhưng ngược lại, nó lại chịu sự chi phối, chế định của tất cả các nhân tố giao tiếp khác. Sự kết hợp giữa ngôn từ, cú pháp và các biện pháp nghệ thuật tạo ra những câu khẩu hiệu độc đáo, sáng tạo, thu hút sự chú ý của người đọc. Hai đặc trưng nổi bật nhất của từ ngữ trong hoạt động giao tiếp QC nói chung và QC thiết bị điện tử nói riêng là làm bật lên công dụng và chức năng của sản phẩm, dịch vụ, đồng thời cũng là sự tự ngợi ca sản phẩm và dịch vụ QC của chủ thể QC. Về đặc điểm ngữ pháp, các khẩu hiệu QC thường hướng đến những cấu trúc ngữ pháp đơn giản, ngắn gọn nhưng vẫn gợi mở được thông điệp mà nhà QC muốn truyền đạt. Các cấu trúc được sử dụng nhiều nhất đó là cấu trúc tỉnh lược, cấu trúc lặp và cấu trúc mở, trong đó, cấu trúc mở được xem là cấu trúc “thâu tóm”, được sử dụng nhiều nhất trong QC thiết bị điện tử. Về con số trong QC, phần lớn là những con số được sử dụng dựa vào là theo chủ ý của chủ QC nhằm khuếch trương cho sản phẩm, dịch vụ để bán chúng. Các con số có vai trò đánh vào thị giác người xem nên nó được dùng một cách “ma thuật”, có sự tính toán cẩn thận và thực dụng.

Trên phương diện giao tiếp phi ngôn ngữ, hầu hết các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam đều rất chú trọng đến hình thức tiếp thị và QC sản phẩm, ở đây hình thức được chú trọng nhất đó chính là đưa ra một khẩu hiệu hay định vị mang tính hấp dẫn, vừa hàm chứa đầy đủ nội dung muốn truyền tải đến khách hàng vừa thể hiện tài khéo léo trong cách sử dụng các phương tiện giao tiếp để khách hàng có ấn tượng sâu sắc hơn về sản phẩm muốn QC. Trong cuộc sống nói chung và trong QC nói riêng, giao tiếp phi ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng, luôn đi kèm với lời nói nhằm làm tăng thêm ý nghĩa, củng cố và làm rõ thông điệp QC. Các yếu tố của giao tiếp phi ngôn ngữ được thiết kế chiếm giữ vai trò "sống còn",

được biết đến với vai trò "lấp đầy" những khoảng trống mà ngôn từ bỏ qua, làm cho thông điệp, khẩu hiệu khô khan trở nên sống động.

Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu NNQC sâu hơn để thấy rõ được khả năng ứng dụng của phi ngôn ngữ: Hình thức trình bày, hình ảnh minh họa và màu sắc mang lại giá trị biểu đạt cao như thế nào.

Muốn có những văn bản QC hay và ấn tượng cần nhờ vào cách vận dụng hài hòa các phương tiện giao tiếp và đòi hỏi người sáng tác văn bản QC cần phải có sự hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, và các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ để có thể dung hòa tốt nhất trong sản phẩm QC của mình, điều này giúp khẳng định sự ảnh hưởng của thương hiệu và sản phẩm của các công ty.

CHƯƠNG 3: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ QUẢNG CÁO

3.1. Những hạn chế của các phương tiện giao tiếp trong quảng cáo

Có thể nói, hình thức QC trên tạp chí hiện nay đã đạt tới mức hay, hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại không ít QC mắc phải những hạn chế nhất định, thậm chí đôi lúc khó có thể chấp nhận được về sử dụng các phương tiện giao tiếp để truyền đạt. Chúng tôi sẽ phân tích những mặt còn tồn tại của QC dựa trên hai phương tiện: Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

3.1.1. Những hạn chế trong phương tiện giao tiếp ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính là chất liệu quan trọng nhất để tiến hành hoạt động giao tiếp. Đó là hình thức giao tiếp hiệu quả nhất dẫn đến việc trao đổi thông tin và phản hồi nhanh chóng. Ngôn ngữ được thể hiện trong QC trên tạp chí là ngôn ngữ bằng chữ viết và được tiếp nhận bằng thị giác. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là sự phối hợp của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu trong văn tự.

Ưu điểm của phương tiện giao tiếp này thể hiện ở chỗ: cách giao tiếp rõ ràng và phong phú. Thông điệp có thể được lưu lại trong một thời gian nhất định. Mặt khác, khi viết, người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa từ ngữ nên thông điệp có thể đạt được tính chính xác, còn khi đọc (do chữ viết được lưu giữ ổn định) người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo các thông tin mà từ ngữ mang lại. Vì vậy, hình thức giao tiếp qua chữ viết có nhiều khả năng diễn đạt logic và rõ ràng. Điều này rất quan trọng đối với các trường hợp trao đổi những thông tin mới và trong thời gian dài thực hiện chiến dịch thương mại sản phẩm của nhà QC. Do đó mà QTGT giữa nhà QC và khách hàng có ít hiểu lầm hơn vì sự liên lạc giữa các bên là rõ ràng, tức là các bên đang sử dụng từ ngữ để nói bất cứ điều gì. Cũng nhờ sự ghi chép của ngôn từ mà NNQC

đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài.

Nhìn chung, trong văn bản QC thiết bị điện tử, ngoài việc sử dụng các lớp từ đặc thù về lĩnh vực công nghệ, người ta thường sử dụng các lớp từ gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhằm tác động mạnh vào bộ phận khách hàng mà họ hướng đến. Về câu, trong NNQC thường có những câu ngắn, thường có cấu trúc ngữ pháp gợi mở để lôi cuốn người đọc, kết hợp với các con số để minh họa, minh chứng cho ưu điểm của sản phẩm.

Các thông điệp bằng chữ viết tuy có ưu điểm rõ ràng nhưng cũng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Vì diễn đạt bằng ký tự nên nó chiếm tỉ lệ trên trang giấy khá nhiều diện tích, vì thế mà cũng có nhược điểm là tốn kém về mặt tài chính khi phát hành QC. Một số hạn chế về mặt ngôn từ trong QC như sau:

3.1.1.1. Diễn đạt mơ hồ, khó hiểu

Các từ ngữ diễn đạt không rõ ràng thường xuất hiện trong các QC do thiếu sự cân nhắc, lựa chọn để sáng tạo cho ra một lời QC chuẩn mực. Mơ hồ là lỗi chứ không phải là dụng ý nghệ thuật, bởi lẽ nó tạo ra hai hay ba cách hiểu một thông điệp mà sự thực QC ấy chỉ có một nội dung. Ngoài ra có thể do các yếu tố khác chi phối như kinh phí eo hẹp và thiếu tính chuyên nghiệp, cho nên, dường như nhà QC nghĩ gì nói nấy, không có sự trau chuốt lời nói.

VD 121: Ở nhà tận hưởng

Vẫn như nghỉ dưỡng giữa thiên nhiên

(Tủ lạnh LG)

QC trên của LG về chiếc tủ lạnh với nhiều tính năng, tuy nhiên nhà QC dùng câu “Ở nhà tận hưởng vẫn như nghỉ dưỡng giữa thiên nhiên” là câu khẩu hiệu lại làm cho người đọc cảm thấy mờ hồ về sản phẩm. Dường như ý đồ nhà QC muốn nói đến là hãy để những tính năng ưu việt bảo vệ nguyên liệu, thực phẩm. Những thực phẩm tốt lành sẽ khơi lên cảm hứng tận hưởng, cảm giác thư giãn chính nơi ngôi nhà bạn. Nhưng cách diễn đạt của câu khẩu hiệu trên nếu chỉ thoáng nghe qua có thể sẽ làm cho người đọc hiểu lầm sản phẩm được nói đến ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của ngôn ngữ quảng cáo sản phẩm thiết bị điện tử (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)