7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Chế độ thuế thời Pháp
1.3.2.1. Thuế trực thu
Dưới sức ép của chính quyền thực dân Pháp ngày 14-8-1898 vua Thành Thái buộc ra dụ về chế độ tài chính Trung Kỳ quy định mức thu loại thuế đinh và thuế điền và cách sử dụng nó. Đạo dụ trên được toàn quyền chuẩn y và cho thi hành từ ngày 1-1-1899.
Đối với ruộng được chia làm bốn hạng với mức thuế: ruộng hạng nhất nộp1đ50/mẫu/năm
ruộng hạng nhì nộp 1đ10/mẫu/năm, ruộng hạng ba nộp 0đ80/mẫu/năm, ruộng hạng tư nộp 0đ60/mẫu/năm,
Đối với đất được chia làm sáu hạng: đất hạng nhất nộp 1đ50/mẫu/năm, đất hạng nhì nộp 0đ70/mẫu/năm, đất hạng ba nộp 0đ50/mẫu/năm, đất hạng tư nộp 0đ40/mẫu/năm, đất hạng năm nộp 0đ20/mẫu/năm, đất hạng sáu là đất nhà ở nộp 0đ10/mẫu/năm,
Bên cạnh thuế điền thổ được duy trì theo kiểu truyền thống phân loại, các loại đất cũng được chia làm bốn hạng:
đất trồng thuốc lá, trầu, cau, dừa, mía...nộp 2đ00/mẫu/năm, đất trồng dâu, vừng, chè, bông...nộp 0đ50/mẫu/năm,
đất trông ngô, sắn, khoai, đậu, hoa quả, rau...nộp 0đ30/mẫu/năm, đất hoang, bùn lầy, ao hồ...nộp 0đ10/mẫu/năm.
Về thuế thân, theo đạo dụ ngày 14-8-1898 của vua Thành Thái quy
định dân đinh từ 18 đến 60 tuổi đều phải nộp thuế thân, thuế thân tăng vọt từ 50 xu lên 2,50 đồng ở Bắc kỳ, từ 30 xu lên 2,30 đồng ở Trung Kỳ (tương đương 1 tạ gạo lúc bấy giờ). Người chết cũng không được miễn thuế, người sống phải đóng thay. Nhà nước thực dân buộc từng làng phải nộp đủ mức thuế đã ấn [37, tr. 104].
Ngoài ra, người dân trong năm còn phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước cụ thể: Ngày 18-10-1886 dưới sự chỉ đạo của toàn quyền Đông Dương vua Đồng Khánh ra dụ đầu tiên về chế độ đi xâu đối với người dân ở xứ Bắc Kỳ. Đến ngày 23/02/1889 toàn quyền Đông Dương kí nghị định áp
dụng chế độ đi xâu tại Trung Kỳ. Theo đó, tất cả dân nội đinh từ 18 tuổi đến 60 tuổi mỗi năm bắt buộc phải đi lao dịch không công 48 ngày. Trong đó có 44 ngày làm việc nước và được phép b tiền ra chuộc để kh i phải đi còn 4 ngày kia dùng làm việc làng không được phép chuộc bằng tiền.
Đến ngày 30/10/1897 toàn quyền Đông Dương Doumer ra nghị định quy định lại chế độ đi lao dịch ở Trung Kỳ. Theo nghị định mới này thì dân nội đinh ở Trung Kỳ phải đi lao dịch 30 ngày giảm 10 ngày so với trước, trong 30 ngày đó được chia ra như sau:
10 ngày làm việc làng.
10 ngày phải chuộc bằng tiền với mức thuế 0đ10/ngày.
10 ngày còn lại cho tự do chuộc cả hay chuộc một nữa cũng được với mức giá 0đ10/ ngày.
1.3.2.2. Thuế Gián Thu
Thuế gián thu có rất nhiều loại do thực dân Pháp tùy tiện đặt ra đặc biệt là ba loại thuế là thuế rượu, thuế muối và thuế thuốc phiện, cụ thể:
Thuế rƣợu: Từ tháng 7/1896, vấn đề thiết lập độc quyền rượu đã được
giới cầm quyền thực dân ở Đông Dương đặt ra. Ngày 20 và 22/12/1902 toàn quyền Đông Dương ra nghị định thiết lập chế độ độc quyền nấu, cất và bán rượu trên toàn Đông Dương và được tổng thống Pháp chuẩn y vào ngày 7/8/1903, với nghị định này toàn bộ việc sản xuất và tiêu thụ rượu ở Bắc và Trung Kỳ đều do Sở Thương Chính và độc quyền quản lí trên cơ sở hợp đồng được kí kết với công ty rượu Đông Dương (công ty Phôngten).
Năm 1898 hãng rượu Phôngten của Pháp đã xây dựng nhà máy rượu Hà Nội (94 Lò Đúc ngày nay) với số vốn ban đầu là 3,5 triệu phrăng, là một trong 4 nhà máy rượu được hãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả.
Theo đó tất cả những công ty hoặc cá nhân muốn được đặc quyền nấu rượu và bán rượu các loại phải làm đơn xin Sở Thương Chính và độc quyền,
phải tuân thủ những nguyên tắc do sở đề ra về số lượng rượu sản xuất, nồng độ rượu, giá cả bán, chai đựng rượu phải có tem của sở thương chính và độc quyền, việc cấp giấy phép hành nghề do sở xem xét quyết định. Tuy đã được cấp giấy phép nhưng vì lí do khách quan nào đó mà tổ chức hoặc cá nhân tự ngừng sản xuất 6 tháng trở lên thì khi sản xuất phải xin phép lại, nếu tự động sản xuất sẽ bị phạt tiền theo mức của người nấu rượu không có giấy phép là 500 đến 5000 phrăng hoặc bị phạt giam từ 5 ngày đến 3 năm, các dụng cụ nấu rượu nguyên vật liệu cất nấu rượu sẽ bị tịch thu và thuộc quyền sở hữu của sở. Trường hợp những người chứa rượu và bán rượu mà không có giấy phép của sở sẽ bị phạt tiền từ 200 đến 2000 phrăng và bị phạt giam từ 8 ngày đến 1 năm hoặc chỉ bị phạt tiền. Nếu tái phạm sẽ bị phạt tiền mức tối thiểu là 500 phrăng và 2 tháng tù giam, các trường hợp bán rượu mà bình chai không đúng quy định, không dán tem, nấu chứa hoặc bán rượu không dán tờ giấy phép, rượu bán hoặc vận chuyển mà không đúng nồng độ đều bị phạt tiền với mức thấp nhất là 25 phrăng, cao nhất là 500 phrăng hoặc bị tịch thu. Sở thương chính và độc quyền quy định rượu dán nhãn hiệu vùng này không được vận chuyển qua vùng khác để bán nếu vi phạm phạt 25 phrăng và bị tịch thu toàn bộ rượu và đồ chứa. Với những quy định trên nhân dân Bình Định cũng như các tỉnh Trung Kỳ bắt buộc dùng rượu từ việc giỗ chạp đến sinh hoạt hằng ngày. Xong do nhu cầu tài chính chính phủ bảo hộ lệnh cho các công chức phải thúc đẩy việc tiêu thụ rượu.
Thuế muối: Năm 1892, toàn quyền Đông Dương lúc này là De Lanes-
San đã khởi xướng việc đánh thuế tiêu thụ muối, với mức 5xu/1 tạ (tương đương 60 kg), tính tròn là 0đ,001/1kg muối. Tuy nhiên sau khi nhận chức toàn quyền không lâu thì vào ngày 1/6/1897 toàn quyền Đông Dương Doumer đưa ra nghị định nâng mức thuế tiêu thụ muối lên thành 0đ,005/1 kg (tức là tăng gấp 5 lần so với năm 1892). Đến ngày 19/10/1899 toàn quyền Đông Dương tiếp tục ban hành nghị định mới tăng thuế muối tiêu thụ lên thành
0đ,01/1 kg (tức gấp 10 lần so với năm 1892).
Ngày 8-11-1904 toàn quyền Đông Dương ra nghị định thi hành chính sách độc quyền sản xuất, khai thác và bán muối trên toàn Đông Dương và giao cho sở thương chính và độc quyền điều hành, quản lý. Nghị định quy định:
- Ai muốn khai thác muối dù là ruộng hay m đều phải làm đơn xin phép giám đốc sở thương chính và độc quyền thông qua nhân viên của sở tại địa phương, người dân được phép hành nghề sau khi đã được sở cấp giấy phép đặc biệt.
- Tất cả muối sản xuất đều phải được phân loại, ghi sổ sách rõ ràng và phải bán hết cho sở. Tuyệt đối người sản xuất không được giữ một hạt muối nào dù chỉ để cho gia đình dùng, muối dùng phải mua lại sở. Giá cả mua bán muối đều do sở quy định.
- Sau mỗi vụ thu hoạch tối đa ba ngày, người sản xuất phải giao nộp toàn bộ số muối sản xuất được cho sở. Nếu giao nộp không đúng kì hạn thì bị coi là muối lậu sẽ bị tịch thu, người sản xuất bị phạt từ 50 phrăng đến 1000 phrăng.
- Muối sản xuất nhiều nhưng khai ít, diện tích muối và số lò muối khai không đúng hoặc cố tình ẩn giấu thì người sản xuất sẽ bị phạt từ 100 phrăng đến 1000 phrăng và toàn bộ số muối ấy coi như muối lậu, sẽ bị tịch thu. Nếu tái phạm người sản xuất sẽ bị tịch thu công cụ sản xuất, bị đình chỉ sản xuất.
- Cơ sở sản xuất muối nào mà tự động ngừng sản xuất trong một năm thì khi sản xuất muối trở lại phải xin phép sở. Nếu không xin phép mà tự động sản xuất sẽ bị phạt từ 100 phrăng đến 1000 phrăng, toàn bộ số muối sản xuất ra đều bị sở tịch thu. Nếu tái phạm sẽ tịch thu toàn bộ công cụ sản xuất và không cho sản xuất nữa.
phép mở các cửa hàng bán muối lẻ cho dân dùng. Việc vận chuyển muối trên đường đều phải có đầy đủ giấy tờ, trong đó ghi rõ số lượng và loại muối vận chuyển, nơi giao muối, nơi nhận muối, phương tiện vận chuyển, ngày giờ khởi hành, tuyến đường sẽ đi qua...
- Những ai mua bán lậu muối hoặc người sản xuất muốn tự ý giữ lại để dùng đều bị phạt tiền từ 50 phrăng đến 2000 phrăng và phạt giam từ 5 đến 6 tháng, toàn bộ số muối, dụng cụ đựng muối đều bị sở tịch thu. Nếu tái phạm sẽ phạt tiền 2000 phrăng và phạt giam tối thiểu một tháng [27, tr.109-110].
Ở Bình Định sản xuất muối là một nghề cổ truyền. Từ xưa, Đề Gi được xem là trung tâm của nghề muối ở tỉnh Bình Định. Ở Quy Nhơn thì làng Hưng Thạnh cũng khá nổi tiếng.
Từ cuối thế kỉ XIX, nghề làm muối ở Bình Định có sự xáo trộn. Muối là mặt hàng bị Pháp độc quyền nên dân làm muối gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt kinh tế và đời sống. Sản phẩm làm ra phải bán toàn bộ cho nha thương chính. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nghề làm muối ở Bình Định vẫn phát triển, diện tích sản xuất cũng như sản lượng không ngừng tăng lên. Năm 1929 diện tích ruộng muối là 189,997 ha với sản lượng trung bình hàng năm đạt 8.720 tấn [39, tr.82].
Thuế thuốc phiện: Bán thuốc phiện và nắm độc quyền phân phối, đối
với xã hội Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng bị coi như một sản phẩm có tác hại vô cùng nguy hiểm. Thế nhưng khi Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp thuốc phiện lại do chính quyền chủ động nhập cảng thiết lập các cơ sở chế biến, tổ chức hệ thống phân phối, khuyến khích mở các tiệm hút và tiệm bán công khai cho khách hàng tiêu thụ rồi nắm độc quyền buôn bán sản phẩm này.
Nói về việc làm này trong sách The Politics Of Heroin In Southeast Asia với nguyên văn sau: “Người Pháp nắm độc quyền nhập cảng và phân
phối thuốc phiện để lấy tiền tài trợ gánh nặng chi phí cho bộ máy cai trị tại thuộc địa. Trong khi việc buôn bán thuốc phiện ở Nam Kỳ đã thành công trong nhiều năm sự bành trướng các cơ sở kinh doanh của người Pháp ở Đông Dương vào các năm 1880 và 1900 đã tạo nên tình trạng ngân quỹ bị thiếu hụt trầm trọng cho toàn cõi Đông Dương, hơn nữa các chính quyền hổ lốn của 5 thuộc địa riêng lẻ là một kiểu mẫu thiếu năng lực và nhiều bầy đàn công chức người Pháp đã làm hoang phí những nguồn lợi tức nh bé của các thuộc địa này. Dù là đã có những cải cách hành chính để hoàn chỉnh những thiệt hại trong những năm đầu thập niên 1890, tình trạng thiếu hụt ngân sách vẫn đe dọa tương lai của Đông Dương thuộc Pháp”.
Năm 1899 Toàn quyền Doumer tổ chức lại công việc làm ăn về thuốc phiện, khếch trương hệ thống bán sản phẩm này và làm giảm rất nhiều khoản chi tiêu. Sau khi gom 5 cơ quan thuốc phiện tự trị lại thành một sở độc quyền thuốc phiện, Doumer thiết lập một nhà máy biến chế thuốc phiện ở Sài Gòn để biến chế thuốc phiện sống Ấn Độ thành thuốc phiện đã hoàn chế cho dân nghiện sử dụng. Nhà máy biến chế mới này sản xuất một loại thuốc phiện đã hoàn chế có thể cháy mau hơn khiến cho người hút có thể tiêu thụ nhiều hơn thường lệ. Theo chỉ thị của Doumer, sở độc quyền thuốc phiện mua thuốc phiện với giá rẻ ở tỉnh Vân Nam (Trung Hoa) đặt các tiệm bán lẻ và những tiệm hút của chính quyền có thể lôi cuốn được nhiều khách hàng thuộc giới lao động nghèo mà họ không có đủ tiền mua để sử dụng loại thuốc phiện mang nhãn hiệu Ấn Độ. Nhà nước lại cho mở thêm các tiệm hút và các tiệm bán lẻ để đáp ứng nhu cầu khách hàng càng ngày càng tăng.
Thuế hải quan: Để thuộc địa Đông Dương phải dành riêng cho thị trường Pháp nhà nước thực dân đã dựng lên một hành lang pháp lý bảo vệ thị trường cho hàng hóa Pháp đó là hàng rào thuế quan. Năm 1887, chính quyền thực dân đã quy định bảo hộ thuế quan cho hàng hóa Pháp. Hàng hóa Pháp nhập vào Việt Nam chỉ phải đóng thuế 2,5% giá trị hàng hóa,
trong khi hàng hóa nước khác phải đóng thuế gấp đôi là 5%. Ngày 11/1/1892 Pháp lại ra một đạo luật thuế mới, theo đạo luật này hàng hóa Pháp nhập vào Việt Nam được miễn thuế, còn hàng hóa các nước khác đánh thuế 25% đến 120% giá trị hàng hóa.
Thực dân Pháp quy định tất cả các mặt hàng nhập vào Đông Dương đều phải kê khai cụ thể, kể cả những mặt hàng không phải đánh thuế, việc thu thuế xuất nhập khẩu ở Bình Định do các tòa thương chính đặt ở Quy Nhơn tổ chức kiểm tra bảng kê khai và khám xét hàng hóa. Thuế nhập khẩu có hai biểu thuế gồm biểu thuế chung áp dụng cho hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương và biểu thuế đặt biệt dành cho hàng hóa của Pháp, ngược lại thuế xuất khẩu lại đánh vào một số ít hàng hóa từ Đông Dương xuất sang các nước khác, riêng hàng hóa xuất cảng từ Đông Dương sang Pháp được miễn tất cả các loại thuế.
Tiểu kết chƣơng 1
Năm 1470 sau cuộc hành quân của Lê Thánh Tôn, vùng đất Bình Định được nhập vào quốc gia Đại Việt. Đến năm 1471, lập phủ Hoài Nhơn thuộc Quảng Nam. Năm Nhâm Dần (năm 1602) Nguyễn Hoàng đổi tên là Phủ Quy Nhơn (tên Quy Nhơn xuất hiện từ đây) đặt chức Tuần phủ khám lý, vẫn thuộc dinh Quảng Nam. Năm 1651, chúa Nguyễn Phúc Tần đổi tên phủ Quy Nhơn thành phủ Quy Ninh. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn. Phủ Quy Nhơn vẫn thuộc về dinh Quảng Nam. Phủ lị rời ra phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay là phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn). Năm Quý Tỵ đời Duệ Tôn Hiếu Định Hoàng đế (Nguyễn Phúc Thuần – năm 1773), anh em Nguyễn Nhạc chiếm cứ, đắp thêm thành Đồ Bàn để ở, gọi là Thành Hoàng Đế. Mùa hạ năm Kỷ Mùi (năm 1797, tức là năm Cảnh Thịnh thứ bảy đời Nguyễn Quang Toản, Tây Sơn), Thế tổ Cao Hoàng đánh lấy thành, đổi tên là thành Bình Định (Tên Bình Định bắt đầu từ đây), sai Hậu quân Võ Tánh, Lễ Bộ Ngô Tòng Châu trấn thủ thành
này. Đến thời nhà Nguyễn, Bình Định là một trong những trọng điểm trả thù của Nguyễn Ánh đối với triều Tây Sơn và cũng là một tỉnh lớn có vai trò quan trọng ở Trung Kỳ. Dưới thời Nguyễn, hoạt động thu thuế bắt đầu đi vào quy cũ, chi tiết và rõ ràng hơn với hai loại thuế đặc trưng là thuế đinh và thuế điền, bên cạnh đó còn có các loại thuế khác.
Năm 1874 triều đình nhà Nguyễn nhượng cảng Quy Nhơn cho Pháp, Pháp đã bước đầu đặt nền đô hộ trên đất Bình Định. Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương ở Bình Định năm 1885, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập một chính quyền song song tồn tại bên cạnh chính quyền của nhà Nguyễn, gọi là chính quyền lưỡng thể. Tiến hành khai thác kinh tế, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền và phát triển các ngành kinh tế để phục vụ cho Pháp. Trong đó, Pháp đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện chế độ thuế khóa ở Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng, đối với từng khu vực có cách đánh thuế khác nhau. Bên cạnh việc duy trì hai loại thuế đặc trưng dưới triều các vua nhà Nguyễn là thuế đinh và thuế điền, chính quyền thực dân còn cho ban hành các