Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (2001 2019) (Trang 65 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

3.2.1. Nguyên nhân của thành tựu

Đạt được những kết quả nêu trên, trước hết là của sự vận đụng đúng đắn các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn địa phương. Ngoài ra, các cơ quan, ban ngành huyện đã tích cực thực hiện lồng ghép nhiều giải pháp với mục tiêu đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo nhanh và bền vững. Tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn để phát triển kinh tế, được đào tạo nghề nghiệp củng như tiếp cận với những mô hình mới và nguồn vốn giúp cho người lao động phát triển kinh tếđể thoát nghèo nhanh và bền vững.

Kết quả sự nỗ lực của hệ thống chính trị các cấp, các ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ. Việc nâng cao vai trò quản lí, điều hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp. Sự đoàn kết nhất trí và quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong huyện. Sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành hướng mạnh về cơ sở và đổi mới nội dung phương thức hoạt động, tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở.

Tận dụng được sự quan tâm và chủ trương của Đảng và nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là vùng núi đã giúp cho công tác xóa đói giảm nghèo gặp nhiều thuận lợi. Tận dụng được nội lực khơi dậy được các nguồn lực bên trong và phát huy đúng mức, tranh thủ được nguồn lực từ bên ngoài và có sự đầu tư tập trung, trọng điểm ưu tiên đối với những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ triển khai huy động được sự tham gia của cả hệ thông chính trị với ý thức tinh thần trách nhiệm cao; thông qua triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP các cấp chính

quyền nhận thức rõ hơn về những giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh bền vững của địa phương mình; từ đó cân đối lại nguồn lực đầu tư của Nhà nước để tổ chức lồng ghép, phối hợp thực hiện hiệu quả hơn các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

Chương trình giảm nghèo đạt được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của Đảng và nhân dân trong toàn huyện, sự phối hợp kịp thời, đồng bộ, nhất quán của các cấp, ban ngành, đoàn thể, hộivà công tác tuyên truyền đưa chính sách đến từng hộ dân trong quá trình triển khai thực hiện những chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội. Bộ mặt nông thôn nhiều vùng thay đổi, đặc biệt là vùng khó khăn xa xôi trở nêntiến bộ, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhiều hộ thoát nghèo trở nên khá, lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước được củng cố.

3.2.2.Nguyên nhân của hạn chế

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên về địa hình kiến tạo phức tạp và thời tiết khắc nghiệp đã ảnh hưởng đến chất lượng và tính bền vững của các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, trong khi đó công tác bảo dưỡng ở một số nơi còn hạn chế, đồng thời, giao thông khó khăn, kinh tế còn nhiều hạn chế, những nơi tập trung đông dân tộc thiểu số có tỷ lệ nghèo cao, người dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp, nhưng diện tích đất canh tác bị thu hẹp đáng kể do việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi,bên cạnh đó còn do thời tiết diễn biến phức tạp mùa hè nắng nóng, mưa lũ gây ngập úng, sa bồi thủy phá ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc.

Do có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, xuất phát điểm kinh tế - xã hội của huyện thấp, hầu hết người dân các xã vùng cao có thu nhập thấp nên việc triển khai thực hiện các cuộc vận động gặp không ít khó khăn; số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, thôn, xã khó khăn của huyện nhiều.

Ngoài ra phong tục tập quán lạc hậu, dân trí thấp không đồng đều, tư duy làm ăn chậm được đổi mới,nhất là khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số; tình hình thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra.Đa số hộ nghèo của huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, thiếu kiến thức làm ăn, chưa có chiến lược phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhưng do nhận thức của một số ít bà con thuộc diện hộ nghèo còn hạn chế, một số hộ nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển sản xuất nhưng đã sử dụng nguồn vốn hỗ trợ không có hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích cho vay.

Một số chính sách về công tác giảm nghèo đã có nhưng chưa đủ mạnh để giúp cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số của huyện có thêm điều kiện thuận lợi để nhanh chóng vươn lên thoát nghèo bền vững. Vốn vay ưu đãi cũng như một số chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo được triển khai trên địa bàn một số xã còn tương đối chậm so với yêu cầu đề ra. Ý thức tự lực vươn lên của một bộ phận hộ nghèo chưa cao, không muốn thoát nghèo để hưởng chính sách giảm nghèo.

Trách nhiệm lãnh đạo của một số cấp ủy cơ sở chưa thật sự quyết liệt, triển khai thực hiện các giải pháp còn thiếu đồng bộ. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú; vai trò của chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở một số địa phương, cơ sở chưa phát huy. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

trong triển khai thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương chưa triệt để, việc xác định hộ nghèo còn mang tính chủ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (2001 2019) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)