Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (2001 2019) (Trang 43 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất

xuất

Với đặc điểm là một huyện miền núi nghèo cơ sở hạ tầng yếu kém, điều này đã ảnh hưởng không ít đến sản xuất và phát triển kinh tế của địa phương. Địa bàn của huyện vốn đã bị chia cắt do hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được hình thành, cùng với đó là hệ thống tưới tiêu nội đồng cùng nhìu công trình cơ bản phục vụ đời sống nhân dân chưa được đáp ứng, chính vì

điều này mà việc xây dựng cơ sở hạ tầng được xem là yêu cầu cần được giải quyết hàng đầu của huyện.

Ngày 27/03/2009 của Uỷ ban nhân huyện Vĩnh Thạnh, ban hành Quyết định 402/QĐ-UBND với mục đích phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ công tác tổ công tác nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện và

Thực hiện Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐNDvề phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Vĩnh Thạnh, giai đoạn 2009 – 2020, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sản xuất để xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh triển khai.Các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội miền núi được lồng ghép thực hiện có hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ổn định và cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm 2010, Huyện đã hỗ trợ 124 triệu đồng xây dựng hoàn thành 17 nhà ở làng Kon Trú, xã Vĩnh Kim và 1 nhà ở xã Vĩnh Thịnh. Trong giai đoạn 2010 - 2014 nhờ nguồn vốn từ Chương trình 135 và một số nguồn vốn khác, việc thực hiện định canh, định cư đã có nhiều kết quả tích cực. Huyện Vĩnh Thạnh đã đầu tư 8,8 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc, hỗ trợ 5,8 tỷ đồng giúp người dân phát triển sản xuất và ổn định đời sống. Trong năm 2014, huyện Vĩnh Thạnh cũng đã đầu tư gần 8,8 tỷ đồng triển khai thực hiện dự án định canh, định cư cho 95 hộ đồng bào Bah Nar ở 2 điểm làng Suối Đá và Đăk Xung (xã Vĩnh Sơn); cũng trong năm này huyện Vĩnh Thạnh đã thực hiện dự án định canh, định cư cho 41 hộ dân tại làng Kon Trú và 2 dự án định canh, định cư xen ghép cho 15 hộ dân ở các làng K3 (xã Vĩnh Sơn) K6 Đak Tra (xã Vĩnh Kim), góp phần ổn định cuộc sống cho 194 nhân khẩu. Từ sự đầu tư hỗ trợ có hiệu quả thông qua các chương trình, dự án, bộ

mặt nông thôn miền núi ở huyện Vĩnh Thạnh ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao.

Năm 2018 tiếp tục hoàn thành 3 công trình giao thông, 6 công trình thủy lợi, 2 công trình điện, 2 nhà văn hóa và 1 công trình giáo dục. Năm 2019 hoàn thành 9 công trình giao thông, 27 công trình thủy lợi, 4 công trình điện và 5 công trình nhà văn hóa.

Tính chung giai đoạn 2009 - 2019 huyện Vĩnh Thạnh đãxây dựng 27 công trình giao thông với tổng kinh phí là 4.713.243,650 triệu đồng; xây dựng 113 công trình thủy lợi với tổng số kinh phí là 69.667.276 triệu đồng để phục vụ phát triển nông nghiệp; đầu tư các công trình cấp thoát nước và điện với kinh phí 62.887,184 triệu đồng; 11 công trình y tế với kinh phí là 14.093,976 triệu 80 công trình giáo dục, văn hóa và truyền thanh với tổng kinh phí là 53.938,281 triệu đồng.

Bên cạnh đó các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội miền núi được lồng ghép thực hiện có hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ổn định và cải thiện đời sống cho nhân dân trong huyện đặc biệc là đồng bào dân tộc thiểu số.

2.2.2. Thực hiện các biện pháp phát triển rừng, nghề rừng, nông - lâm kết hợp

Đặc trưng là một huyện miền núi, vì vậy kinh tế của huyện Vĩnh Thạnh chủ yếu là nông nghiệp đặc biệt là cây lúa và lâm nghiệp. Do đặc điểm về địa hình, cùng với việc xây dựng các công trình thủy điện, hồ chứa nước đã làm cho diện tích gieo trồng nông nghiệp của huyện giảm, cùng với đó là kỹ thuật canh tác lạc hậu thiếu nước tưới tiêu. Vì vậy với yêu cầu phát triển

kinh tế huyện đã kết hợp mô hình nông lâm kết hợp nhằm tạo ra bước chuyển mới cho kinh tế của huyện.

Về phát triển nông nghiệp, ngoài việc canh tác cây lúa huyện đẩy mạnh phát triển các cây trồng khác như lúa lai, bắp lai và các giống cậy trồng vật nuôi khác. Kết hợp giữa cây lúa, cây ngắn ngày, cây lâu năm cùng với việc phát triển nghề rừng với việc khoáng chăm sóc cho người dân.

Bên cạnh đó để đảm bảo sản xuất lương thực phục vụ cho đời sống nhân dân, năm 2011 Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh đã thực hiện chính sách khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp: Đã thực hiện khai hoang tạo ruộng lúa nước khu sản xuất Đak Chmun, giao 16 ha ruộng lúa nước khai hoang cho 125 hộ dân của 2 làng Hà Rơn và Klot Pok sản xuất…Để đảm bảo đất sản xuất và đưa vào thử nghiệm giống cây mới, cây cao su. Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh đã hỗ trợ khai hoáng 10 ha đất sản xuất ở xã Vĩnh Sơn cho 12 hộ dân khai hoang nương rẫy, để trồng thực nghiệm 10 ha cây cao su để tạo đột phá trong việc chuyển đổi giống cây công nghiệp có giá trị cao trên địa bàn xã Vĩnh Sơn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập từng bước giảm nghèo cho bà con trên địa bàn xã.

Năm 2015 nhằm chuyển đổi 8,03 ha diện tích đất vườn tạp, phát triển kinh tế gia đình tại các xã Uỷ ban nhân dân huyện đã hỗ trợ giống dừa xiêm với kinh phí 451.800.000đ. Cùng với đó là việc chuyển đổi các giống ngô địa phương thay bằng giống ngô lai CP 333 chịu hạn tốt hơn và năng xuất cao hơn, cũng như các giống cây trông khác thích hợp hơn với khí hậu và điều kiện canh tác của địa phương như bời lời đỏ, cam sành, bơ sáp, mì giống , keo lai giâm hom KM149, KM 228 [49, tr.5-7].

Huyện Vĩnh Thạnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho nhân dân trong phát triển nông nghiệp. Thực hiện nhiều mô hình mới trồng các giống cây mới như lúa lai, mít nghệ,.. cùng với đó là việc hỗ trợ về nguồn vốn ban đầu cho các mô hình mới, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Thực hiện các

mô hình khuyến nông, lâm, ngư như hỗ trợ giống keo lai giâm hom, nuôi cá bằng lồng bè trên hồ Định Bình, trồng rau sạch, cây lạc, mì giống mới. Bên cạnh đó hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã thành lập được 5 câu lạc bộ phụ nữa phát triển kinh tế với nội dung hoạt động phong phú như trao đổi kinh nghiệm, kiến thức làm ăn, giúp nhau bằng cách cho chị em có hoàn cảnh khó khăn mượn vốn (không tính lãi) để làm ăn, phát triển, góp phần giảm nghèo .

Nhờ các biện pháp phát triển rừng, nghề rừng, nông - lâm kết hợp, giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân hàng năm 11,8%, tăng 0,1% kế hoạch, tăng 5,4% so với 5 năm 2006 - 2010. Đến năm 2015, sản lượng lương thực có hạt 16.557,3 tấn, tăng 16,2% so với năm 2010. Tổng diện tích lúa gieo trồng 2.443,4 ha, năng suất 56,5 tạ/ha, sản lượng lúa 13.794 tấn (Mô hình cánh đồng mẫu lớn cây lúa cho năng suất bình quân 72 tạ/ha). Một số cây trồng cạn như cây ngô 610 ha, tăng so với năm 2010, năng suất 45,3 tạ/ha, đạt kế hoạch, tăng ; cây lạc 69 ha, năng suất 27 tạ/ha, đậu các loại 980 ha, năng suất 13 tạ/ha, đạt kế hoạch, cây mì 860 ha, năng suất 323 tạ/ha, cây mía 261 ha, đạt 58% kế hoạch, năng suất 628, măng tre điền trúc 155 ha, năng suất 150 tạ/ha…[54, tr.4]. Cùng với đó là việc hỗ trợ về vật nuôi như tặng bò, hỗ trợ tiêm phòng vắc xin qua từng năm luôn được duy trì và chăm lo.

Từ các nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, năm 2019 huyện Vĩnh Thạnh đã hỗ trợ chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao với số vốn đầu 567,074 triệu đồng. Cũng trong năm 2019 triển khai hỗ trợ dự án trồng cây cam sành thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 trên địa bàn các xã. Vĩnh Quang, Vĩnh Hiệp, và Vĩnh Thuận, Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn, Vĩnh Hòa [49, tr.8].

Để thực hiện phát triển kinh tế nông lâm kết hợp, thực hiện xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc, huyện Vĩnh Thạnh luôn quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng hàng năm luôn

được chú trọng, năm 2015, đã triển khai 245 đợt kiểm tra, truy quét, phát hiện 63 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó phát rừng làm nương rẫy trái pháp luật 6 vụ, thiệt hại 8.264m2 rừng; khai thác, mua bán và vận chuyển gỗ trái phép 6 vụ; lâm sản và phương tiện không chủ 51 vụ. Trong 9 tháng đầu năm, đã xử lý 63 vụ, tịch thu 51,046m3 gỗ các loại và một số phương tiện khác [55, tr.2]. Sang năm 2016, lực lượng chức năng đã phối hợp triển khai 207 đợt kiểm tra, truy quét, phát hiện 83 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tăng 20 vụ so với cùng kỳ, trong đó vi phạm phá rừng trái pháp luật 17 vụ, thiệt hại 69.944m2, vi phạm lâm sản 66 vụ. Trong 9 tháng đầu năm, đã xảy ra 2 vụ cháy rừng, thiệt hại 19.308m2 rừng trồng và 2.000m2

rừng tự nhiên; tổ chức phá bỏ 63.110m2 cây trồng trên diện tích phá rừng trái pháp luật; xử lý 76 vụ, tịch thu 51,444m3 gỗ các loại và một số phương tiện vận chuyển, khai thác [56, tr.2]. Bước sang năm 2017, lực lượng chức năng phối hợp triển khai 225 đợt kiểm tra, truy quét, phát hiện 50 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, giảm 33 vụ so với cùng kỳ, trong đó vi phạm phá rừng trái pháp luật 7 vụ, thiệt hại 13.198m2 rừng; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép 43 vụ (khai thác rừng trái phép 3 vụ; mua bán vận chuyển lâm sản 2 vụ; mua bán động vật rừng 2 vụ; lâm sản, phương tiện không chủ 36 vụ), giảm 23 vụ so với cùng kỳ. Đã xử lý 6 vụ phá rừng trái pháp luật, truy tố, xét xử 4 trường hợp, buộc trồng lại rừng 2.216m2; xử lý 38 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, tịch thu 38,674m3 gỗ các loại và một số phương tiện vận chuyển, khai thác khác [57, tr.2].

Cùng với việc bảo vệ rừng, huyện Vĩnh Thạnh còn thực hiện chính sách giao khoán rừng cho nhân dân. Công tác chuẩn bị trồng rừng được triển khai theo kế hoạch, đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai trồng rừng theo Dự án Jica2. Công tác trồng rừng, khoán chăm sóc, quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh được tăng cường. Trong 5 năm 2011 - 2015, đã triển khai trồng rừng các loại với diện tích 1.773,9 ha; giao khoán quản lý bảo vệ

26.342 ha, đạt 130,2% kế hoạch, tăng 26,9% so với năm 2010. Tỷ lệ độ che phủ rừng 66,3%. Các lực lượng chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng; tổ chức kiểm tra, truy quét và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng [54,tr.2]. Năm 2016 giao khoán quản lý bảo vệ rừng tiếp tục được duy trì, diện tích 26.185,65 ha. Chăm sóc rừng trồng 392,85 ha. Khai thác gỗ rừng trồng 20.150 tấn [56, tr.2]. Năm 2017, công tác giao khoán, quản lý bảo vệ rừng 26.180,2 ha (giao khoán theo Chương trình Nghị quyết số 30a, diện tích 22.415,9 ha; Dự án JICA2, diện tích 1.911 ha; dịch vụ môi trường rừng, diện tích 1.853,3 ha); tổ chức bán đấu giá khai thác rừng trồng phòng hộ 15,88 ha, rừng trồng sản xuất 64,15 ha [57, tr.2].

Giai đoạn từ 2009 đến 2019 với những chính sách hỗ trợ sản xuất thông qua chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, kết quả có 22.505,66 ha rừng được giao cho 1.926 hộ, 29 tập thể cộng đồng. Chính sách hỗ trợ thông qua chăm sóc, bảo vệ rừng đã được địa phương triển khai đạt được một số kết quả nhất định, diện tích rừng giao khoán được quản lý và bảo vệ tốt, hạn chế thấp nhất mức thiệt hại về rừng, các hành vi xâm hại được ngăn chặn kịp thời. Tiếp theo đó là việc thực hiện quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã được các xã, trên địa bàn thực hiện quy hoạch theo chương trình nông thôn mới. Để đảm bảo cuộc sống cho các hộ nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực Uỷ ban nhân dân huyện đã thực hiện hỗ trợ lương thực cho 422 hộ nghèo với kinh phí 727.204.000 đồng.

Việc khoán chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và hỗ trợ lần đầu cây giống cây lâm nghiệp, hỗ trợ gạo cho hộ nghèo nhận khoáng chăm sóc và hộ nghèo được giao đất trồng rừng sản xuất đã được triển khai thực hiện, cơ bản giúp cho hộ nhận khoán ổn định về lương thực, giải quyết việc làm cải thiện đời sống, ngoài ra hộ nhận khoán còn được hưởng lợi từ các lâm sản phụ dưới tán

rừng (củi khô, mật ong, nấm, măng, đót..), về tính ổn định xã hội: đã góp phần xây dựng lâm phần ổn định, phát huy có hiệu quả chức năng của rừng về phòng hộ môi trường bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp và điều tiết nguồn nước, điều tiết dòng chảy, giảm tác hại của thiên tai, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất; cơ bản đã bảo vệ được diện tích rừng đã giao khoán, khắc phục tình trạng suy thoái của rừng, cải thiện môi trường sinh thái ; người dân có nhận thức tốt hơn về công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Các giống cây trồng, vật nuôi đang sinh trưởng, phát triển tốt, một số giồng cây trồng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, đáng chú ý nhất là cây keo lai giâm hom, giống lúa, ngô hỗ trợ các mùa vụ. Các giống trâu bò, sinh sản và phát triển góp phần ổn định về kinh tế cho các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (2001 2019) (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)