1.Đối với bệnh viện
- Cần phát động và tổ chức thực hiện chương trình vệ sinh bàn tay cho nhân viên y tế,phổ biến ý nghĩa của việc vệ sinh tay .
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng. Cập nhật kiến thức mới cho điều dưỡng trong công tác chăm sóc, tư vấn cho người bệnh.
- Thường xuyên tập huấn kỹ năng giao tiếp, tư vấn sức khỏe,mô hình chăm sóc toàn diện phù hợp với từng khoa,phòng.
2 . Đối với khoa/ Trung tâm
- Điều dưỡng trưởng cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình chăm sóc sau mổ nhất là việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn của điều dưỡng viên,theo dõi các loại dẫn lưu(số lượng,màu sắc,tính chất),việc ghi chép vào bảng phiếu theo dõi và thường xuyên họp điều dưỡng rút kinh nghiệm cho các điều dưỡng viên.
- Điều dưỡng trưởng phải tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình của điều dưỡng viên,chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại.
- Thường xuyên lồng ghép tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vào các buổi họp Hội đồng người bệnh cấp khoa.
3. Đối với điều dưỡng viên
- Phải nâng cao ý thức tự giác, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh,người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, hài lòng,chất lượng và an toàn, không giao phó cho người nhà ngườibệnh, phải tự mình kiểm tra số lượng dịch/ chất thải, màu sắc ghi vào hồ sơ, bảng theo dõi trước khi hướng dẫn người nhà người bệnh đổ chất thải đi.
- Luôn đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện quy trình kỹ thuật,tuân thủ vệ sinh tay,5 thời điểm rửa tay.
- Cần phải trực tiếp hỗ trợ vận động cho người bệnh, có thể khuyến khích sự giúp đỡ của người nhà người bệnh nhưng cần hướng dẫn cẩn thận và có sự giám sát.
- Cần hướng dẫn và hỗ trợ (khi cần thiết) người nhà người bệnh và có sự giám sát trong chăm sóc vệ sinh cho người bệnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra do người nhà người bệnh thiếu kiến thức như tụt ống dẫn lưu Kehr, tắc hoặc gập ống gây trào ngược dịch...
KẾT LUẬN
1- Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ có đặt ống dẫn lưu Kehr tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đạt được kết quả:
Người điều dưỡng chăm sóc đúng quy trình như kỹ thuật bơm rửa Kehr, thay băng
vết mổ, quy trình tiêm an toàn...v.v.v
Bệnh viện được trang bị đầy đủ trang thiết bị cho công tác chăm sóc người bệnh.
Người bệnh được hướng dẫn chế độ ăn uống tập luyện sau phẫu thuật, được tư vấn
chế độ ăn bệnh lý phù hợp với bệnh
Người bệnh sau khi ra viện được hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, tái khám lại sau khi
có bất thường.
Các điều dưỡng đã thực hành tốt quy trình thay do Bệnh viện ban hành, thực hiện
chăm sóc vết mổ một cách hiệu quả được đánh giá cao * Một số nhược điểm trong chăm sóc:
Người điều dưỡng chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật: kỹ thuật lấy dấu hiệu
sinh tồn, tuân thủ 5 thời điểm rửa tay, tạo thói quen vệ sinh bàn tay trong chăm sóc người bệnh.
Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện như chăm sóc về dinh dưỡng, chăm
sóc về vận động...chủ yếu là do người nhà người bệnh đảm nhiệm.
Kỹ năng giao tiếp, tư vấn sức khỏe của người điều dưỡng cho người bệnh còn hạn
chế.
Đội ngũ điều dưỡng trẻ kinh nghiệm chưa nhiều, việc thực hành còn chưa thành
thạo.
Vẫn còn một số ít điều dưỡng viên khi thay băng cho người bệnh còn bỏ sót các
bước : Quan sát đánh giá tình trạng vết mổ....
2-Đề xuất một số giải pháp nâng cao quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ có đặt dẫn lưu Kerh
2.1 Đối với bệnh viện :
Cần phát động và thực hiện chương trình vệ sinh bàn tay, tổ chức nâng cao trình
dưỡng viên nhất là các điều dưỡng mới tuyển dụng. Thường xuyên tập huấn kỹ năng giao tiếp, tư vấn GDSK cho điều dưỡng.
2.2 Đối với khoa phòng trung tâm:
Điều dưỡng trưởng cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình chuyên môn của
điều dưỡng viên,luôn đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.Phổ biến các quy định mới như hạn chế sử dụng rác thải nhựa trong chăm sóc.Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại. Thường xuyên lồng ghép tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vào các buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
3. Liên hệ thực tiễn cho bản thân trong công tác quản lý điều dưỡng:
- Thường xuyên cập nhật các kiến thức, quy trình mới và thực hành hướng dẫn cho các điều dưỡng viên.
- Tạo dựng không khí học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành cho điều dưỡng viên. Đa dạng hóa các hình thức học tập của điều dưỡng: học từ sai sót của các khoa phòng, Bệnh viện bạn, qua hội thi tay nghề….
- Chuyển đổi thật sự và đồng bộ cách giao tiếp, ứng xử của điều dưỡng, xem người bệnh là người thân của mình.
Qua theo dõi 15 người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kerh tại
khoa Ngoại Tổng Hợp – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 6 tháng đầu năm tất cả người bệnh của chúng tôi đều khỏi và ra viện ( Đạt tỉ lệ 100%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Nguyễn Đình Hối ( 2006)
" Nghiên cứuứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩnđoán vàđiều trị sớm bệnh sỏi mật" - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước- Bộ KHCN và môi trường.
2- Lê Trung Hải Nhà xuất bản Y học ( Năm 2011)."Hướng dẫn chăm sóc người
bệnh sau mổ".
3- Nguyễn Đức Phúc ( 2010)" Đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật khâu
kínống mật chủ sau khi lấy sỏi đểđiều trị sỏi đường mật chính ngoài gan " - Luậnán thạc sỹ y học - ĐHYHN
4-Nguyễn Dương Quang (1985)“ Cấp cứu ngoại khoa gan mật”Nhà xuất bản Y học Hà
Nội, tr 122-148, 188-223.
5 -Đỗ Kim Sơn (2004)“Sỏi ống mật chủ”Bệnh học ngoại khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học,
2004,tr 167 -174
6-Trần Việt Tiến (2015)“ Chăm sóc người bệnh sỏi đường mật” Điều dưỡng ngoại khoa
-Trường Đại học điều dưỡng Nam Định – Bộ môn Điều dưỡng Ngoại Tr 141-180
7-Trần Việt Tiến (2003)
“ Một số nhận xét về chăm sóc dẫn lưu Kehr sau phẫu thuật sỏi đường mật tại khoa
Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định”Báo cáo khoa học – Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định.
8- Nhà xuất bản Y học ( Năm 2005)."Bệnh học Ngoại khoa"Bộ Y Tế - cục khoa học
và đào tạo.
9- Nhà xuất bản y học ( Năm 2011).
"Điều dưỡng Ngoại Khoa". Bộ Y tế- cục Khoa học và đào tạo.
10- Phác đồ điều trị khoa Ngoại Tổng Hợp- Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ năm 2016 - tr 55 - 59