8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện các chức năng quản lý đào tạo trên cơ
phân cấp quản lý một cách rõ ràng cùng với một chính sách tổ chức nhân sự hợp lý.
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Xây dựng và duy trì vai trò thực hiện các chức năng quản lý ở cấp trường và ở các đơn vị một cách tối ưu, nhằm tăng cường tính khả thi của mọi kế hoạch, thực hiện cơ chế dân chủ và cụ thể hóa trách nhiệm của các đơn vị trong hoạt động tổ chức đào tạo.
Xây dựng và duy trì cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên trách trong công tác quản lý đào tạo hình thức VLVH nhằm tạo nên sự thống nhất trong việc quản lý các hoạt động đào tạo hình thức VLVH.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Hoàn thiện chức năng và thể hiện được vai trò, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị liên quan đến công tác quản lý đào tạo hình thức VLVH và gắn trách nhiệm tới từng vị trí lãnh đạo, chuyên viên thực hiện công tác.
Tạo dựng được bộ máy làm việc có tinh thần trách nhiệm, năng lực hoạt động tốt, chủ động điều phối các hoạt động đào tạo hình thức VLVH một cách khoa học.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện và lưu ý khi vận dụng
Nhận thức được vai trò và năng lực của người quản lý đối với các hoạt động đào tạo là yếu tố then chốt tạo nên sự thay đổi trong công tác điều hành các hoạt động đào tạo hình thức VLVH, do vậy trong quá trình thực hiện biện pháp cần chú ý đến các bước sau:
Phải có sự thống nhất từ Ban Giám hiệu, các phòng chức năng và các khoa trong việc thiết lập một cơ chế quản lý khoa học và có tính đồng thuận cao. Đây là yếu tố then chốt để định hướng cho mọi hoạt động quản lý. Với bất kỳ một hoạt động quản lý nào, nếu không được sự đồng thuận, ủng hộ và thống nhất trong quan điểm thì các hoạt động quản lý đó đều không thể đem lại hiệu quả tối ưu. Để thực hiện điều này, nhà trường cần phải có những quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể và quy định phối hợp của các đơn vị trong trường. Đối với các cơ sở liên kết đào tạo, nhà trường cần phải có những quy đinh cụ thể trong hợp đồng liên kết đào tạo về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng như trách nhiệm của các bên.
Xây dựng được một quy trình quản lý hoạt động đào tạo thống nhất, toàn diện, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng trong hoạt động tổ chức đào tạo hình thức VLVH của nhà trường. Quy trình này phải được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trong trường, các đơn vị liên kết đào tạo theo một trình tự đã xác lập nhằm đảm bảo công tác quản lý hoạt động đào tạo luôn vận hành đúng hướng và chính xác.
Nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động đào tạo của đội ngũ cán bộ cần phải chú trọng vào việc hoạch định và thực thi các chính sách nhân sự. Đòi hỏi này dẫn đến nhiệm vụ của công tác tổ chức cán bộ là phải có đánh
giá, sàng lọc, luân chuyển, thay thế nhân sự. Đồng thời công tác bồi dưỡng cán bộ cũng phải luôn được quan tâm và đầu tư một cách hợp lý để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
Đội ngũ các nhà quản lý, chuyên viên và giảng viên cần phải tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc của mình. Đồng thời, cần nắm vững và hiểu rõ về vai trò của bộ máy quản lý đào tạo cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong hệ thống bộ máy hoàn chỉnh. Cần phải có những hiểu biết đúng đắn về việc quy định trách nhiệm của mỗi đơn vị cũng như mỗi cá nhân trong việc điều hành các hoạt động đào tạo của nhà trường.
Chính sách về nhân sự cần phải được công khai, quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ đối với mỗi đơn vị, mỗi cá nhân khi được giao công việc. Đảm bảo hài hòa giữa lợi ích và trách nhiệm công việc của mỗi đơn vị, tổ chức, cá nhân là yếu tố quan trọng để tạo nên sự thống nhất và đồng bộ trong các hoạt động đào tạo hình thức VLVH của nhà trường.
Nhà quản lý, cán bộ, giảng viên phải thấy được việc nâng cao năng lực quản lý gắn liền với chính sách nhân sự có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nhà trường cũng như tạo nên hiệu quả tối ưu trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo hình thức VLVH.