- Sự liên kết và hợp tác chặt chẽ với ngƣời nông dân trồng đậu nành nhằm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm để từ đó làm giảm giá thành phẩm sản xuất. Đồng thời sự liên kết này giữ vững ổn định chất lƣợng sản phẩm.
- Xây dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà nghiên cứu những xu hƣớng mới của giá trị sản phẩm từ đó tạo ra sự đổi mới và khác biệt hóa, nhằm tạo sự cạnh tranh và gia tăng giá trị, đảm bảo ổn định, lâu dài. 4.2.3. Chiến lược mở rộng phạm vi thị trường quốc tế
- Chiến lƣợc thăm dò và mở rộng ra các thị trƣờng nƣớc ngoài cần thực thi ngay trong bối cảnh ngành hàng đang bƣớc vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt.
4.3. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc
Dựa trên những phân tích thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu và các xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai, nhằm thực hiện tốt chiến lƣợc phát triển, Vinasoy cần thực hiện một số giải pháp sau:
4.3.1. Mô hình tổ chức quản trị
Từ năm 2012 đến nay Vinasoy có sự tăng trƣởng mạnh mẽ về quy mô: Xây mới 2 Nhà máy sản xuất, 1 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên mô hình quản trị tổng thể vẫn chƣa hoàn thiện về cơ chế, dẫn đến sự chồng lấn hoặc chia sẻ thông tin còn hạn chế làm chậm hoặc sai lệch thông tin từ đó ra các quyết định quản trị, vì vậy đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:
- Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện mô hình tổ chức Vinasoy để phù hợp với tình hình phát triển thực tế. Hiện tại Vinasoy vẫn trực thuộc Công ty cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi và điều này gây cản trở rất lớn về công tác hoạt động. Mô hình tách thành Công ty độc lập là một giải pháp trong dài hạn nhằm tăng tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Trong thời gian ngắn có thể thành lập Ban điều hành Vinasoy trực thuộc Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc, đi kèm với đó là cơ chế quản trị riêng. Ban điều hành ra các quyết định nhanh chóng và trực tiếp thực hiện ngay, không qua các đơn vị trung gian nhƣ phòng, ban trực thuộc Công ty giảm thiểu các chi phí quản lý và tránh mất cơ hội kinh doanh;
- Tăng cƣờng sự ủy quyền, tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và các quyết định quản trị thông qua Ban điều hành. Một số hoạt động ủy quyền nhƣ nhân sự, tài chính. Công ty cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi kiểm soát thông qua kết quả kinh doanh định kỳ, ban hành các hành lang kiểm soát về những vấn đề lớn nhƣ mua bán, tài sản, đầu tƣ dự án…;
- Hệ thốngquy trình, hƣớng dẫn công việc cần thống nhất, đảm bảo sự tƣơng tác công việc đƣợc nhanh chóng. Trong năm 2016 Vinasoy đặt ra mục tiêu đạt các chứng nhận hệ thống chất lƣợng nhƣ ISO 22000; ISO 14000, 5S vì vậy xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể, rõ ràng đến từng Khối, Phòng để đạt đƣợc mục tiêu đề ra;
- Nâng cao Hệ thống quản trị nguồn nhân lực ERP, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công việc của nhân viên. Đầu tƣ tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu vào hệ thống ERP để giải quyết những bƣớc công việc còn mang tính thủ công. Khi hệ thống bƣớc quy trình đƣợc hoàn thiện, tích hợp hệ thống biểu mẫu và xử lý công việc giữa quy trình và hệ thống ERP.
4.3.2. Nghiên cứu phát triển (R&D)
- Đầu tƣ mạnh mẽ vào hoạt động nghiên cứu phát triển theo chiều sâu, kể cả nguồn nguyên liệu đầu vào. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng đậu nành đang có những kết quả nghiên cứu tích cực về giống đậu nành, trong những năm tới Vinasoy nên tăng chi phí nghiên cứu phát triển về đậu nành;
- Mở rộng và cải thiện nâng cấp các phòng nghiên cứu theo hƣớng chuẩn hóa và hiện đại cơ sở hạ tầng nghiên cứu;
- Nghiên cứu cải tiến chất lƣợng sản phẩm và quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất nhƣ tăng thời gian bảo quản sản phẩm, công nghệ sản xuất mới;
- Mở rộng danh mục các sản phẩm mới trên cơ sở các sản phẩm hiện tại. Những kết quả nghiên cứu sản phẩm và dinh dƣỡng về đậu nành đang có những bƣớc tiến quan trọng, Vinasoy nên thử nghiệm các sản phẩm mới ngoài sữa nƣớc nhƣ sữa bột, ngũ cốc, bánh, dầu, hƣơng…
- Cải tiến các sản phẩm hiện tại dựa trên những biến đổi về nhu cầu ngƣời tiêu dùng sản phẩm về bao bì, hƣơng vị sản phẩm, các tính năng mới của sản phẩm;
- Thành lập thƣ viện chia sẻ kiến thức, tài nguyên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu…nhằm biến những kiến thức, kinh nghiệm của doanh nghiệp để các nhân viên mới có thể nghiên cứu, tìm hiểu và tự đào tạo. 4.3.3. Nguồn nhân lực
Vinasoy đang trong giai đoạn tăng trƣởng cao, do vậy nguồn nhân lực đang là vấn đề rất bức thiết. Với kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành sữa các
cán bộ, nhân viên Vinasoy đang là những chuyên gia, tuy nhiên khi các nhà máy và trung tâm thành lập thì đội ngũ nhân sự mới chƣa nắm bắt đƣợc kịp nhu cầu phát triển, do đó:
- Trong công tác tuyển dụng, cần tổ chức lại cách thức tuyển dụng đảm bảo tính ổn định lâu dài của nhân sự nhƣ yếu tố vùng miền, sự gắn bó lâu dài;
- Ƣu tiên các ứng viên có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm trở nên để giảm bớt thời gian đào tạo nhân sự;
- Minh bạch hóa các chính sách đãi ngộ, chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên, đảm bảo thông tin đƣợc rõ ràng. Các thông tin về chế độ chính sách rõ ràng cũng là những điểm cộng của Vinasoy nhằm thu hút nhân viên;
- Kế hoạch đào tạo đƣợc lập bài bản, có chiến lƣợc để liên tục cập nhật kiến thức, công nghệ sản xuất và đào tạo các đội ngũ nhân sự kế cận. Kế hoạch đào tạo đƣợc xây dựng thành từng năm, từng khóa đào tạo;
- Tuyển chọn, tổ chức quy hoạch nhân sự chủ chốt đảm bảo kế thừa kinh nghiệm, trình độ trong tƣơng lai, thông qua các công tác đào tạo, điều chuyển, bố trí nhân sự kế cận;
- Đối với chính sách lƣơng thƣởng, cần xây dựng, tổ chức lại quy chế phân phối tiền lƣơng, thƣởng để phù hợp với tình hình từng vùng miền;
- Đối với các chính sách, chế độ cần đẩy mạnh các hoạt động trả lƣơng phi tiền tệ nhƣ hoạt động teambuilding, hoạt động truyền thông nội bộ, hoạt động văn hóa, văn nghệ…Đây là những hoạt động phát huy hiệu quả về ý nghĩa nhân văn, có tác dụng truyền thông nội bộ.
- Phát huy vai trò và tính tự chủ cao các tổ chức hệ thống chính trị trong Công ty nhƣ Đảng bộ, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Ban nữ công, Hội cựu chiến binh…bằng các hoạt động cụ thể gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinasoy. Các tổ chức trong hệ thống chính trị có ý nghĩa tinh thần quan trọng trong doanh nghiệp đối với ngƣời lao động và gia tăng vị thế của doanh nghiệp.
- Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện các hoạt động nhằm phát huy bản sắc văn hóa của Vinasoy nhƣ các nghi lễ, các chƣơng trình tập thể…
4.3.4. Dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu bán hàng.
Hoạt động chăm sóc khách hàng và hậu bán hàng luôn đƣợc Ban Lãnh đạo quan tâm từ khi thành lập, tuy nhiên trong xu thế nhu cầu dịch vụ chăm sóc của Ngƣời tiêu dùng ngày càng đƣợc quan tâm thì cần phải đổi mới hoạt động chăm sóc khách hàng theo xu hƣớng hiện đại nhƣ:
- Thành lập Trung tâm dịch vụ khách hàng thay vì một bộ phận nhƣ ngày nay, Trung tâm có trách nhiệm giải đáp các yêu cầu khách hàng thông qua các kênh truyền thông hiện đại, nhƣ hệ thống điện thoại, email, và các phƣơng tiện truyền thông trực tuyến khác nhằm hƣớng dẫn, cung cấp, và giải đáp thông tin đến với khách hàng.
- Xây dựng các chƣơng trình chăm sóc khách hàng, tri ân khách hàng định kỳ thông qua các kênh truyền thông, nhƣ tổ chức hội nghị khách hàng, hội nghị các nhà phân phối, đại lý;
- Liên tục đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng cho các Nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng trên toàn quốc bằng các chƣơng trình đào tạo nội bộ, thuê ngoài sau khi căn cứ vào nhu cầu của các đối tƣợng;
- Mở rộng các hình thức chăm sóc khách hàng nhƣ chăm sóc trực tiếp, chăm sóc gián tiếp, chăm sóc phân tán tại chỗ.
4.3.5. Các giải pháp về logistic
Những năm qua Vinasoy đã rất thành công với các chiến lƣợc phân phối của mình để phân phối các sản phẩm tới các Đại lý, nhà phân phối cấp 1. Nhằm thực hiện tốt các chiến lƣợc phát triển trong giai đoạn tới, chiến lƣợc phân phối cần lƣu ý một số giải pháp nhƣ:
- Đối với sản phẩm: chú trọng vào hoạt động cải tiến chất lƣợng sản phẩm, đây là yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của Vinasoy
so với các đối thủ cạnh tranh. Hệ thống bao bì sản phẩm đồng nhất đảm bảo nhận diện thƣơng hiệu. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông vào các sản phẩm mới tới các nhà phân phối;
- Đối với chính sách giá: Tiếp tục ổn định giá bán sản phẩm ra thị trƣờng thống nhất giữa các khu vực. Ngoài ra Vinasoy có thể tiết giảm một số chi phí sản xuất thông qua ứng dụng các công nghệ sản xuất, công nghệ chế biến để có lợi thế về giá thành và từ đó có thể cạnh tranh về chiến lƣợc giá cả sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh;
- Tiếp tục mở rộng các nhà phân phối đảm bảo tính ổn định thị trƣờng, ngoài ra khảo sát các khu vực thị trƣờng nông thôn khó khăn mà Vinasoy khai thác chƣa hết để bao phủ thị trƣờng. Các chính sách khuyến mại, chiết khấu cho Nhà phân phối đảm bảo cạnh tranh với các đối thủ nhƣ tỷ lệ chiết khấu, điểm thƣởng, chính sách hoa hồng….
- Cải thiện và nâng cao công tác giao nhận hàng hóa: Ổn định hợp tác lâu dài các nhà vận chuyển, nâng cao công tác lập kế hoạch giao nhận hàng hóa đảm bảo đúng tuyến với chi phí giao nhận hàng hóa thấp nhất;
- Nâng cao công tác và chất lƣợng giám sát của các giám sát bán hàng bằng các hoạt động đào tạo, chuyển giao và ủy quyền.
4.3.6. Hoạt động Marketing và bán hàng
- Đối với chính sách truyền thông, quảng bá: Tiếp tục đầu tƣ thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng bá thƣơng hiệu, hình ảnh tới ngƣời tiêu dùng và cộng đồng, ngoài ra phát triển trên các kênh truyền thông mới nhƣ:
+ Đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo thông qua mạng xã hội;
+ Phát triển truyền thông, quảng cáo thông qua thiết bị di động (Mobile) nhƣ điện thoại, máy tính bảng...
+ Thông qua các hoạt động tài trợ, hỗ trợ cho các đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn;
+ Tiếp tục chƣơng trình sữa học đƣờng theo hƣớng bài bản, chuyên nghiệp hơn;
+ Các hoạt động hội thảo, hội nghị, thông cáo báo chí nhằm gây ảnh hƣởng tới cộng đồng tiếp tục đầu tƣ với tần suất và chất lƣợng cao hơn;
+ Gây chú ý tới cộng đồng thông qua các sự kiện quan trọng; + Tổ chức các cuộc thi gây chú ý đến cộng đồng ngƣời tiêu dùng.
- Thực hiện các chiến dịch tái định vị các sản phẩm có cơ cấu doanh số thấp nhƣ sữa dành cho trẻ em, dành cho phụ nữ;
- Tăng cƣờng công tác truyền thông nâng cao uy tín thƣơng hiệu Vinasoy.
4.3.7. Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm
Chuỗi giá trị của Vinasoy đƣợc Lãnh đạo Công ty xem xét một cách cẩn trọng và đảm bảo tính ổn định lâu dài. Mỗi một khâu trong quá trình tác nghiệp đều ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty do tính liên tục, có hệ thống và phức tạp của các đơn vị liên kết, do đó nâng caogiá trị trong mỗi khâu là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện các chiến lƣợc phát triển:
- Đẩy nhanh tiến độ hoạt động tại khâu trồng, lai tạo nghiên cứu ra hạt đậu nành nhằm tạo ra giống đậu nành có năng suất chất lƣợng cao nhất. Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao uy tín, chất lƣợng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm hàng hóa và làm chủ nguồn nguyên liệu;
- Đối với Nhà cung cấp mà Vinasoy liên kết: Chuyển giao các tiêu chuẩn hạt đậu và các yêu cầu chuẩn đầu vào tới các nhà cung cấp nhằm hỗ trợ các hoạt động lựa chọn đậu nành chất lƣợng;
- Đối với các hoạt động sản xuất, marketing, bán hàng: đầu tƣ mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cải tiến hệ thống quy trình, chia sẻ thông tin;
- Nâng cao tính chuyên nghiệp bằng việc ủy quyền, phân công công việc rõ ràng các khâu của quá trình tham gia vào chuỗi giá trị.
4.3.8. Phát triển các hoạt động hợp tác
- Đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan nhà nƣớc để tạo mối quan hệ trong giải quyết các thủ tục liên quan đến hành chính, các hoạt động kiểm tra tính tuân thủ quy phạm, quy chuẩn ngành sữa;
- Đối với các Viện nghiên cứu, các Trƣờng Đại học: tiếp tăng cƣờng hợp tác thông qua các hoạt động tài trợ cho giáo dục, học bổng, hội thảo, hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao hình ảnh cũng nhƣ cập nhật những công nghệ sảnxuất và các kiến thức mới về ngành sữa;
- Đối với các đối tác nƣớc ngoài: Trên cơ sở cùng trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm nhằm áp dụng những nghiên cứu và công nghệ ứng dụng mới nhất. Tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị chuyên đề để phát hiện các nghiên cứu mới trên thế giời. Các chƣơng trình tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm;
- Đối với các Trƣờng nghề: Tăng cƣờng hợp tác để trở thành nguồn cung cấp nhân lực ổn định trong tƣơng lai bằng các chƣơng trình thực tập cho học sinh, sinh viên.
KẾT LUẬN
Công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy đang đứng trƣớc những khó khăn, thách thức trong tăng trƣởng trong những năm gần đây. Sự mở rộng quy mô, phát triển nóng về doanh số, chất lƣợng sản phẩm và ngày càng có nhiều đối thủ tham gia ngành hàng đòi hỏi Lãnh đạo Vinasoy cần phải có một chiến lƣợc phát triển mới nhằm hƣớng tới phát triển bền vững trong tƣơng lai.
Luận văn đề cập đến những lý luận căn bản về chiến lƣợc phát triển. Thông qua đó làm rõ lý luận về chiến lƣợc phát triển trong doanh nghiệp. Tổng quan đƣợc tình hình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về chiến lƣợc. Thông qua đó nắm đƣợc công tác hoạch định chiến lƣợc và các công cụ phục vụ cho việc lập chiến lƣợc.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích ma trận nội bộ bên trong, bên ngoài, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh (ICM), thông qua đó đánh giá đƣợc những lợi thế hiện tại của Vinasoy. Sử dụng phƣơng pháp phân tích SWOT nhằm hình thành những chiến lƣợc phát triển của Vinasoy trong tƣơng lai.
Luận văn đề cập đến các chiến lƣợc mà Vinasoy đã sử dụng trong quá khứ, phân tích đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của chiến lƣợc. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất các chiến lƣợc và giải pháp trong tƣơng lai.
Dựa trên phân tích căn cứ về nguồn lực hiện có và tham khảo từ các chuyên gia Vinasoy. Luận văn đã đề xuất chiến lƣợc phát triển và các giải pháp thực hiện cụ thể.
Do hạn chế về thời gian, luận văn có thể còn hạn chế, tác giả đề xuất