7. Cấu trúc luận văn
1.2. Đào tạo và bồi dƣỡng công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số
1.2.1. Khái niệm về đào tạo và bồi dưỡng công chức cấp xã
1.2.1.1. Khái niệm về đào tạo và bồi dưỡng
Đảng ta đã chủ trƣơng: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng CBCC với chƣơng trình, nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phƣờng... Có chƣơng trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng thƣờng xuyên cán bộ công chức nhà nƣớc” [8, tr.217-218,339]. Đảng ta coi việc đào tạo CBCC cấp xã là việc làm thƣờng xuyên, cần đƣợc ƣu tiên trong sự nghiệp đổi mới theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Các Văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết Trung ƣơng, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo CBCC và chỉ đạo, triển khai thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Từ những quy định về CBCC, Nhà nƣớc ta coi việc đào tạo CBCC cũng là nghĩa vụ, quyền lợi của CBCC cần đƣợc thể chế hóa trong Luật Cán bộ, công chức. CBCC đƣợc “Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ”[3, tr.13]. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, Luật CBCC còn quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc đối với việc đào tạo CBCC: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ” [3, tr.30].
Đào tạo là quá trình truyền thụ khối lƣợng kiến thức mới một cách có hệ thống để công chức thông qua đó trở thành ngƣời có trình độ cao hơn trƣớc đó. Mặt khác, chƣơng trình của đào tạo gắn liền với một trình độ học vấn ở cấp độ nhất định. Nhƣ vậy, có thể khái quát khái niệm đào tạo CBCC là quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dƣới các hình
thức khác nhau cho CBCC phù hợp với yêu cầu giải quyết có chất lƣợng công việc đƣợc nhà nƣớc giao, do các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng công chức thực hiện. Quan niệm này mang tính thực tiễn của Việt Nam và cũng phù hợp với khái niệm về đào tạo, bồi dƣỡng trong Từ điển Tiếng Việt do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2004: Đào tạo, bồi dƣỡng là làm tăng năng lực và phẩm chất cho ngƣời đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về Đào tạo, bồi dƣỡng công chức đƣa ra một số khái niệm nhƣ sau: Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của Nhà xuất bản Giáo dục, 1998: “Đào tạo là quá trình tác động lên một con ngƣời làm cho ngƣời đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho ngƣời đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một phận sự phân công nhất định của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển văn minh của loài ngƣời”.
“Bồi dƣỡng là hoạt động cập nhật, trang bị, nâng cao kiến thức đã đƣợc đào tạo nhằm củng cố, mở mang và trau dồi một cách có hệ thống những kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp" [32, tr.130, 131].
Nhƣ vậy, đào tạo đƣợc xem nhƣ là một quá trình làm cho ngƣời ta trở thành ngƣời có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, còn bồi dƣỡng đƣợc xác định là quá trình làm cho ngƣời ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Xét về mặt thời gian, đào tạo có thời gian dài hơn, thƣờng là từ một năm học trở lên, về bằng cấp thì đào tạo có bằng cấp chứng nhận trình độ đƣợc đào tạo; còn bồi dƣỡng thì thời gian ngắn hơn, thƣờng chỉ có chứng chỉ chứng nhận đã học qua khoá bồi dƣỡng. Nhƣ vậy, ĐTBD chính là việc tổ chức những cơ hội cho CBCC học tập, nhằm giúp tổ chức đạt đƣợc mục tiêu của mình bằng việc tăng cƣờng năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ
bản quan trọng nhất là con ngƣời, là CBCC làm việc trong tổ chức.
Với quan niệm nhƣ vậy, ĐTBD công chức nhằm hƣớng tới các mục tiêu chính sau:
Trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc thực tế theo từng vị trí công việc, việc làm của công chức, đáp ứng yêu cầu tƣơng lai của vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch của công chức theo yêu cầu của tổ chức. Đồng thời, trang bị, cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ và cách thức làm việc cần thiết để giúp công chức làm quen, thích ứng với vị trí công việc, việc làm mới do luân chuyển, thuyên chuyển, biệt phái, đề bạt.
Đào tạo, bồi dƣỡng là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức, nó không chỉ nâng cao năng lực công tác cho CBCC hiện tại mà chính là đáp ứng các yêu cầu về nhân lực trong tƣơng lai của tổ chức.
1.2.1.2. Khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
"Đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã là một quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng, trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp cho các công chức cấp xã, gồm: Trƣởng Công an, Chỉ huy trƣởng Quân sự, Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trƣờng (đối với phƣờng, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Môi trƣờng (đối với xã), Tài chính - Kế toán, Tƣ pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội. Việc đào tạo, bồi dƣỡng cho công chức cấp xã là trang bị, bổ sung những kiến thức cần thiết dựa trên các tiêu chuẩn, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của từng công chức, trong đó tập trung vào việc vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn giải quyết những vấn đề quản lý cụ thể” [32, tr.133, 134]
Ở nƣớc ta, công tác ĐTBD công chức do Nhà nƣớc thống nhất quản lý, trong đó, Bộ Nội vụ là cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện QLNN về ĐTBD công chức. Định kỳ 5 năm, Chính phủ ban hành Kế hoạch ĐTBD công
chức để các địa phƣơng, bộ, ngành triển khai thực hiện. Gần đây nhất, ngày 25/01/2016, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 163/QĐ-TTg Ban hành Quyết phê duyệt Đề án ĐTBD CBCC giai đoạn 2016 - 2025 với mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại. Theo Kế hoạch, đặt ra mục tiêu đến năm 2020, 100% CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% CCCX có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm. Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã đƣợc bồi dƣỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp, đạo đức công vụ. Đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức ngƣời dân tộc Kinh công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng đƣợc ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác.
Nhƣ vậy, về cơ bản, ĐTBD CCCX tuân theo kế hoạch, quy định của Trung ƣơng. Sự phân biệt trong ĐTBD công chức nói chung và ĐTBD CCCX nói riêng thể hiện:
Công tác ĐTBD CCCX do chính quyền địa phƣơng (Phòng Nội vụ huyện) quản lý;
Nguồn kinh phí cho công tác ĐTBD chủ yếu từ ngân sách địa phƣơng; Về chƣơng trình, nội dung ĐTBD, ngoài các chƣơng trình chung do Nhà nƣớc quy định, mỗi địa phƣơng, căn cứ vào tình hình thực tiễn, xác định nhu cầu và có thể đƣa vào các chƣơng trình ĐTBD những nội dung đặc thù riêng.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và bồi dưỡng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số
Quá trình ĐTBD công chức là quá trình gồm hai hoạt động song song tồn tại, đó là hoạt động giảng dạy và hoạt động của ngƣời học. Hai hoạt động này gắn bó hữu cơ với nhau, không tách rời nhau: nhu cầu học tập là lý do tồn tại của hoạt động giảng dạy; hoạt động giảng dạy hƣớng tới làm biến đổi nhận
thức của ngƣời học về tri thức, năng lực, kỹ năng, phẩm chất. Trong quá trình thực hiện công tác ĐTBD, để đảm bảo tính toàn diện, phải xem xét các cấu trúc, yếu tố tạo nên một hệ thống, mỗi yếu tố vận động theo một quy luật riêng, nhƣng không tách rời nhau mà có quan hệ mật thiết với nhau.
Từ quan điểm nêu trên, có thể nói chất lƣợng ĐTBD CCCX ngƣời DTTS chịu sự tác động của những yếu tố sau:
1.2.2.1.Mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng
Mỗi một cơ quan, tổ chức phải luôn đặt ra các mục tiêu cho các chƣơng trình, kế hoạch ĐTBD của mình, đó là việc xác định nhu cầu cần ĐTBD các kiến thức, kỹ năng gì và trình độ, kỹ năng học viên có đƣợc sau các khóa ĐTBD. Mục tiêu ĐTBD có ý nghĩa chỉ đạo, định hƣớng cho quá trình ĐTBD; chất lƣợng ĐTBD phụ thuộc vào mục tiêu.
Có thể nói rằng, xác định đúng đắn mục tiêu ĐTBD công chức cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng cả lý luận lẫn thực tiễn. Mục tiêu ĐTBD sẽ là cơ sở cho việc đặt ra các nguyên tắc, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện của quá trình ĐTBD hƣớng tới tƣơng lai. Việc xác định không chính xác hay phiến diện, sai lầm về mục tiêu ĐTBD đều có ảnh hƣởng, tác động tới chất lƣợng tốt hay xấu của công tác ĐTBD công chức cơ sở.
Việc xác định đúng đắn mục tiêu ĐTBD càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với CCCX ngƣời DTTS. Bởi vì đây là đội ngũ đặc biệt và cũng rất khác biệt, trình độ học vấn phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, QLNN, kỹ năng khác,… đều thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của đội ngũ CCCX; hiệu quả công tác ĐTBD đối với đội ngũ này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, nhƣ: văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế khó khăn, xuất phát điểm thấp,…
Nội dung chƣơng trình ĐTBD: Nội dung, chƣơng trình có vai trò quan
Chƣơng trình ĐTBD phải đƣợc xây dựng trên nền tảng cách tiếp cận khả năng thực thi công vụ cho công chức với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của hoạt động công vụ đã đƣợc quy định rõ ràng cho từng chức danh và ngạch công chức trong các văn bản có liên quan của Nhà nƣớc. Nội dung, chƣơng trình ĐTBD cần phải đƣợc thiết kế phù hợp với nhu cầu ngƣời học là CCCX. Đặc biệt là chú trọng việc bồi dƣỡng những kỹ năng cụ thể cho từng chức danh công chức và phù hợp với thời gian cho công việc của công chức.
Việc lựa chọn nội dung chƣơng trình ĐTBD phải phù hợp với mục tiêu cụ thể đƣợc tổ chức đặt ra cho mỗi khoá học. Đối với các chƣơng trình ĐTBD CBCC nhà nƣớc, nội dung ĐTBD cơ bản đƣợc xác định gồm:
Thứ nhất, ĐTBD về lý luận chính trị nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nƣớc có lập trƣờng chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tƣ tƣởng tốt.
Thứ hai, ĐTBD kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng QLNN nhằm
trang bị kiến thức cơ bản về nền kinh tế thị trƣờng và vai trò của Nhà nƣớc.
Thứ ba, ĐTBD kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nhằm xây
dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, có khả năng xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển của đất nƣớc.
Thứ tư, ĐTBD ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác nhằm tăng
cƣờng năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc trong quá trình thực hiện công việc.
Đối với CCCX ngƣời DTTS cần phải phân loại để ĐTBD từ học vấn phổ thông, đến chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng,… nhƣng phải hạn chế tối đa lý thuyết với việc đọc chép, tăng thời lƣợng thực hành với những tình huống giải quyết cụ thể trong thực tiễn công tác, phù hợp với đặc điểm ngƣời DTTS là tƣ duy trừu tƣợng rất hạn chế.
1.2.2.2.Phương pháp đào tạo và bồi dưỡng
Đƣợc xác định trên cơ sở đặc điểm của đối tƣợng ĐTBD, nội dung và điều kiện học tập bao gồm dung lƣợng, thời gian giảng dạy... Nhìn chung, phƣơng pháp ĐTBD đƣợc thực hiện một cách cụ thể là: cách thức đặt vấn đề, tiếp cận vấn đề, giải thích và làm rõ các thuật ngữ, khái niệm, phạm trù, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc,... Cho đến nay, ở Việt Nam, việc ĐTBD cán bộ thƣờng là qua mấy hình thức sau đây:
Một là, tự ĐTBD. Về hình thức này, có ngƣời mặc dù không qua
trƣờng lớp nhƣng có ý thức học tập mọi lúc, mọi nơi, nhất là qua cả những thành công và qua cả những thất bại trong công tác để rút ra những bài học cho bản thân mình.
Hai là, đƣợc ĐTBD theo trƣờng, lớp, theo bài bản có hệ thống, liên
thông từ thấp đến cao.
Ba là, vừa đƣợc ĐTBD theo trƣờng lớp, vừa đƣợc rèn luyện trong thực
tế, vừa là quá trình tự đào tạo.
Riêng với CCCX ngƣời DTTS cần ĐTBD theo phƣơng thức tại chức và tại chỗ. Đây là hình thức ĐTBD phù hợp với đặc điểm tâm lý, tập quán và điều kiện địa lý, kinh tế của công chức ngƣời DTTS.
1.2.2.3.Chủ thể đào tạo và bồi dưỡng
Chủ thể nói chung đƣợc hiểu là ngƣời thực hiện hành động mang tính tác động trong quan hệ với đối tƣợng bị chi phối của hành động. Nhƣ vậy, chủ thể trong ĐTBD là đội ngũ giảng viên trực tiếp truyền đạt những kiến thức đƣợc xác định theo nội dung, chƣơng trình đến ngƣời học.
Vai trò của ngƣời thầy và học viên trong hoạt động ĐTBD là hƣớng dẫn, trao đổi thông tin quản lý. Ngƣời thầy không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất với học
viên, để từ đó cùng nhau bàn bạc, thảo luận tìm biện pháp giải quyết vấn đề một cách tối ƣu. Các chủ thể ĐTBD phải biết kết hợp đúng đắn chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp ĐTBD phù hợp với đối tƣợng trên cơ sở trình độ hiểu biết về khoa học, chính trị, pháp lý, QLNN và có năng lực truyền đạt tri thức; có bằng cấp khoa học nhất định và có kinh nghiệm tƣơng ứng với đối tƣợng ĐTBD. Vì ĐTBD không đơn thuần chỉ là truyền tải kiến thức, mà là nâng cao năng lực để giải quyết công việc, do mục tiêu ĐTBD công chức là nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
Trong thực tế, các cơ sở ĐTBD hiện nay ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu còn có đội ngũ giảng viên kiêm chức. Họ là cán bộ lãnh đạo các bộ, ngành, địa phƣơng, các nhà quản lý đào tạo, giảng viên các trƣờng đại học, có trình độ, năng lực và đặc biệt là rất giàu kinh nghiệm công tác. Tuy nhiên thời gian, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao, dành cho công tác giảng dạy không nhiều, lại bị động vì những công vụ đột xuất, rất khó khăn cho các cơ sở ĐTBD chủ động lịch học tập. Vì vậy các cơ sở ĐTBD vẫn phải trông cậy ở đội ngũ giảng viên cơ hữu. Họ là đội ngũ tác động chủ yếu đến chất lƣợng ĐTBD công chức. Đội ngũ này đƣợc tuyển chọn kỹ càng theo tiêu chuẩn, thƣờng xuyên đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, phƣơng pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức mới. Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị càng cao thì