6. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Ngôn ngữ bình dị, thuần phác, đời thường
Tồn tại bên cạnh tính nghi thức, trang nhã, mẫu mực là hệ thống từ ngữ mang tính cụ thể, trực quan sinh động. Nếu như hệ thống từ vựng mang tính khái quát ước lệ đem đến tính trang nhã, mẫu mực cho bài thơ thì hệ thống từ vựng cụ thể, trực quan sinh động lại đem đến cho thơ sự tự nhiên, giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, mang phong vị đời sống đi vào thơ để biểu đạt tư tưởng tình cảm, quan niệm về con người và cuộc đời của nhà thơ.
Đọc thơ Nguyễn Quang Bích chúng ta bắt gặp những địa danh quen thuộc, những âm thanh gần gũi thân quen của cuộc sống: cảnh dân cư xứ Chiêu Tấn yên ổn làm ăn được ghi lại trong mấy nét đơn sơ mộc mạc. Có những âm thanh bình dị từ đời sống như tiếng ve (Văn thiền), tiếng gà gáy
sáng (Đáo Thanh Bình trại), tiếng chim đa đa (Kiến giá cô), hay những âm
Nguyễn Quang Bích, ta cũng ít thấy không gian với những địa danh ước lệ mà địa danh trong thơ thường gắn với sự xuất hiện những địa danh cụ thể: Đại Lịch, Chiêu Tấn, Dụ Phong, Điền Phòng, Khai Hóa… Những địa danh ấy gắn với hành trình của cuộc chiến đấu, gắn với thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Những nơi nhà thơ đi qua đều được đọng lại trong ông nhiều cảm xúc. Thơ ông trở nên gần gũi và có tính nhật kí rõ nét. Qua tập thơ, ta thấy hình ảnh một khách chinh nhân trên con đường Nhất lộ phong trần lịch kỷ thu quanh
năm suốt tháng là những chuyến lội suối trèo đèo gian khổ với những cuộc chiến sống chết với kẻ thù với “Vạn thạch”, “Vạn lĩnh”, “Vạn trượng”, “vạn giáp”, “Vạn nhân”, “Vạn lý”, “Vạn thuỷ”… hiện lên khá rõ. Đó là con đường dằng dặc với biết bao chông gai thử thách đang chờ. Hình ảnh người chinh nhân Ngư Phong đã tạo nên ý nghĩa biểu trưng cho ý chí, nghị lực bền bỉ, kiên cường của người vượt muôn dặm khó khăn trên suốt con đường kháng chiến cùng nỗi buồn thấm đẫm:
Như kim hồi thủ thiên biên ngoại, Trường sử chinh nhân vạn bất kham
(Đến nay ngoảnh đầu nhìn lại cõi ven trời/ Còn mãi mãi khiến kẻ chinh nhân muôn vàn chua xót - Quá Thao hà thượng lưu cảm tác)
Điều đáng nói trong thơ của Nguyễn Quang Bích chính là những vần thơ viết về miền Tây Bắc trong những năm tháng ông sống và chiến đấu. Ở đó, thiên nhiên mĩ lệ hùng vĩ và cuộc sống người dân miền núi hiện lên hết sức gần gũi và đầy chất thơ lãng mạn. Vì thế, ngôn ngữ thơ ông gần gũi với hiện thực đời sống hơn, giảm bớt tính ước lệ mặc dù vẫn mang dáng cách thơ quý phái cao sang, xa cách, trầm mặc của giọng thơ cổ điển để lời thơ chân thực, tự nhiên hơn.
Thế giới Tây Bắc qua hồn thơ ông với những hình ảnh kì vĩ, dữ dội của “núi sừng sững cao chót vót đến ngàn trùng”, của dòng thác “ào ào như hàng
nghìn con trâu rống”, của nước sông “băng băng chảy vào ngấn những ghềnh đá” như “quanh quất như vạt áo khép lại”, của “hàng vạn phiến đá nhô ra dòng sông đứng sững bên bến nước”… Ngôn ngữ và hình ảnh trong thơ Nguyễn Quang Bích khi miêu tả thiên nhiên hết sức tinh tế, khắc họa chi tiết và sắc nét đã để lại ấn tượng sâu đậm. Dường như cách miêu tả của ông không bị gò bó, khuôn sáo, tượng trưng, giáo huấn như thơ ca cổ điển và có nhiều nét gần gũi với hiện đại. Ngoài ra, những bài thơ miêu tả khung cảnh lao động của người dân Tây Bắc vẽ lại sắc nét sinh hoạt của con người và diễn tả nhịp sống nơi đây vừa mạnh mẽ nhưng lại vừa gần gũi với những phong tục tập quán, sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của người lao động một cách chân thực, cụ thể như nó vốn có.
Đáp ứng nhu cầu sáng tác nhanh, mang tính thời sự phục vụ được yêu cầu của cuộc chiến đấu, phản ánh trung thực và gần gũi để động viên chiến đấu nên văn học đã vận dụng nhiều chất liệu hiện thực, nhất là để bộc lộ một nỗi lòng mình với dân với nước, giãi bày tâm tư tình cảm sâu lắng của mình trước thời thế. Trong thơ Nguyễn Quang Bích có khá nhiều những bài thơ được sáng tác đã thoát khỏi khuôn sáo, niêm luật để thể hiện chân thành, sinh động “cái tôi” trữ tình gắn với hiện thực xã hội, đặc biệt là cuộc sống của nhân dân vùng Tây Bắc lúc bấy giờ. Ngư Phong thi tập có thể xem là tập
“nhật kí bằng thơ” ghi lại quãng thời gian gian nan vất vả của Nguyễn Quang Bích trong sự nghiệp kháng Pháp của ông. Có thể thấy điều này ngay từ tiêu đề của nhiều bài thơ như : Sơn hành lộ tự ủy (Đi đường núi tự an ủi), Ngộ vũ
cư sơn dân sạn ốc (Gặp mưa nán lại nhà sàn của dân miền núi), Dạ chí lâm trung vô nhân gia, kết liêu vi trú (Đêm đến trong rừng không có nhà dân,
dựng lều để ở), Quá Điền Phòng đại than (Qua thác lớn xứ Điền Phòng), Khai Hóa đạo trung (Trên đường Khai Hóa), Trú Tân Nhai phố (Trọ ở phố
Chiến Than (Qua thác Chiến Than), Đáo Thanh Bình trại (Đến trại Thanh
Bình), Đoan dương cảm tác (Tiết đoan dương cảm tác),…. Có thể thấy tính
chất ghi chép là một đặc điểm nổi bật của tập thơ này, cho nên ta thấy thường kể về những sự việc diễn ra với thời gian, không gian, địa điểm cụ thể.