8. Kết cấu luận văn
3.1.2. Mục tiêu và quan điểm hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà
công trực tuyến
3.1.2.1. Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phù Mỹ trong điều kiện thực hiện DVCTT
Mục tiêu đề ra là hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN qua KBNN Phù Mỹ trong điều kiện thực hiện DVCTT nhằm đảm bảo: Tuân thủ luật lệ và quy định. Hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Thông tin được cung cấp trung thực và hợp lý.
Quy trình kiểm soát chi phải được thiết lập chặt chẽ, khoa học, duy trì đối với hoạt động của đơn vị, tăng cường kiểm soát chi đối với hoạt động nghiệp vụ có rủi ro cao. Đồng thời phải thực hiện kiểm tra, kiểm soát hằng ngày tại đơn vị dưới nhiều hình thức như:
- Phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận một cách hợp lý, theo đúng quy định.
- Làm tốt công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo giữa các bộ phận nghiệp vụ trong từng bộ phận theo chỉ thị 4125 ngày 26/9/2016 của Tổng giám đốc
94
KBNNvề việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật đối với công chức hệ thống KBNN trong việc thực hiện nhiệm vụ KSC NSNN. [31]
- Tuân thủ nghiệm ngặt các quy trình nghiệp vụ không để một cá nhân nào có tự thể thực hiện và quyết định một số quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể.
Mọi cán bộ công chức trong đơn vị đều phải được quán triệt tầm quan trọng của hoạt động KSC và vai trò của từng cá nhân trong hoạt động kiểm soát. Tuy nhiên, còn nhiều bất cập chưa được cải tiến, song nó cũng phần nào khẳng định được vai trò của kiểm soát ngăn ngừa và phát hiện sai phạm qua kiểm tra, giám sát. Vì vậy, cần kế thừa những ưu điểm của quy trình kiểm soát hiện tại, khắc phục những hạn chế để tạo ra một quy trình KSC hoàn thiện hơn đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra.
3.1.2.2. Quan điểm hoàn thiện về kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nướcPhù Mỹ trong điều kiện sử dụng DVCTT
Sau khi thực hiện nghiên cứu và hoạt động tác nghiệp thực tế tại KBNN Phù Mỹ. Trong phần này tác giả xin đưa ra một số quan điểm và định hướng chung nhằm hoàn thiện hệ thống KSC tại đơn vị để phát huy vai trò của kiểm soát trong việc giám sát và phòng ngừa các rủi ro để đảm bảo an toàn tiền và tài sản của nhà nước giao quản lý.
Công chức được giao nhiệm vụ KSC phải thực hiện tốt công việc KSC của mình để góp phần thực hiện tốt các chính sách chế độ, quy trình nghiệp vụ nhằm phát hiện kịp thời những sai sót có thể xảy ra. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp khắc phục liên quan đến công việc của từng cán bộ công chức để không ngừng hoàn thiện chất lượng hoạt động nghiệp vụ KSC. Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước. Cơ chế cấp phát và KSC NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống
95
phiền hà, hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn. Từ việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu: chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả sẽ tạo ra được những tiền đề phát triển về kinh tế, tăng tích lũy trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Tất cả các khoản chi từ NSNN phải được KBNN và các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ theo đúng tinh thần của Luật NSNN. Do đó cần tăng cường tính chặt chẽ của việc KSC NSNN của KBNN đồng thời đảm bảo việc KSC của KBNN phải ngày càng thông thoáng, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Chính phủ.
Công tác cải tiến quy trình, thủ tục KSC NSNN của KBNN nhằm đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát cũng như việc chấp hành các quy trình thủ tục các chủ đầu tư, ĐVSDNS đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.
Tất cả cán bộ công chức kho bạc làm nghiệp vụKSC cần nắm vững và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy trình, quy chế nghiệp vụ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm hoàn thiện trình độ chuyên môn của cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Ban lãnh đạo đơn vị phải hết sức quan tâm, chỉ đạo sát sao, toàn diện các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị; tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng, khoa học, hợp lý phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ công chức tránh tình trạng người thì nhiều việc người thì ít việc; thường xuyên, định kỳ rà soát, đánh giá, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được giao bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng đề ra.