2.11.1. Hạn chế của nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu ngắn, kinh phí còn có giới hạn nên tôi chỉ có thể thực hiện can thiệp một vấn đề về nhận thức của điều dưỡng liên quan đến KSNK. Trong chương trình can thiệp với 4 bước thực hiện tập huấn (1. Gây sự chú ý đến vấn đề cần thay đổi, 2. Nhớ lại, 3. Thực hành lại, 4. Tạo động lực), ở bước thứ 4 là tạo động lực, chúng tôi chưa thực hiện được tốt do nhiều nguyên nhân như: chưa có chế tài thưởng hay phạt về vấn đề này, thời gian can thiệp và đánh giá sau can thiệp quá ngắn, …..
2.11.2. Sai số
Sai số trong khi phỏng vấn: người tham gia không hiểu câu hỏi hoặc người phỏng vấn hỏi quá nhanh.
Sai số trong quan sát: khi quan sát kín người thu thập thông tin có khả năng không quan sát hết quy trình hoặc bỏ sót quan sát.
2.11.3. Biện pháp khắc phục sai số
Bộ câu hỏi dựa trên nghiên cứu đã thực hiện và được chỉnh sửa cho phù hợp với tình trạng hiện tại ở bệnh viện tỉnh Đắk Lắk.
Tiến hành điều tra thử trên 30 ĐD khoa ngoại Bệnh viện Thành phố Buôn Ma Thuột để tính chỉ số Alpha Cornbach cho kết quả độ tin cậy của bộ công cụ là 0.737.
Tập huấn cho người phỏng vấn (Điều tra viên) trước khi thực hiện nghiên cứu. Khi đi thu thập số liệu cần hai người quan sát cùng lúc và trong suốt thời gian nghiên cứu để so sánh nếu có sự khác biệt nên kiểm tra lại. Người cùng quan sát được tập huấn trước khi thực hiện thu thập số liệu.
Giám sát quá trình thu thập số liệu và quá trình can thiệp giáo dục để đảm bảo được đầy đủ, chính xác và khách quan cho nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 01/5 đến 30/9/2016 tại khoa Ngoại Tổng Quát, Ngoại thần kinh và Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk. 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu (N=55)
Đặc tính mẫu N Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi < 30 12 21.8 30 – 39 28 50.9 40 – 49 3 5.5 ≥ 50 12 21.8
Thâm niên công tác
< 10 năm 23 41.8 10 - 19 năm 19 34.6 ≥ 20 năm 13 23.6 Giới Nam 7 12.7 Nữ 48 87.3 Nơi làm việc Ngoại Tổng quát 26 47.3 Chấn thương chỉnh hình 16 29.1 Ngoại Thần Kinh 13 23.6 Trình độ chuyên môn Trung cấp 37 67.3 Cao đẳng 2 3.6 Đại học 16 29.1 Nhận xét:
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 khoa ngoại của bệnh viện với tổng số 55 điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu. Trong đó khoa ngoại tổng quát có 26 người, chiếm tỷ lệ cao nhất (47.3%).
Nữ chiếm đa số 48 người (87.3%). Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 37.22 (SD = 9.02). Trong đó, nhóm tuổi 30-39 chiếm tỷ lệ cao nhất với 50.9%, nhóm tuổi lớn hơn 50 và nhỏ hơn 30 có tỷ lệ bằng nhau là 21.8%, nhóm tuổi từ 40- 49 có tỷ lệ thấp nhất chiếm 5.5%.
Về trình độ chuyên môn, tỷ lệ trình độ trung cấp chiếm đa số với 37 người (67.3%), trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ rất thấp với 2 người (3.6%) và trình độ đại học là 16 người (29.1%).
Thời gian công tác trung bình là 13.85 năm (SD=9.41). Trong đó, thâm niên công tác lâu nhất là 35 năm và ngắn nhất là 1 năm. Tỷ lệ nhóm đối tượng có thâm niên công tác dưới 10 năm cao nhất với 41.8%; nhóm đối tượng có thâm niên công tác từ 10-19 năm với 34.6%, và thấp nhất là nhóm đối tượng có thâm niên lớn hơn 20 năm với 23.6%.
1.8%
98.2%
Cập nhật kiến thức KSNK trong thời gian công tác
Không Có
Biểu đồ 3.1. Cập nhật kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn trong thời gian công tác
Nhận xét:
Khảo sát cập nhật kiến thức KSNK trong thời gian công tác của những người tham gia nghiên cứu thì kết quả cho thấy hầu hết các đối tượng đã được cập nhật về KSNK (98.2%) bằng nhiều hình thức khác nhau.
98.2% 27.3% []% 10.9% 0 20 40 60 80 100 120 LỚP PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KSNK MỚI DO BV TỔ CHỨC
TRAO ĐỔI VỚI ĐỒNG NGHIỆP
TẠP CHÍ KHOA HỌC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Hình thức cập nhật kiến thức KSNK
Cập nhật kiến thức KSNK
Biểu đồ 3.2. Hình thức cập nhật kiến thức KSNK trong thời gian công tác
Nhận xét:
Hình thức được sử dụng nhiều nhất đó là tham gia các lớp phổ biến kiến thức mới về KSNK do bệnh viện tổ chức 54 người (98.2%) và hình thức ít được sử dụng nhất là các buổi sinh hoạt chuyên môn: 6 người (10.9%).
Biểu đồ 3.3. Nhu cầu tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn
Nhận xét:
Về vấn đề nhu cầu tập huấn của các đối tượng tham gia nghiên cứu thì hầu hết các đối tượng tham gia nghiên cứu đều thể hiện mức độ quan tâm tới các vấn đề của KSNK, có tới 100% người tham gia nghiên cứu đều cho rằng một khóa tập huấn về KSNK một cách hiệu quả là việc cần thiết và rất cần thiết.
3.2. Thực trạng kiến thức và tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 3.2.1. Kiến thức 3.2.1. Kiến thức
Bảng 3.2. Xếp loại kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn trước can thiệp giáo dục
Xếp loại N % Tốt 0 0 Khá 15 27.3 Trung bình 25 45.4 Không đạt 15 27.3 Nhận xét:
Từ kết quả trên cho thấy: tỷ lệ kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện ở mức độ trung bình chiếm cao nhất với 45.4%, ở mức độ khá chiếm 27.3%, mức độ không đạt chiếm 27.3%, không có trường hợp nào đạt mức độ tốt.
Nhận xét: Bảng 3.3. Kiến thức NKBV và kiểm soát nhiễm khuẩn trước can thiệp
giáo dục. (Phụ lục 10).
Về kiến thức đại cương NKBV, tỷ lệ câu trả lời đúng khi hỏi về định nghĩa NKBV (54.5%); tỷ lệ câu trả lời đúng về nguyên nhân làm cho người bệnh mắc NKBV cũng chỉ có 1.8%
Về kiến thức vệ sinh tay trước can thiệp, đa số lựa chọn câu trả lời đúng các câu hỏi về vệ sinh tay như mục đích của việc vệ sinh bàn tay khi thực hành chăm sóc người bệnh có tỷ lệ đúng (83.6%), mục đích việc trang bị dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn tại các điểm chăm sóc người bệnh như xe tiêm, xe thay băng, cửa ra vào mỗi buồng bệnh nặng có tỷ lệ đúng (72.7%).
Về kiến thức phòng ngừa cá nhân, tỷ lệ câu trả lời đúng về nhân viên y tế được mang găng tay sạch khi da tay bị xây xước (7.3%); (41.8%) đối tượng tham gia xác định được số bồn rửa tay tối thiểu cần cho 15 giường bệnh.
Về kiến thức khử khuẩn – tiệt khuẩn, (21.8%) đối tượng tham gia xác định được phải tháo rời các bộ phận ra ngâm khử nhiễm, khử khuẩn theo quy định sau khi hút đờm dãi cho người. (50.9%) người biết tỷ lệ pha dung dịch khử khuẩn ban đầu là 1 viên preset 2.5g với 10 lít nước.
Về kiến thức xử lý tai nạn nghề nghiệp: (3.6%) đối tượng tham gia xác định được không có nguy cơ phơi nhiễm khi máu và dịch của cơ thể người bệnh bắn vào vùng da lành và chỉ có (27.3%) người biết được cần theo dõi đặc biệt 6–12 tuần đầu khi bị phơi nhiễm từ người bệnh có nhiễm HIV.
Về kiến thức tiêm tĩnh mạch: (23.6%) đối tượng tham gia xác định được góc độ kim đâm vào tĩnh mạch là 300 so với mặt da.
Về kiến thức thay băng rửa vết thương: Không có đối tượng tham gia nghiên cứu biết nhiễm khuẩn vết mổ nông là nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày.
Về kiến thức quản lý vật sắc nhọn và phân loại rác thải: (56.4%) đối tượng tham gia nghiên cứu biết phân loại chất thải y tế rắn.
Về kiến thức phòng ngừa chuẩn: 32.7% đối tượng tham gia trả lời đúng các nội dung của phòng ngừa chuẩn.
3.2.2. Sự tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành
Bảng 3.4. Xếp loại thực hành thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trước can thiệp
giáo dục. Thực hành Tỷ lệ Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ Trung bình Tỷ lệ Không đạt
Rửa tay thường quy 0% 0% 58% 42%
Sát khuẩn tay nhanh 0% 9% 73% 18%
Tiêm tĩnh mạch 0% 0% 34% 66%
Nhận xét:
Tỷ lệ rửa tay thường quy ở mức độ trung bình (58%) và tỷ lệ không đạt (42%). Tỷ lệ sát khuẩn tay nhanh ở mức độ trung bình chiếm đa số với 73%, ở mức độ khá chiếm tỷ lệ thấp (9%), và không đạt (18%).
Tỷ lệ hoàn thành kỹ thuật tuân thủ về nguyên tắc vô khuẩn trong quy trình tiêm tĩnh mạch tỷ lệ không đạt chiếm đa số với 66% và ở mức độ trung bình chỉ có 34%. Tỷ lệ hoàn thành kỹ thuật tuân thủ về nguyên tắc vô khuẩn trong quy trình thay băng rửa vết thương ở mức tốt (16%), ở mức độ khá (34%), ở mức độ trung bình có (41%) và không đạt là (9%).
Bảng 3.5. Các cơ hội rửa tay và hành động rửa tay trước can thiệp giáo dục.
Cơ hội Vẫn mang găng cũ Rửa tay nhanh Rửa tay bằng xà phòng và nước Không làm gì Tỷ lệ tuân thủ chung Trước và sau khi thăm khám,
chăm sóc cho mỗi người bệnh 20% 15% 30% 35% 45% Trước khi làm các công việc
đòi hỏi vô khuẩn 0% 30% 40% 30% 70%
Sau khi tiếp xúc với người bệnh. 20% 30% 10% 40% 40% Sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ
thể, chất bài tiết, tháo bỏ găng 15% 20% 40% 25% 60% Sau khi tiếp xúc với các dụng
cụ bẩn, đồ vải bẩn, chất thải và các vật dụng trong buồng bệnh.
25% 25% 30% 20% 55%
Tuân thủ vệ sinh tay chung 54%
Nhận xét:
Theo khuyến cáo của WHO về thời điểm và hành động rửa tay của điều dưỡng, chúng tôi tiến hành quan sát kín 500 cơ hội chia đều cho 5 thời điểm (mỗi
thời điểm 100 cơ hội), kết quả cho thấy thực trạng tuân thủ rửa tay chung của ĐD là 54%. Tỷ lệ này thấp nhất ở các cơ hội thăm khám và chăm sóc người bệnh (45%). 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn trước can thiệp giáo dục
3.3.1. Thâm niên công tác
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa biến thâm niên công tác và kiến thức về KSNK trước can thiệp thì chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình tuyến tính và cho kết quả như sau:
Bảng 3.6. Mô hình tuyến tính giữa thâm niên công tác và kiến thức kiểm soát nhiễm
khuẩn trước can thiệp giáo dục.
Mô hình tuyến tính R2 hiệu chỉnh Beta (Coeff) Giá trị p
Thâm niên công tác
Kiến thức trước can thiệp 0.069 -0.293 0.03
Nhận xét:
Bảng kết quả cho thấy giữa thâm niên công tác và kiến thức của người ĐD trước can thiệp tồn tại một mô hình tuyến tính với chỉ số p = 0.03. Qua đó cho biết đây là một mô hình tuyến tính nghịch với Beta (Coeff) = -0.293, kiến thức về KSNK của người ĐD được dự đoán giảm đi 0.293 với mỗi năm tăng lên của thâm niên công tác. Kết quả cũng cho thấy rằng có (69%) mẫu được giải thích ở mô hình này.
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa thâm niên công tác và kiến thức kiểm soát nhiễm
khuẩn trước can thiệp giáo dục.
Thời gian Không đạt Trung bình Khá p
< 10 năm 2 (3.6%) 14 (25.5%) 7 (12.7%)
0.022 10 - 19 năm 7 (12.7%) 5 (9.1%) 7 (12.7%)
≥ 20 năm 6 (10.9%) 6 (10.9%) 1 (1.8%)
Nhận xét:
Kết quả cho thấy sự khác biệt về kiến thức trước can thiệp giữa các đối tượng có thời gian công tác khác nhau có ý nghĩa thống kê với p = 0.022.
3.3.2. Tuổi
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn trước can
thiệp giáo dục.
Tuổi Không đạt Trung bình Khá p
< 30 tuổi 1 (1.8%) 9 (16.4%) 2 (3.6%) 0.047 30 - 39 tuổi 7 (12.7%) 10 (18.2%) 11 (20%) 40 - 49 tuổi 2 (3.6%) 0 (0%) 1 (1.8%) ≥ 50 tuổi 5 (9.1%) 6 (10.9%) 1 (1.8%) Nhận xét:
Có sự khác biệt về kiến thức trước can thiệp giữa các nhóm tuổi, có ý nghĩa thống kê với p=0.047.
3.3.3. Giới tính
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn trước
can thiệp giáo dục
Giới tính Không đạt Trung bình Khá p
Nam 1 (1.8%) 2 (3.6%) 4 (7.3%)
0.324
Nữ 14 (25.5%) 23 (41.8%) 11 (20%)
Nhận xét:
Kết quả cho thấy sự khác biệt về kiến thức trước can thiệp giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê với p=0.324
3.3.4. Trình độ chuyên môn
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn và kiến thức kiểm soát nhiễm
khuẩn trước can thiệp giáo dục.
Trình độ Không đạt Trung bình Khá p
Đại học 3 (5.5%) 8 (14.5%) 5 (9.1%)
0.768
Cao đẳng 0 (0%) 1 (1.8%) 1 (1.8%)
Nhận xét:
Kết quả cho thấy sự khác biệt về kiến thức trước can thiệp giữa các nhóm trình độ chuyên môn không có ý nghĩa thống kê với p= 0.768.
3.3.5. Nơi làm việc
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nơi làm việc và kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn
trước can thiệp giáo dục.
Nơi làm việc Không đạt Trung bình Khá p
Ngoại tổng quát 15 11 0
<0.001
Chấn thương chỉnh hình 0 1 15
Ngoại thần kinh 0 13 0
Nhận xét:
Sự khác biệt về kiến thức trước can thiệp của điều dưỡng giữa ba khoa có ý nghĩa thống kê với p<0.001.
3.4. Kết quả hoạt động can thiệp 3.4.1. Nguyên tắc can thiệp 3.4.1. Nguyên tắc can thiệp
- Đơn giản, phù hợp với điều kiện hiện có hiệu quả, dễ thực hiện và có khả năng nhân rộng.
- Được sự cho phép của lãnh đạo bệnh viện, phòng điều dưỡng, lãnh đạo khoa và điều dưỡng tại nơi nghiên cứu.
- Mục đích can thiệp giáo dục: Nâng cao kiến thức và sự tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng.
3.4.2. Cơ sở xây dựng nội dung can thiệp
Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy kiến thức, thực hành của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện còn hạn chế: Kiến thức (Nhiễm khuẩn bệnh viện; Phòng ngừa chuẩn; Xử lý khi gặp phơi nhiễm) và thực hành (Vệ sinh tay; Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong quy trình tiêm tĩnh mạch và thay băng rửa vết thương).
Hướng dẫn của Cục Quản lý Khám chữa bệnh: tài liệu đào tạo phòng và KSNK cho nhân viên y tế của Bộ Y tế xuất bản năm 2012 [5].
Tài liệu tham khảo: quy trình thực hành KSNK của bệnh viện Chợ Rẫy – Bộ Y tế năm 2013 [Error! Reference source not found.]; bảng kiểm kỹ năng lâm sàng dành cho các trường Cao đẳng và Trung cấp Y của Nhà xuất bản Y học năm 2013 [11].
3.4.3. Cơ sở lựa chọn cách thức can thiệp
Mô hình học thuyết Nightingale về mối quan hệ giữa điều dưỡng, người bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn [42], và học thuyết Albert Bandura về học tập xã hội, hành vi [29] được quyết định thông qua quá trình nhận thức với 4 bước (1. Gây sự chú ý đến vấn đề cần thay đổi, 2. Nhớ lại, 3. Thực hành lại, 4. Tạo động lực). 3. 4.4. Kết quả
Chương trình can thiệp được xây dựng cùng với Trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện và tiến hành theo mục tiêu thông qua 4 bước của thiết kế chương trình can thiệp giáo dục. Tất cả ĐD chia làm 3 nhóm và mỗi nhóm được tham gia qua 2 buổi về vấn đề kiến thức do Trưởng phòng ĐD phụ trách và 3 buổi về vấn đề thực
hành do người nghiên cứu phụ trách (phụ lục 9).
Hoạt động giám sát: Trưởng phòng ĐD và ĐD trưởng ba khoa cùng người nghiên cứu quan sát, đánh giá theo bảng kiểm và thông báo cho ĐD biết đạt hay không đạt ở mỗi quy trình liên quan đến KSNK.
3.5. Kiến thức và tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng sau can thiệp giáo dục thiệp giáo dục
3.5.1. Kiến thức
Bảng 3.12. So sánh điểm trung bình kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn trước và sau
can thiệp giáo dục.
Kiến thức Điểm tối đa Điểm tối thiểu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn p
Trước can thiệp 27 11 19.95 4.83
<0.001
Nhận xét:
Với tổng số 35 câu hỏi thì trước can thiệp số điểm tối đa là 27, sau can thiệp là 32, có sự tăng lên. Điểm trung bình trước can thiệp là 19.95 (SD=4.83), sau can thiệp là 24.11 (SD=4.43), có sự tăng lên. Sự tăng lên này có ý nghĩa thống kê với p<0.001.
Biểu đồ 3.4. Đánh giá kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng đạt được
trước và sau can thiệp giáo dục (n=55).
Nhận xét:
Sau can thiệp giáo dục về kiến thức KSNK và tiến hành điều tra cho thấy