Phân tích các tính chất chung của pinmặt trời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hóa và tối ưu hóa pin mặt trời màng mỏng cấu trúc đảo ITO nano zno cds CZTS me (Trang 38 - 39)

5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

2.5.2 Phân tích các tính chất chung của pinmặt trời

2.5.2.1. Hệ số phản xạ

Đầu tiên, ta xét hệ số phản xạ mặt trước. Như chúng ta thấy, cùng với một phổ chiếu sáng nếu năng lượng ánh sáng mà pin mặt trời hấp thụ được nhiều

nhất thì mật độ dòng sinh ra sẽ lớn và hiệu năng hoạt động của pin sẽ cao.

Như vậy, hệ số phản xạ mặt trước trực tiếp quyết định đến mật độ dòng vàhiệu năng hoạt động của pin.Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để giảm hệ số phản xạ mặt trước. Do đặc điểm tính chất của vật liệu nên ta không thể chế tạo vật liệu có hệ số phản xạ rất nhỏ hoặc bằng không. Qua các tài liệu nghiên cứu và thực nghiệm, ta thấy hệ số phản xạ khoảng 0,07 0,2 là phù hợp nhất. Khi nghiên cứu các kết quả thực nghiệm sử dụng chương trình mô phỏng thì hệ số phản xạ mặt sau ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu suất của pin.

2.5.2.2.Sự tái hợp bề mặt

Tái hợp bề mặt là dạng tái hợp xảy ra trên bề mặt, do tính chất quan trọng và tính định xứ của nó nên chúng ta xét riêng. Do sự gián đoạn tính tuần hoàn của tinh thể, do các khuyết tật mạng, do các nguyên tử lạ, do sự không bão hoà hoá trị của các nguyên tử, trên bề mặt thường có các tâm định xứ mà năng lượng nằm trên vùng cấm. Các tâm định xứ này có nồng độ khá cao trên bề mặt và có khả năng đóng vai trò tâm tái hợp. Vì vậy, tái hợp bề mặt thường xảy ra mạnh hơn trong lòng chất bán dẫn và làm cho nồng độ hạt dẫn dư trên bề mặt thường thấp hơn trong lòng chất bán dẫn. Những thông số sử dụng để mô tả cho dòng tái hợp mặt này thường là tốc độ tái hợp mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hóa và tối ưu hóa pin mặt trời màng mỏng cấu trúc đảo ITO nano zno cds CZTS me (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)