Một số giải pháp khắc phục lỗi dùng từ của học sinh Jrai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh jrai bậc trung học phổ thông tỉnh gia lai (Trang 95)

C N 3: LỖ DÙN TỪ T ẾN V ỆT ỦA Ọ SN JRA

3.3. Một số giải pháp khắc phục lỗi dùng từ của học sinh Jrai

3.3.1. Giải pháp chung

3.3.3.1. Yếu tố học sinh

Một trong những mục tiêu cơ bản của bộ môn Ngữ văn trong nhà trƣờng cấp THPT là tiếp tục phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc- viết- nói- nghe. ối với học sinh ngƣời Kinh, mục tiêu này dễ dàng thực hiện. Nhƣng với học sinh TTS đây là một mục tiêu khó. Tiếng Việt, với học sinh DTTS là ngôn ngữ thứ hai, dù có nỗ lực nhƣng tiếng mẹ đẻ vẫn có tác động không nhỏ đến việc phát âm, chữ viết khó đạt chuẩn.

Nói đến năng lực từ ngữ là nói đến khả năng lĩnh hội từ, hiểu nghĩa của từ, sự phối hợp các từ với nhau về nghĩa và về ngữ pháp, từ gắn với phong cách, ngữ huống, văn hóa, những quy ƣớc về đạo đức. Muốn hình thành năng lực từ ngữ học sinh phải tích lũy và biết huy động vốn từ. Học sinh tích lũy qua việc hình thành thói quen sử dụng tiếng Việt trong môi trƣờng sống và học tập. Khi học sinh thƣờng xuyên luyện nói và viết tiếng Việt, các em sẽ nhận ra lỗi sai của mình và có ý thức sửa lỗi. ể nâng cao sự hiểu biết, học sinh cần hình thành thói quen đọc để viết đúng chính tả và nhớ mặt chữ của từ, đọc nhiều sách báo, xem chƣơng trình dạy tiếng Việt cho ngƣời TTS trên các phƣơng tiện thông tin, tra cứu từ điểm, chủ động tham gia các chƣơng trình giao lƣu với các bạn học sinh trong và ngoài nhà trƣờng, mở rộng môi trƣờng giao tiếp để học cách nói, cách viết chuẩn.

Phát âm có ảnh hƣởng đến viết, nên rèn luyện kĩ năng chính âm, chính tả cho học là một giải pháp tốt để giảm tỉ lệ mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ. Việc rèn luyện kĩ năng nói đã đƣợc tiến hành ở các cấp học dƣới, cấp THPT có thể lấy bài ọc văn để làm nền tảng luyện phát âm cho học sinh.

Việc rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh Jrai là rất cần thiết. ung cấp vốn từ, hình thành năng lực ngôn ngữ không chỉ là trách nhiệm của riêng bộ môn Ngữ văn mà cả các môn học khác. ặc biệt với tiết trả bài kiểm tra của phân môn Làm văn, học sinh có nhiều cơ hội để nhận diện, phân tích và sửa các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Nhờ đó, học sinh ý thức hơn ở các bài viết sau, giúp hạn chế lỗi tiếng Việt.

3.3.3.2. Yếu tố giáo viên

Rèn luyện năng lực ngôn ngữ cho học sinh cần phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục ở các cấp học. iải pháp này nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển năng lực ngôn ngữ đã đƣợc học, lấp lỗ hổng kiến thức và “chống lại” sự lãng quên kiến thức đã có.

ần có sự kết hợp và thống nhất cách xử lý lỗi dùng từ của học sinh giữa giáo viên Ngữ văn với giáo viên các bộ môn khác, nhất là giáo viên dạy môn

xã hội. iều này góp phần giúp giáo viên Ngữ văn nắm chính xác năng lực tiếng Việt của các em để có những giải pháp phù hợp, kịp thời.

iáo viên dạy đối tƣợng học sinh TTS, cần khuyến khích biết thêm tiếng mẹ đẻ của các em, điều này sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp cũng nhƣ quá trình dạy học. Trong quá trình giảng dạy, nếu gặp từ khó, học sinh tiếp thu kiến thức chậm, giáo viên có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ để giải thích giúp học sinh nắm bài sâu hơn. Việc vận dụng các nguyên tắc dạy tiếng Việt và dạy tiếng Việt cho học sinh TTS cần đƣợc chú ý đặc biệt. Hai nguyên tắc cơ bản cần đƣợc quan tâm là:

- Rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tƣ duy. - Hƣớng vào hoạt động giao tiếp.

3.3.3.3. Yếu tố địa phương

ảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần có những chính sách đầu tƣ cho sự phát triển giáo dục đặc biệt của học sinh TTS, nhƣ: xây dựng trƣờng học đầy đủ điều kiện và phƣơng tiện học tập, có chính sách ƣu tiên để khuyến khích tinh thần học tập của các em.

ào tạo đội ngũ giáo viên có chất lƣợng cao, có khả năng sử dụng tiếng dân tộc phổ biến nơi họ công tác.

3.3.2. Giái pháp cụ thể đối với lỗi dùng từ

3.3.2.1. Khắc phục lỗi dùng sai vỏ âm thanh dẫn đến sai nghĩa

Từ bao giờ cũng có hai mặt: âm thanh và ý nghĩa. Khi nói và viết, chúng ta phải tuân theo nhƣng quy định mà xã hội quy định. Nếu chúng ta muốn dùng theo nghĩa này mà lại dùng hình thức ngữ âm khác, nghĩa là dùng sai vỏ ngữ âm của từ, tất yếu sẽ làm cho ngƣời nghe, ngƣời đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa của từ.

ể dùng từ trong văn bản chính xác, cần nhận diện đúng ngữ âm của từ, phân biệt rõ các từ gần âm khác nghĩa, đồng thời cần thể hiện đúng bảng chữ viết hình thức âm thanh và cấu tạo của từ theo quy định hiện hành.

Khi phát âm, học sinh Jrai còn bị ảnh hƣởng của ngôn ngữ mẹ đẻ, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh khắc phục hiện tƣợng giao thoa này, ví dụ nhƣ những lỗi phát âm xóa nhòa sự khác biệt âm vị dẫn đến các lỗi chính âm và chính tả.

ể dùng từ đúng ngữ âm, ngƣời nói phải luyện phát âm chuẩn, viết đúng chính tả. Không nên nói tắt, không thay đổi trật tự các từ trong từ ghép hoặc tổ hợp từ cũng là điều cần lƣu ý để tránh lỗi dùng từ. Nếu tùy tiện thay đổi, sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động giao tiếp của bản thân. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng ngƣời ta có thể dùng một cách linh hoạt, uyển chuyển, có thể biến đổi ít nhiều bộ mặt âm thanh và hình thức cấu tạo theo những quan hệ và quy luật chung diễn ra ở nhiều từ biến âm.

Ví dụ: nào → nao trong Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

3.3.2.2. Khắc phục lỗi dùng sai ý nghĩa của từ

Nghĩa là nội dung chủ yếu quyết định bản chất của từ vựng. Hầu nhƣ, mọi loại lỗi từ vựng đều liên quan đến lỗi về nghĩa của từ.

ể dùng từ đúng nghĩa, học sinh phải hiểu rõ nghĩa của từ và từ điển là công cụ quan trọng nhất. Khi gặp một từ không hiểu nghĩa hoặc hiểu nghĩa lơ mơ, chúng ta phải tra từ điển, đừng chủ quan mà đoán nghĩa. ặc biệt với từ Hán Việt, không hiểu rõ nghĩa mà lạm dụng nó sẽ gây ra những lỗi từ vựng.

Việc tra cứu đối với học sinh Jrai cũng gặp khó khăn. Rất nhiều em không biết cách tra cứu nên nhanh chóng chán trong việc mở rộng vốn từ tiếng Việt của mình. iáo viên nên hƣớng dẫn học sinh cách tra cứu từ điển các loại một cách hiệu quả nhất.

Muốn dùng từ đúng nghĩa, chúng ta cần chú ý và phân biệt đƣợc nét khu biệt trong ngữ nghĩa của những từ đồng nghĩa.

Ví dụ: từ “danh lam” và “thắng cảnh”. Lam có gốc tiếng Phạn, nghĩa là

“thắng cảnh” là cảnh đẹp nói chung. Ngƣời chỉ đi xem cảnh đẹp mà không thăm

viếng một ngôi chùa nào thì không nói tôi đã thấy nhiều danh lam thắng cảnh. Yêu cầu dùng từ đúng nghĩa còn đòi hỏi chúng ta phải thận trọng khi sử dụng từ chuyên môn hoặc một từ mới xuất hiện do sự vay mƣợn tiếng nƣớc ngoài. ối với những từ này, học sinh không rõ nghĩa thì không nên dùng, có nhƣ vậy mới tránh đƣợc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

ể dùng từ chính xác về nghĩa cơ bản, nghĩa biểu cảm, phù hợp với phong cách, tình huống, học sinh phải hình thành thao tác lựa chọn từ ngữ, phối hợp ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng sao cho ăn khớp, hợp lý và chặt chẽ, nếu thiếu sự ăn khớp và hợp lý đó sẽ gây ra lỗi.

ơ sở của sự lựa chọn từ ngữ trong câu dựa trên mối quan hệ của các từ trong hệ thống ngôn ngữ. Trong hệ thống ngôn ngữ, các từ có nét giống nhau hoặc gần giống nhau về nghĩa và ngữ pháp hợp thành một nhóm. Một hệ thống, những yếu tố có quan hệ dọc (quan hệ liên tƣởng) mà trong khi nói hay viết ngƣời ta chọn lấy một từ trong số những từ ngữ của một nhóm để dùng vào trong câu. Mối quan hệ hàng ngang (quan hệ ngữ đoạn) của một từ với các từ đi trƣớc và các từ đi sau trong cùng một câu. ó nhƣ thế, câu đƣợc tạo ra mới đảm bảo diễn tả đúng nội dung định diễn đạt. Quan hệ của các từ mới phản ánh chính xác trình độ nhận thức, năng lực tƣ duy của ngƣời sử dụng ngôn ngữ.

Khi muốn dùng một từ theo cách chuyển đổi nghĩa, cần dựa và nghĩa gốc của từ, giữ đƣợc mối quan hệ với nghĩa gốc.

Viết xong một nội dung nào đó, chúng ta cần phải đọc lại để điều chỉnh, bổ sung những vấn đề cần thiết. Lúc đó chúng ta tự phát hiện ra lỗi và tìm cách sửa lỗi. Khi sửa lỗi, có thể thay thế từ, thêm hoặc bớt các từ, thậm chí có thể thay đổi thứ tự các từ và cả cách diễn đạt nhƣng cần tránh cách sửa làm thay đổi quá nhiều hoặc làm sai lạc nội dung định diễn đạt. ơ sở cho sự thay thế là dựa vào những mối quan hệ kết hợp với các từ khác trong câu và đặc điểm phong cách

của văn bản. ác từ thay thế đều giống hoặc gần giống nhau về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp. Tuy thế, giữa chúng vẫn tồn tại những nét khác biệt về một phƣơng diện nào đó. Sự khác biệt này tạo ra giá trị hoặc làm mất giá trị của từng từ. iá trị của từng từ còn đƣợc xem xét trong mối quan hệ hàng ngang với những từ đi trƣớc và những từ đi sau trong cùng một câu hay một chuỗi câu.

Tóm lại, yêu cầu dùng từ đúng nghĩa cần đƣợc hiểu với một phạm vi rộng và linh hoạt. ầm đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có của từ với nội dung cần định biểu hiện, đảm bảo đúng về nghĩa, về chức năng ngữ pháp, phù hợp với phong cách, ngữ huống và những quy ƣớc về đạo đức.

3.3.2.3. Khắc phục lỗi dùng thừa từ, lặp từ

Văn bản giao tiếp cần cô đọng, đủ về dung lƣợng. o đó, trong việc dùng từ cần tránh hiện tƣợng thừa từ hoặc lặp từ không cần thiết. iện pháp khắc phục là: Học sinh cần phân biệt đƣợc đâu là biện pháp tu từ (điệp từ, điệp ngữ) để tăng hiệu quả biểu đạt, đâu là lỗi lặp từ, nghĩa là dùng nhiều lần trong câu hoặc trong các câu liền kề nhau làm cho câu văn trở nên nặng nề.

ể sửa lỗi, chúng ta bớt từ dùng thừa hoặc thay thế bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa. ố gắng tránh lặp từ, thừa từ nhằm nâng cao tính thẩm mĩ và hiệu quả biểu đạt trong văn bản.

ên cạnh lỗi lặp từ nguyên vẹn, ta còn gặp hiện tƣợng sử dụng trong cùng một câu những từ đồng nghĩa với nhau làm thành phần đồng chức thể hiện ý nghĩa liệt kê, lựa chọn hay tƣơng phản. ể sửa lỗi này, ta bỏ những từ có nghĩa trùng với từ đứng trƣớc.

3.3.2.4. Khắc phục lỗi dùng từ sai phong cách

- Lỗi dùng từ không thích hợp với phong cách của văn bản

Mỗi phong cách ngôn ngữ của văn bản đƣợc sử dụng trong một phạm vi nhất định của cuộc sống và nhằm thực hiện một chức năng nhất định, hƣớng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. o đó, mỗi phong cách ngôn ngữ đòi hỏi và cho phép dùng những lớp từ nhất định.

ó những từ đƣợc dùng trong mọi phong cách ngôn ngữ (mọi loại hình văn bản) nhƣng cũng có những từ chỉ thích hợp hoặc chỉ dùng trong một phong cách ngôn ngữ nào đó. Nhƣ vậy, muốn dùng từ thích hợp với phong cách ngôn ngữ thì học sinh phải có ý thức về phong cách ngôn ngữ, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp và thể loại văn bản.

- Lỗi dùng từ không đảm bảo tính hệ thống của văn bản

o không nắm chắc nghĩa của từ, vốn từ nghèo nàn nên khi diễn đạt bị bí từ học sinh sử dụng từ sai hệ thống của văn bản. ể khắc phục lỗi này, các em phải nắm chắc nghĩa của từ. Khi dùng từ cần chú ý đến sự thống nhất của các từ ngữ về trƣờng nghĩa, về phong cách văn bản, từ chuyên môn, nghề nghiệp, sắc thái địa phƣơng hay tính lịch sự... Tính hệ thống của văn bản có liên quan đến đặc điểm phong cách của văn bản. o đó, những yêu cầu về dùng từ thuộc hai phƣơng diện này có thể thống nhất và đều nhằm phục vụ cho mục đích của văn bản, cho sự giao tiếp bằng văn bản.

Tiểu kết

Qua khảo sát, phân tích, miêu tả, thống kê về các dạng lỗi dùng từ tiếng Việt, chúng tôi rút ra kết luận:

ù là bậc THPT nhƣng học sinh Jrai tỉnh ia Lai mắc lỗi dùng từ còn nhiều. Trong số 1500 bài khảo sát đã có 1127 bài mắc lỗi, chiếm 75,13% với tổng số 3455 lỗi. Nguyên nhân, do vốn từ và vốn hiểu biết về tiếng Việt của học sinh còn hạn chế.

Nhƣ đã nhận xét, kết quả khảo sát cho thấy, học sinh khối 10 mắc lỗi nhiều hơn khối 11 và 12. Học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới các em mắc lỗi dùng từ nhiều hơn các vùng có điều kiện giao lƣu, tiếp xúc với ngƣời Kinh, trƣờng Nguyễn Trƣờng Tộ (trƣờng biên giới) có tỉ lệ học sinh mắc lỗi dùng từ cao nhất, chiếm 26,28%, trƣờng TNT ia Lai (trung tâm thành phố) có tỉ lệ học sinh mắc lỗi thấp nhất, chiếm tỉ lệ 13,23%. Trong các loại lỗi từ vựng mà luận văn khảo sát, lỗi dùng sai nghĩa của từ chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 27,84%.

KẾT LUẬN

1. Tiếng Việt ngày nay đã trở thành phƣơng tiện giao tiếp chính thống trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ vẫn rất phổ biến và khá đa dạng.

ối với học sinh Jrai, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai có những điểm khác biệt so với ngôn ngữ mẹ đẻ, đó là: tiếng Jrai chƣa phải là một ngôn ngữ đơn tiết điển hình nhƣ tiếng Việt, mặc dù không nhiều nhƣng dấu vết của các phụ tố để cấu tạo từ vẫn còn. Tiếng Jrai không có thanh điệu, tiếng Việt không chỉ có mà giàu về thanh điệu. hính sự khác biệt này là trở ngại lớn gây khó khăn cho quá trình học tiếng Việt của học sinh Jrai.

2. hữa lỗi là biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh từng bƣớc hoàn thiện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt. ể chữa lỗi có hiệu quả, cần phải dựa trên cơ sở lí thuyết nhất định. Quá trình sửa lỗi thƣờng phải theo trình tự: khảo sát, thông kê, phân loại, miêu tả, phân tích lỗi, trên cơ sở đó, luận văn xác định nguyên nhân mắc lỗi và đề xuất giải pháp khắc phục lỗi chính tả và dùng từ của học sinh Jrai.

3. Khảo sát 1500 bài viết của học, luận văn thống kê, phân tích, thu đƣợc 11700 lỗi. Trong đó, lỗi chính tả là 8245 lỗi (chiếm 70,47%), lỗi dùng từ là 3455 lỗi (chiếm 29,53%). Số lƣợng học sinh mắc lỗi chính tả nhiều hơn mắc lỗi dùng từ. Trong năm trƣờng khảo sát, trƣờng THPT Nguyễn Trƣờng Tộ có tỉ lệ mắc lỗi cao nhất. Trong ba khối lớp khảo sát, học sinh khối 10 có tỉ lệ mắc lỗi cao hơn học sinh khối 11 và 12, điều đó chứng tỏ năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh Jrai đƣợc nâng dần lên theo từng lớp học.

4. hƣơng 2, luận văn khảo sát, thống kê, phân tích, miêu tả, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp lỗi chính tả của học sinh Jrai tỉnh ia Lai bậc THPT. ó cả ba dạng lỗi xuất hiện: Lỗi về âm đầu, lỗi phần vần và lỗi về thanh

điệu. Học sinh Jrai mắc lỗi thanh điệu nhiều nhất, chiếm 67,29%; lỗi về âm đầu chiếm 12,33% và lỗi về phần vần, chiếm 20,38 %. Nguyên nhân mắc lỗi là do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh jrai bậc trung học phổ thông tỉnh gia lai (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)