Đặc điểm tổ chức quảnlý của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH lâm nghiệp sông kôn (Trang 35 - 39)

7. Kết cấu của đề tài: Gồ m3 chương

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quảnlý của Công ty

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý Công ty được tổ chức như Sơ đồ 2.1.

2.1.3.2. Nhiệm vụ của các cấp và các bộ phận:

a) Người quản lý doanh nghiệp:

Cán bộ quản lý tại Công ty TNHH Sông Kôn gồm 05 người, gồm: 01 Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty, 01 Kiểm soát viên, 02 Phó Giám đốc và 01 Kế toán trưởng.

- Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu - UBND tỉnh bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được quy định cho chức danh Chủ tịch và Giám đốc Công ty tại Điều 98, 99 của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

- Kiểm soát viên tại Công ty do UBND tỉnh có quyết định bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ chủ yếu là giám sát, đánh giá và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu mọi hoạt động của doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp có diễn ra đúng quy định của pháp luật, có đảm bảo bảo toàn vốn của nhà nước hay không.

- Phó Giám đốc là do Giám đốc công ty có quyết định bổ nhiệm, họ sẽ là người giúp Giám đốc chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công và khi Giám đốc vắng mặt.

29

(Nguồn Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty

Phòng quản lý bảo vệ rừng Trạm Cà Phê Các trạm quản lý bảo vệ rừng tự nhiên Trạm nước Poon, núi Trắc Trạm Vĩnh Sơn Trạm Suối Cát Trạm Lò Than Các phòng nghiệp vụ Các đội quản lý, bảo vệ rừng trồng

Phòng Tổ chức – Hành chính

Phòng Kế toán

Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật

Đội Hoài Ân Đội Tây Sơn Đội Vĩnh Thạnh Chủ tịch kiêm Giám đốc Kiểm soát viên

30

- Kế toán trưởng của Công ty phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được quy định tại Điều 53, 55 của Luật số 88/2015/QH13 về Kế toán.

b) Các phòng nghiệp vụ:

Văn phòng Công ty gồm 4 phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực nghiệp vụ, chuyên môn, cụ thể:

b.1) Phòng Kế toán:

Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tài vụ - kế toán của Công ty.

Nhiệm vụ chủ yếu của phòng như sau: xây dựng kế hoạch tài chính theo kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty; tổ chức hoạt động kế toán, thống kê toàn Công ty; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ kế toán, thống kê do Nhà nước ban hành tại đơn vị; quản lý, sử dụng các nguồn vốn sản xuất kinh doanh đúng quy định, đạt hiệu quả; kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn của Công ty tại các đơn vị cơ sở trực thuộc theo định kỳ và đột xuất trong năm; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tài chính, thực hiện các báo cáo kế toán, thống kê theo quy định; lập và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế; tìm hiểu, thu thập thông tin kinh tế, thị trường; tìm các nguồn hàng phục vụ sản xuất kinh doanh trong Công ty; đề xuất các chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn và tổ chức quản lý việc quản lý hàng hoá, tiêu thụ, ....

b.2) Phòng Tổ chức - Hành chính:

Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức, hành chính, lao động tiền lương của Công ty.

Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là: đề xuất về sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất; quản lý, theo dõi, thực hiện công tác lao động tiền lương; công tác nhân sự, quản lý lưu trữ hồ sơ; thực hiện các chính sách đối

31

với người lao động; công tác bảo vệ nội bộ, thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ công nhân viên; công tác văn thư, đánh máy và phục vụ của văn phòng Công ty; tổ chức quản lý lực lượng tự vệ trong toàn Công ty.

b.3) Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật:

Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch khai thác, kế hoạch trồng rừng, hướng dẫn kỹ thuật.

Nhiệm vụ chủ yếu của phòng như sau: xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn; thiết kế kỹ thuật các dự án, các công trình lâm sinh; quản lý kỹ thuật trên toàn bộ diện tích rừng và đất rừng; xây dựng và trình duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng cơ bản lâm sinh và hồ sơ thiết kế khai thác gỗ và lâm sản; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào sản xuất và chỉ đạo thực hiện; quản lý hồ sơ, tài liệu có liên quan đến rừng và đất rừng, theo dõi vốn rừng toàn Công ty.

b.4) Phòng Quản lý bảo vệ rừng:

Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý bảo vệ rừng của Công ty.

Nhiệm vụ chủ yếu của phòng như sau: tổ chức công tác nghiệm thu rừng trồng và nghiệm thu rừng sau khai thác; tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng và đất rừng trong toàn Công ty; kiểm tra, giám sát việc khai thác, vận chuyển gỗ, lâm sản trong địa bàn Công ty.

c) Các Đội quản lý bảo vệ rừng trồng:

Nhiệm vụ chủ yếu của các đội sản xuất là tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng và đất rừng được giao trên địa bàn phụ trách; tổ chức sản xuất cây con theo chỉ tiêu hàng năm của Công ty.

32

d) Các Trạm Quản lý bảo vệ rừng tự nhiên:

Nhiệm vụ chủ yếu của trạm là tổ chức chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và đất rừng tự nhiên được giao trên địa bàn phụ trách; thực hiện công tác phòng chống nạn khai thác gỗ lậu, trái phép,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH lâm nghiệp sông kôn (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)