Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH lâm nghiệp sông kôn (Trang 41)

7. Kết cấu của đề tài: Gồ m3 chương

2.2. Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Lâm nghiệp

nghiệp Sông Kôn

2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Theo Sơ đồ 2.1 tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thì tại Công ty phân thành 2 cấp quản lý. Cấp cao nhất là Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty, cấp thứ hai là các phòng ban tại Công ty và các tổ trạm được thể hiện qua Sơ đồ 2.3.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ phân cấp quản lý Công ty

(Nguồn: Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn)

Trách nhiệm của Chủ tịch kiêm Giám đốc và Phó Giám đốc, từng bộ phận được quy định tại Quy chế làm việc của Công ty.

2.2.1.1.Chủ tịch kiêm Giám đốc

Chủ tịch kiêm Giám đốc chịu trách nhiệm chung về tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác quản lý có 2 Phó Giám đốc.

a. Quyền hạn của Chủ tịch kiêm Giám đốc: - Tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Công ty.

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. Chủ tịch kiêm Giám đốc, 02 Phó Giám đốc Phòng Kế toán Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật Phòng Quản lý bảo vệ rừng Các tổ đội quản lý

35

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ tại Công ty

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

- Ký kết các hợp đồng nhân danh Công ty.

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

- Tuyển dụng lao động.

- Các quyền khác theo quy đinh pháp luật và Điều lệ Công ty.

b. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Chủ tịch kiêm Giám đốc:

- Giám đốc là người lãnh đạo và điều hành công việc của Công ty, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Bình Định (Chủ Sở hữu) và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động, việc điều hành SXKD, việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định Pháp luật. Chủ tài khoản thứ nhất của Công ty.

- Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao các Phó Giám đốc chủ trì phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty. Ủy quyền cho 01 Phó Giám đốc chỉ đạo điều hành công việc của Công ty khi Giám đốc đi vắng.

- Giám đốc trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ và tài chính. Phụ trách các dơn vị trực thuộc Công ty gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kế toán – Tài chính, phòng Quản lý bảo vệ rừng.

- Công tác kiêm nhiệm: Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định; Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Sông Kôn.

- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc Công ty được quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn.

36

2.2.1.2. Các phòng ban

Các phòng được quyền quản lý và sử dụng tài sản tại phòng, có trách nhiệm sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, đúng mục đích, mang lại lợi ích kinh tế. Lập kế hoạch, đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Các phòng này không có quyền trong việc quyết định mua sắm các tài sản cố định tại phòng.

* Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật:

 Quản lý kế hoạch:

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng kế hoạch SXKD theo năm, kế hoạch dài hạn và tổng hợp kế hoạch SXKD Công ty. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty.

- Cùng các phòng nghiệp vụ và các Đội sản xuất trực thuộc để xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: Kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch vật tư - hàng hóa, kế hoạch sản xuất - nghiên cứu kỷ thuật, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch tiếp thị và liên kết kinh tế.

- Chuẩn bị các thủ tục cho Giám đốc Công ty, giao kế hoạch và xét duyệt hoàn thành kế hoạch của các Đơn vị trực thuộc. Giúp Giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề và đề xuất hướng giải quyết.

- Chịu trách nhiệm chính đối với khối lượng, sản phẩm và kế hoạch doanh thu mà mình đã xây dựng.

 Quản lý kỹ thuật:

- Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các Đơn vị trực thuộc thực hiện các hạng mục lâm sinh đúng quy trình kỷ thuật, soạn thảo các hợp đồng kinh tế để Công ty ký kết với đối tác, khách hàng.

37

nhằm hạ giá thành tăng doanh thu và lợi nhuận Công ty.

- Xây dựng chương trình sản xuất hàng năm và dài hạn của Công ty trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của cấp Chủ quản kết hợp với năng lực, thiết bị và nguồn vật tư nguyên liệu Công ty quản lý.

* Phòng Kế toán – Tài chính:

- Tổ chức hoạch toán kinh tế về hoạt động SXKD của Công ty theo đúng quy định Pháp luật về Kế toán thống kê của Nhà nước.

- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động SXKD để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty.

- Ghi chép, phản ảnh chính xác, kịp thời và có hệ thống, có sự diễn biến các nguồn vốn cấp, vốn vay; giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc huy động vật tư, nguyên liệu, hàng hóa trong SXKD của Công ty.

- Theo dõi công nợ của Công ty, phản ảnh và đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác.

- Thực hiện công tác quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng các phòng nghiệp vụ để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị và Công ty.

- Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo các Đơn vị trực thuộc thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ theo quy định của Bộ Tài chính và Chủ sở hữu.

- Cùng với Phòng Kế hoạch - Kỷ thuật giúp Giám đốc Công ty giao kế hoạch, xét duyệt hoàn thành kế hoạch và quyết toán tài chính các công trình, các hạng mục các Đội trực thuộc cũng như hợp đồng các Đơn vị cá nhân bên ngoài Công ty thực hiện.

38

* Phòng Tổ chức – Hành chính:

- Tham mưu cho giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy SXKD và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty và từng tổ đội.

- Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu v.v…; là thành viên thường trực của Hội đồng thi đua khen thưởng và Hội đồng kỷ luật của Công ty.

- Quy hoạch cán bộ, tham mưu cho Giám đốc trình Chủ tịch Công ty quyết định việc đề bạt, bổ nhiệm, phân công cán bộ lãnh đạo và quản lý (Phó Giám đốc, Trưởng phó phòng …) của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

- Quản lý lao động, tiền lương cán bộ - công nhân viên, cùng với Phòng Kế toán - Tài chính xây dựng tổng quỹ lương hàng năm và xét duyệt phân bổ quỹ tiền lương, kinh phí hành chính Công ty và các đơn vị trực thuộc.

- Quản lý Công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu đúng theo quy định hiện hành.Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường.

* Phòng Quản lý Bảo vệ rừng

- Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành Pháp luật về Luật bảo vệ và phát triển rừng của Công ty.

+ Xây dựng các Quy chế quản lý, Quy chế phối hợp dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn Công ty quản lý để triển khai các Đội trực thuộc Công ty thực hiện.

+ Xây dựng kế hoạch về Luật bảo vệ và phát triển rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, quản lý lâm sản; phương án, dự án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái pháp luật. Phòng cháy, chữa cháy rừng.

39

- Tổ chức, chỉ đạo bảo vệ rừng ở các cơ sở Đội.

+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái pháp luật và các hành vi xâm hại khác đến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

+ Phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với các lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, kể cả lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

+ Tổ chức quản lý hồ sơ về giao khoán rừng, kiểm tra, giám sát việc sử dụng rừng của các chủ rừng sau khi được giao khoán.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về luật bảo vệ và phát triển rừng trên từng địa bàn, dân cư, thôn bản nơi có rừng Công ty quản lý.

* Các tổ trạm QLBVR:

+ Thực hiện việc giám sát quản lý kỹ thuật tại các hiện trường

+ Tuyên truyền vận động bà con tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng + Theo dõi nhân công tại các điểm trồng và chăm sóc rừng

2.2.1.3. Quy chế lương, thưởng tại Công ty

* Các hình thức trả lương:

- Trả lương thời gian: Trả cho những NLĐ làm việc trong Công ty ở tất cả các bộ phận tổ, đội, phòng ban mà Công ty không áp dụng giao khoán hoặc trả lương khoán.

- Trả lương khoán: Trả lương cho một số bộ phận, cá nhân mà Công ty giao khoán nhiệm vụ công việc cụ thể gắn với tiền lương như giao khoán sản xuất cây giống, giao khoán chăm sóc rừng trồng và một số công việc giao khoán khác.

- Vừa trả lương khoán vừa trả lương thời gian: Áp dụng cho NLĐ vừa có thời gian thực hiện nhiệm vụ công việc khoán sản phẩm vừa có thời gian thực hiện nhiệm vụ công việc trả lương theo thời gian. (Trong năm có thời gian làm

40

việc theo giao khoán và có thời gian làm việc hưởng lương thời gian).

* Xếp loại lao động hàng tháng để trả lương theo hiệu quả công việc

Xếp loại lao động hàng tháng là xác định, đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của từng lao động ở từng bộ phận trong tháng để trả lương. Xếp loại lao động hàng tháng theo 3 mức tương ứng với các mức chi trả lương cho người lao động, cụ thể:

+ Lao động xếp loại A: hưởng 100% tiền lương tháng. + Lao động xếp loại B: hưởng 80% tiền lương tháng. + Lao động xếp loại C: hưởng 60% tiền lương tháng.

Cuối tháng lãnh đạo các phòng, các đội, các trạm trực thuộc tổng hợp chấm công lao động, đồng thời họp đánh giá để xếp loại lao động từng người trên cơ sở kết quả nhiệm vụ được phân công đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch.

Tiêu chuẩn cơ bản căn cứ để xếp loại lao động hàng tháng:

Xếp

loại Diễn giải Hệ số

A

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

- Có những phát minh, sáng kiến áp dụng trong công việc mang lại hiệu quả, được đánh cao hoặc có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Chấp hành tốt nội quy, quy chế, ý thức tổ chức kỹ luật, đoàn kết, quan hệ ngoại giao tốt;

- Đảm bảo ngày công 26 ngày công/tháng trở lên đối với lao động QLBVR và 23 ngày công trở lên đối với

41 lao động khối văn phòng

B

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao (đánh giá chưa được hoàn thành tốt nhiệm vụ);

- Chấp hành nội quy, quy chế, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, quan hệ ngoại giao tốt;

- Đảm bảo ngày công 26 ngày công/tháng trở lên đối với lao động QLBVR và 23 ngày công trở lên đối với lao động khối văn phòng.

0,8

C

- Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoặc:

- Có vi phạm nội quy, quy chế, của Công ty hoặc của bộ phận quản lý trực tiếp;

- Không đảm bảo ngày công trong tháng (nếu không có lý do chính đáng)

0,6

(Nguồn: Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn)

* Quy định về trả thưởng:

Hàng năm, Công ty trích lập quỹ khen thưởng theo quy định hiện hành, trên cơ sở đó Công ty xét chi thưởng cho Người lao động nhân dịp những ngày Lễ, Tết như các ngày 30/4, 01/5, 02/9, Tết Dương lịch, Tết cổ truyền ... Mức thưởng căn cứ đóng góp công sức, chất lượng lao động của từng người, chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của Công ty và thống nhất giữa Ban lãnh đạo, Công đoàn cơ sở và các phòng ban, cơ sở trước khi thực hiện.

Đối tượng được xét thưởng là lao động làm việc thường xuyên trong Công ty từ 01 năm trở lên; những cá nhân, tập thể có sáng kiến, phát minh đề tài khoa học được ứng dụng đem lại hiệu quả cho Công ty sẽ được xét khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật. Lao động mới tuyển dụng, lao động làm việc chưa đủ 12

42

tháng, các đối tượng lao động khác, Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính tham mưu đề xuất lãnh đạo Công ty xem xét và quyết định mức tiền thưởng.

Quỹ khen thưởng của NLĐ dùng chi khen thưởng cho NLĐ trong Công ty, không chi vào mục đích khác.

2.2.2. Thực trạng các trung tâm trách nhiệm theo phân cấp quản lý hiện nay của Công ty của Công ty

Hiện tại công ty không có tổ chức các trung tâm trách nhiệm như: trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Công ty tổ chức quản lý theo các phòng quản lý (Phòng kế toán, phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kế hoạch – Kỷ thuật, phòng quản lý bảo vệ rừng), đội quản lý và bảo vệ rừng trồng (đội Tây sơn, đội Hoài Ân và đội Vĩnh Thạnh) và các trạm quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên (Trạm Vĩnh Sơn, trạm Suối Cát, trạm Lò than, trạm nước Poon núi trắc và trạm Cà phê). Trách nhiệm của từng bộ phận, phòng ban được quy định như trong phần tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Do đó việc thành lập các trung tâm trách nhiệm để nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận là yêu cầu rất cần thiết đối với Công ty.

2.2.3. Thực trạng báo cáo kế toán nội bộ tại Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn Sông Kôn

Báo cáo kế toán nội bộ của Công ty gồm: - Kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm

- Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm và Phương hướng, nhiệm vụ năm tiếp theo (Phụ lục)

- Báo cáo của Ban kiểm soát: Báo cáo theo quý, năm.

43

Kế hoạch – Kỹ thuật, Quản lý bảo vệ rừng), được lập hàng tháng báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ của tháng và kế hoạch nhiệm vụ cho tháng tiếp theo (Phụ lục).

- Báo cáo dự toán chi phí SXKD của Phòng Kế toán - Tài chính

Căn cứ Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 của Công ty đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật của Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 như Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018

TT Chỉ tiêu Thành tiền

A Kế hoạch sản xuất kinh doanh

I Nguồn vốn ngân sách nhà nước 3.815.953.120 II Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty 22.873.249.600 B. Doanh thu - Lợi nhuận - Nộp ngân sách - Thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH lâm nghiệp sông kôn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)