Về phía Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 117 - 141)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.3. Về phía Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Ch

nhánh Phú Tài

Nhìn một cách tổng thể hoạt động KSNB của BIDV Phú Tài đều tuân thủ theo các quy trình, quy định và các văn bản hướng dẫn của BIDV, do đó trong phần điều kiện để thực hiện giải pháp tác giả tập trung đến các điều kiện để thực hiện giải pháp từ phía BIDV, tuy nhiên tác giả cũng đưa ra điều kiện để thực hiện giải pháp nhằm tăng cường KSNB đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh đó là chi nhánh cần:

Thứ nhất, Thường xuyên tổ chức các cuộc họp định kỳ, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, và cuối năm để triển khai công tác huy động vốn đến từng cán bộ

Thứ hai, hướng dẫn và sâu sát các sản phẩm, các chương trình huy động vốn chi nhánh mới ban hành, đảm bảo nhân viên thực hiện đúng và hiệu quả.

Thứ ba, kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc khi nhân viên cố tình vi phạm về nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, kiểm soát viên cập nhật kiến thức, làm tốt vai trò kiểm soát tại chỗ của mình, hạn chế tối thiểu rủi ro tác nghiệp

Thứ năm, đẩy mạnh truyền thông hình ảnh: thực hiện thiết kế thống nhất bộ ấn phẩm truyền thông quảng cáo nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phong cách, không gian giao dịch gia tăng doanh số bán hàng bao gồm: Truyền thông tại bàn quầy giao dịch, bút viết có logo BIDV, màn hình tivi trong không gian giao dịch, tại màn hình máy tính và màn hình thang máy, poster quảng cáo trong không gian giao dịch, phim hướng dẫn trực quan quy định tác phong giao dịch và Không gian giao dịch Chu đáo – Chuyên nghiệp – Chất lượng, đồng phục thống nhất toàn hệ thống.

Thứ sáu, vấn đề xử lý doanh số và chênh lệch lãi suất: Nim huy động vốn của chi nhánh bình quân 2% (chênh lệch giữa lãi suất ftp và lãi suất huy động vốn). Trong một số trường hợp đặc biệt, cuối tháng, cuối quý, cuối năm do áp lực về doanh số để đạt chỉ tiêu kinh doanh, giám đốc chi nhánh sẽ cân nhắc huy động vốn vượt lãi suất niêm yết tại chi nhánh đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh, tuy nhiên phải đảm bảo không vượt trần theo quy định của NHNN. Chênh lệch lãi suất lúc này có thể thấp hơn 2% hoặc thậm chí bằng 0. Nhiệm vụ của bộ phận KSNB là kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản huy động vốn vượt lãi suất niêm yết của chi nhánh, phải có tờ trình, chủ trương của giám đốc chi nhánh, kiểm tra trần lãi suất huy động của NHNN, nếu vượt trần thì xử phạt theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện, ngăn ngừa, răn đe các hành vi vi phạm của các cán bộ trong chi nhánh.

Thứ bảy, chính sách chăm sóc khách hàng: Phân theo đối tượng khách

hàng VIP, thân thiết, tiềm năng sẽ có chính sách chăm sóc khác nhau: về giá phí, lãi suất : cộng thêm lãi suất so với lãi suất thông thường dành cho khách hàng phổ thông, phù hợp với quy định của NHNN về lãi suất huy động vốn được phép áp dụng, đồng thời tuân thủ theo quy định của BIDV trong từng thời kỳ. Cụ thể tặng quà khách hàng nhân ngày sinh nhật, ngày tết dương lịch, âm lịch, ngày kỷ niệm thành lập ngành (26/04), ngày lễ 30/04, 02/09, ngày kỷ

niệm dành cho khách hàng nữ 08/03, 20/10, ngày sinh nhật con khách hàng, ngày quốc tế thiếu nhi, ngày đặc biệt khác như: ngày thành lập ngành của khách hàng, mừng tân gia, ngày hiếu hỉ,…

Chính sách chăm sóc khách hàng lớn, khách hàng Vip:

Hạng KHQT Giá trị quà tặng

KHQT hạng Vàng 500.000 đồng – 1.000.000 đồng/món quà. KHQT hạng Bạch Kim 1.000.000 đ – 1.500.000 đồng/món quà; KHQT hạng Kim cương 1.500.000 đồng – 3.000.000 đồng/món quà

Thứ tám, vấn đề huy động qua mở thẻ, trả lương doanh nghiệp: các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán lương qua tài khoản, huy động từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn, giá rẻ, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: BSMS, Smartbanking, IBMB, Vntopup, gửi tiết kiệm online, tiết kiệm tích lũy,…KSNB kiểm tra hợp đồng thanh toán lương ký giữa đơn vị và ngân hàng, hồ sơ đăng ký sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hợp đồng tiền gửi tích lũy,…

Thứ chín, rủi ro huy động ngoài: Do nhu cầu của một số khách hàng VIP

yêu cầu được phục vụ tại nhà, nhân viên ngân hàng đến nhận tiền gửi tại nhà khách hàng nhưng không nhập vào hệ thống hoặc nhập vào hệ thống rồi sau đó hủy giao dịch, thực hiện hành vi gian lận, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. KSNB kiểm tra bằng cách thường xuyên đối chiếu số dư tiền gửi giữa ngân hàng với khách hàng thông qua tiện ích ngân hàng hiện đại như: smartbanking, IBMB, BSMS, quản lý dòng tiền, các đợt đối chiếu số dư theo định kỳ tháng, quý, năm,…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những lý luận chung về KSNB được trình bày ở Chương 1 và thực trạng KSNB hoạt động huy động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài được trình bày ở Chương 2. Trong nội dung chương 3 này, tác giả đã làm rõ được các nội dung cơ bản sau:

- Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của KSNB hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài.

- Tác giả đã trình bày đầy đủ các căn cứ để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài.

- Trình bày đầy đủ các giải pháp hoàn thiện KSNB tại hệ thống BIDV và BIDV Phú Tài nói riêng trên các phương diện: Môi trường kiểm soát; thủ tục kiểm soát, đánh giá rủi ro; giải pháp về thông tin và truyền thông, giải pháp về hoạt động giám sát. Trong đó, tác giả trình bày rất cụ thể và đầy đủ về nội dung các giải pháp hoàn thiện Hoạt động kiểm soát, đặc biệt là phân chia trách nhiệm hợp lý đến từng cán bộ. Việc lựa chọn giải pháp nào còn phải cân nhắc giữa chi phí thực hiện và hiệu quả mà nó sẽ mang lại sao cho phù hợp nhất với tình hình của chi nhánh.

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM luôn được quan tâm đặc biệt. Vì một ngân hàng “có vấn đề” có thể gây nên đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế.

Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch), bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp, đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính, đảo bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của pháp luật. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin với họ (đặt biệt là Ngân hàng TMCP có lên sàn chứng khoán như BIDV điều đó càng cần thiết hơn)

Ngày 29/12/2011 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài nhằm định hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNB tại các NHTM.

Ngày 18/05/2018 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống KSNB của NHTM, chi nhánh ngân hàng Nước ngoài mục đích kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt yêu cầu đề ra về KSNB. Thông tư 13/2018/TT-NHNN định hướng hoàn thiện hệ thống KSNB, thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn và kiểm toán nội bộ nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNB tại các NHTM, ngân hàng Nước ngoài.

Do đó, KSNB được coi là một công cụ hết sức quan trọng để kiểm soát và quản lý các hoạt động. Một hệ thống KSNB mạnh đòi hỏi các yếu tố cấu thành bao gồm môi trường kiểm soát, các hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông và giám sát phải đủ mạnh và phối hợp nhịp nhàng. Xuất phát từ những yêu cầu trên, luận văn đã nghiên cứu và đạt được những thành công sau:

Thứ nhất: Đóng góp về mặt lý luận

- Tác giả đã làm rõ lịch sử quá trình hình thành và phát triển của KSNB qua các giai đoạn từ sơ khai đến hình thành, phát triển và hiện đại.

- Làm rõ định nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống KSNB.

- Hệ thống hóa lý luận về KSNB theo COSO 1992 và sự kế thừa của COSO 2013 và Basel trong hệ thống ngân hàng.

- Hệ thống hóa lý luận về KSNB đối với hoạt động huy động vốn trong các ngân hàng và đặc điểm của hoạt động huy động vốn có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB.

Thứ hai: Đóng góp về mặt thực tiễn từ kết quả nghiên cứu của luận văn

- Tác giả đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng KSNB hoạt động huy động vốn tại BIDV Phú Tài; đánh giá chung về ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại các nhược điểm của KSNB hoạt động huy động vốn tại BIDV Phú Tài.

- Tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động huy động vốn tại BIDV, BIDV Phú Tài nói riêng trên các phương diện: Môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; giám sát và thông tin và truyền thông. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất các điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp đối với BIDV, BIDV Phú Tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Kim Anh (2018), nghiên cứu trao đổi bình luận bàn về kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, truy cập http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/ban- ve-kiem-soat-noi-bo-va-hieu-qua-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep- 138421.html

[2] Bộ môn Kiểm toán – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2009),

Kiểm soát nội bộ, Nhà xuấn bản Lao động - xã hội, Hồ Chí Minh.

[3] Ths. Ngô Văn Chiến (2017), tác động và lộ trình của việc áp dụng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam, truy cập http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- kinh-doanh/tac-dong-va-lo-trinh-cua-viec-ap-dung-chuan-muc-basel- ii-tai-viet-nam-115479.html, ngày 17/06/2017.

[4] Võ Minh Duy (2018) , Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thẻ ATM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quy Nhơn.

[5] Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống

quản trị rủi ro tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, Luận văn Thạc Sĩ,

Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tiền gửi

tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[7] Nguyễn Thị Phương Hoa (2015), Giáo trình Kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[8] Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao Động Xã Hội.

[9] Phan Trung Kiên (2014), Giáo trình Kiểm toán, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[10] Đặng Thị Mỹ Liên (2018) , Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt

động huy động vốn tại Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo - Ngân hàng

TMCP Công ThươngViệt Nam- chi nhánh Bình Định, Luận văn thạc

sĩ, Đại học Quy Nhơn.

[11] Lê Thị Thanh Mỹ (2017), Bải giảng môn học Kiểm soát nội bộ nâng cao, Đại học Quy Nhơn, Quy Nhơn.

[12] Alejandro cremades (dịch giả: Trần Thị Bích Nga) (2018), Huy động

vốn: Khó mà dễ (cách thuyết phục “đánh gục” nhà đầu tư), Nhà xuất

bản thế giới, công ty phát hành saigonbooks

[13] Ngân hàng TMCP Đầu tư Việt Nam Chi nhánh Phú Tài (2006), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp ngày 12/06/2006, Thành lập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài.

[14] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN

Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân hàng Nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 18 tháng 05 năm 2018, Hà Nội.

[15] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định 333/QĐ-HĐQT ngày 07/08/2007, Ban hành Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[16] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định 226/QĐ-HĐQT ngày 11/04/2008, Ban hành Bộ quy tắc ứng xử của

cán bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[17] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014), Quyết định số 6440/QĐ-NHBL ngày 14/10/2014, Quy định nghiệp vụ nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[18] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Quyết định số 3690/QĐ-TTDVKH ngày 28/06/2013, Quy định tổ chức giao dịch tại bộ phận giao dịch khách hàng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[19] Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2014), Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

[20] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Quyết định số 7460/QyĐ-BIDV ngày 30/11/2018, Quy định quản lý rủi ro hoạt động

tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[21] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Quyết định số 7360/QĐ-KHDN ngày 25/11/2012, Quy định chính sách chăm sóc khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[22] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Quyết định 2569/QĐ-HĐQT ngày 26/12/2013, Ban hành quy chế về chế độ đối với cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. [23] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Quyết định

16583/BIDV-ALCO ngày 20/12/2018, quy định về việc Cẩm nang quản lý thông tin khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[24] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Công văn số 1524/BIDV - NHBL ngày 09/02/2018, Ban hành Cẩm nang nghiệp vụ

tiền gửi của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[25] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017), Quyết định số 9699/QĐ-BIDV ngày 28/12/2017, Quy định xử lý một số vấn đề pháp lý liên quan đến tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng.

[26] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017), Quyết định số 840/QĐ-VCB-TH&CĐKT ngày 30/06/2017, Quy định mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán trong hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

[27] Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2019), Thông tư số 02/2019/TT- NHNN ngày 28/02/2019, Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

[28] Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài (2015, 2016, 2017,2018) Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh và định hướng phát triển năm tiếp theo.

[29] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Quyết định 928/QĐ-BIDV ngày 27/11/2018, Ban hành quyết định ủy quyền ký các hợp đồng, chứng nhận tiền gửi phát sinh trong hoạt động huy động vốn, hoạt động cung cấp dịch vụ tại chi nhánh.

[30] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012), Công văn 6228/CV-NHBL3 ngày 28/12/2012, Hướng dẫn tác nghiệp, nghiệp vụ nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[31] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Công văn 7360/QĐ-KHDN ngày 25/11/2013, Quy định về Chính sách chăm sóc khách hàng Tổ chức tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

[32] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014), Công văn 6824/CV-NHBL ngày 29/10/2014, Quy định về Chính sách chăm sóc khách hàng Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[33] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài (2019), Thông báo 01/TB – BIDV.PT ngày 02/01/2019, Thông báo về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 117 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)