Nhóm chất bổ sung vào thức ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và tồn dư kháng sinh trong tôm thẻ chân trắng nuôi ở các huyện hoài nhơn, phù mỹ, phù cát, tỉnh bình định từ năm 2015 đến năm 2016 (Trang 50 - 53)

4. Bố cục luận văn

3.2.4. Nhóm chất bổ sung vào thức ăn

Điều tra hiện trạng sử dụng nhóm chất bổ sung vào thức ăn cho tôm của 90 hộ nuôi tôm (30 hộ/huyện) ở 3 huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát. Kết quả như sau:

Bảng 3.12. Sản phẩm bổ sung vào thức ăn

Các chỉ tiêu Sản phẩm Thành phần Số hộ sử dụng (n=90 hộ) Tỷ lệ %

Vitamin C Acid ascorbic 99% 90 100,00

B.C

Cung cấp vitamin là chủ yếu

7 7,78

Attamin

6 6,67

Chicktonic Vitamin và các axit amin(thức

ăn cho gia súc gia cầm) 3 3,33

Premix

Vitamin-axi tamin: Vitamin A, Methionine, Lysine, vitamin D,

Vitamin B1, Khoáng: Iron, copper,zine, manganese,

selenium, choromium

52

57,78

Aqua CaCl2, Al2O3, CaO 20 22,22

Mineral Na2O, K2O, Fe2O3, MgO 19 21,11

Aluse Selenium hữu cơ 8 8,89

β –Glucan ß-1,3 Glucan, ß-1,6 Glucan, Vitamin A, Vitamin D3, Vitamin E, Vitamin C, Chất đệm vừa đủ. 16 17,78

Oli- Mos Extra Bổ sung vitamin D và β –

Glucan 18 20,00

Shrimp power Vitamin A, D3, K và một số

vitamin nhóm B 8 8,89

Herbaliver

Men vi sinh.

Vitamin A, D3, K3 và một số vitamin nhóm B, Biotin, Insositol. Folic acid, Taurin…

8 8,89

Vitasol Plus 7 7,78

Tiger Men 9 10,00

Bio anti-stress for

shrimp 12 13,33

N8 Cung cấp khoáng như: Ca, Mg,

CP Zymetin Men tiêu hóa, bổ sung hệ vi

sinh vật có lợi cho đường ruột. Saccharomyces cerevisiae,

Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Aspergillus

oryzae, Chất mang (đường, tinh bột) đủ 1 kg. 9 10,00 NB Bio Best 8 8,89 Bidi Subtilis 8 8,89 Vime Btech 4 4,44 Lacto 403

(Men tiêu hóa của lợn); - Pedioccocus acidilactici

- Bacillus subtilis - Lactobacillus plantarum

- Enzyme: Protease, Cellulase, Amylase, Xylanase.

6 6,67

Zyme Fish

(Men tiêu hóa của cá), - Bacillus subtilis - Saccharomyces bulardii

- Enzym proteaza (min) - α - amylaza (min) - Betaglucanase - Xylannase (min) - Phytase (min) - Lactose vừa đủ.. 5 5,56 Bio- Prozyme

(Men tiêu hóa của gà, vịt, lợn) Bacillus Subtilis,

Sacharomyces Cerevisiae, Protease, Amylase…

7 7,78

Các sản phẩm này được nhiều người nuôi tôm sử dụng, nhằm đảm bảo sức khỏe và khả năng tăng trưởng cho tôm nuôi, sản phẩm được trộn vào thức ăn rồi tạt vào nước trong quá trình nuôi, để kích thích khả năng tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng, nhằm hạn chế dịch bệnh.

Qua khảo sát thực tế tại địa bàn các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát các hộ nuôi có sử dụng các loại như: Vitamin,premix, aqua Mineral, aluse…

Qua bảng 3.12 cho thấy, vitamin C sử dụng bổ sung vào thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (100%) trong tổng số hộ khảo sát, kế đến là Premix (chiếm 57,78%), N8 (chiếm 30,00%), Aqua và mineral (chiếm khoảng 21%), Oli- Mos Extra (chiếm 20,00%), Aluse (chiếm 8,89%). Một số loại thuốc bổ khác chiếm khoảng 8 - 9%. Ngoài ra, khoảng 7,78% hộ dân còn sử dụng thuốc bổ của người (như B.C, Attamin) để bổ sung vào thức ăn cho tôm, khoảng từ 6 - 8% hộ dân sử dụng các loại thức ăn của cá, gà, vịt, lợn (như Lacto 403, Zyme Fish, Bio-prozyme) cho tôm ăn. Điều này là không phù hợp vì mỗi loài có liều dùng khác nhau dựa trên đặc tính loài và đặc tính dược động học của sản phẩm.

Vitamin C được người nuôi tôm sử dụng nhiều nhất, vì vitamin C giúp tôm tăng miễn dịch, giảm stress, chống chọi tốt trước tác động của môi trường. Trên tôm, khi thiếu vitamin C, tôm sẽ bị mất sắc tố và tôm sẽ có màu đen. Trường hợp tôm bị bệnh do một số tác nhân gây ra, nên sử dụng vitamin C để tăng cường sức đề kháng cũng như chống lại bệnh xuất huyết khi có dấu hiệu bệnh lý. Tuy nhiên, vitamin C có đặc điểm là tan nhanh trong nước, nếu đưa thẳng xuống ao, bể nuôi thì hiệu quả sẽ không cao. Do đó, bà con nên hòa với nước rồi trộn vào thức ăn cho tôm. Đối với vitamin C, thiếu hay thừa đều không tốt, xác định đúng liều lượng sử dụng là việc làm rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và tồn dư kháng sinh trong tôm thẻ chân trắng nuôi ở các huyện hoài nhơn, phù mỹ, phù cát, tỉnh bình định từ năm 2015 đến năm 2016 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)