Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của ủy ban nhân dân huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 49 - 53)

8. Bố cục của đề tài

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, trong 5 năm 2015 - 2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phù Mỹ đã phát huy sức mạnh đoàn kết, tranh thủ tối đa các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kinh tế của huyện ngày càng phát triển. Hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ trên lĩnh vực kinh tế đều đạt và vƣợt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đã đề ra. Giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 11,07%, trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 6,46%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,04%; thƣơng mại - dịch vụ tăng 16,74%.

Các lĩnh vực kinh tế phát triển khá toàn diện: Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã chú trọng đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh cơ giới hóa. Ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hƣớng đến sản

40

xuất nông nghiệp sạch. Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung. Toàn huyện xây dựng 22 "cánh đồng mẫu lớn" và 70 "cánh đồng mẫu" đối với cây lúa, 01 "cánh đồng mẫu lớn" đối với cây đậu phụng, năng suất bình quân cao hơn 3 - 5 tạ/ha so với sản xuất đại trà. Từng bƣớc hình thành và đƣa vào sử dụng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Mỹ Thành, tạo bƣớc tiến mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng... Nhờ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tăng bình quân hàng năm 3,48%; giá trị sản phẩm/ha canh tác đến năm 2020 đạt 175,3 triệu đồng, tăng 51,96 triệu đồng; sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 123.148 tấn, tăng 12,9% so với năm 2015.

Chăn nuôi của huyện tiếp tục phát triển cả về số lƣợng, lẫn chất lƣợng. Huyện đã chú trọng đẩy mạnh lai hóa đàn bò và nạc hóa đàn heo, nhờ đó, năng suất, chất lƣợng đàn vật nuôi đƣợc nâng lên; đàn bò lai chiếm 93,16% tổng đàn bò của huyện. Đồng thời, ngành chăn nuôi từng bƣớc chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trang trại, gia trại. Toàn huyện có 3 trang trại nuôi heo, 4 trang trại gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi, ngành thủy sản của huyện phát triển khá mạnh cả về khai thác và nuôi trồng. Đến năm 2020, tổng số tàu thuyền trên địa bàn huyện là 1.008 chiếc, tổng công suất 322.960 CV, tăng 49,94% so với năm 2015, trong đó có 753 tàu đánh bắt xa bờ. Sản lƣợng khai thác đến năm 2020 đạt 88.500 tấn, tăng 32,44% so với năm 2015. Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản đạt 4.600 tấn. Huyện đã tập trung vào các đối tƣợng thủy sản có thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhƣ tôm chân trắng, tôm sú, cá chua...

Cùng với sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện tiếp tục tăng trƣởng khá. Giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 14,29%, đến năm 2020 đạt 4.787 tỷ đồng, tăng 94,99% so với năm 2015. Toàn huyện có 4 cụm công nghiệp, thu hút đƣợc 44 dự án, với tổng vốn

41

đăng ký đầu tƣ 539,76 tỷ đồng, trong đó có 31 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hơn 2.300 lao động ở địa phƣơng. Các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đƣợc chú trọng khôi phục và phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn.

Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ có nhiều bƣớc tiến tích cực. Giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 16,74%. Các thành phần kinh tế của huyện tiếp tục phát triển; có 279 doanh nghiệp, tăng 54,3% so với năm 2015. Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 14,51% (vƣợt so với nghị quyết đề ra), tổng thu năm 2020 trên địa bàn ƣớc đạt 1.091 tỷ đồng, tăng 97,28% so với năm 2015.

Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc: huyện tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phƣơng. Tổng vốn đầu tƣ xây dựng giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 8.351 tỷ đồng, tăng 13,68% so với giai đoạn 2010 - 2015. Các tuyến đƣờng giao thông nông thôn, trung tâm và các công trình trọng điểm của huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn thiện. Huyện đã huy động có hiệu quả các nguồn lực cho Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chƣơng trình giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng lên. Đến năm 2020, toàn huyện có 12/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 52,35 triệu đồng/năm, tăng 1,9 lần so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,6%.

Những kết quả tích cực trên lĩnh vực kinh tế sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phù Mỹ lần thứ XIX đề ra, phấn đấu xây dựng huyện Phù Mỹ ngày càng giàu mạnh, văn minh.

UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tập trung chỉ đạo

42

tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc để thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện đảm bảo đúng tiến độ; đồng thời đề ra nhiều biện pháp, chính sách đồng bộ từng bƣớc đƣa tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng đạt những kết quả khả quan, hầu hết các chỉ tiêu trên các lĩnh vực Kinh tế, Xã hội, An Ninh, Quốc phòng đạt và vƣợt so với cùng kỳ. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, công tác cải cách hành chính tiếp tục đƣợc quan tâm thực hiện có hiệu quả. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng thực hiện nghiêm túc; tiến độ giải quyết đơn thƣ khiếu nại tố cáo của công dân có nhiều chuyển biến tích cực. Quốc phòng địa phƣơng ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục: tốc độ tăng trƣởng một số ngành kinh tế vẫn còn thấp chƣa đạt Nghị quyết HĐND huyện đề ra, một số ngành phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh, việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng vật nuôi tuy có nhiều tiến bộ nhƣng hiệu quả chƣa cao; mức giảm sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 tuy có giảm nhƣng chƣa bền vững, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn chƣa kịp thời. Ngoài ra, công tác quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, tranh chấp đất đai vẫn còn diễn biến phức tạp. Công tác thanh tra, kiểm tra môi trƣờng còn gặp nhiều khó khăn do lực lƣợng cán bộ làm công tác quản lý môi trƣờng còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng tăng của phát triển kinh tế - xã hội. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tuy đƣợc chú trọng thực hiện nhƣng hiệu quả chƣa cao. Công tác tiếp dân tại một số địa phƣơng hiệu quả đạt thấp. Việc triển khai thực hiện các kết luận sau thanh tra, sau giám sát của HĐND huyện chƣa triệt để. Hệ thống chính trị một số cơ sở hoạt động kém hiệu quả, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của địa phƣơng. Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu đã

43

ảnh hƣởng đến công tác chỉ đạo, điều hành chung của huyện.

Những đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đòi hỏi phải nắm bắt và quán triệt sâu sắc để làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn cho đội ngũ CB,CC hành chính nhà nƣớc của huyện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của ủy ban nhân dân huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)