4. Bố cục của luận văn
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
2.3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ palobutrazol đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa dạ yến thảo trồng chậu.
- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (Completely Randomized Design-CRD) với 3 lần nhắc lại, 4 công thức.
- Các công thức thí nghiệm nhƣ sau: + Công thức I: 0 ppm (nƣớc lã) (Đ/c) + Công thức II: 01 ppm
+ Công thức III: 02 ppm + Công thức IV: 04 ppm
- Cách sử dụng hóa chất: sau khi gieo hạt 30 ngày tiến hành nhúng PBZ từng công thức thực nghiệm với nồng độ tƣơng ứng, thời gian nhúng 1 phút.
- Sơ đồ thí nghiệm
Ib Ia Ic IIIb
IIIc IIIa IVc IVb
IIa IIb IIc IVa
*Ghi chú:
+ I, II, III, VI: Công thức + a, b,c: lần lặp
- Một lần lặp 15 chậu - Một công thức 45 chậu - Một chậu 1 cây
- Tổng số chậu thí nghiệm: 180 chậu - Tổng số cây thí nghiệm: 180 cây
2.3.1.2. Ảnh hưởng của daminozide đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa dạ yến thảo trồng chậu.
- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (Completely Randomized Design-CRD) với 3 lần nhắc lại, 3 công thức.
- Các công thức thí nghiệm nhƣ sau: + Công thức I: 0 ppm (nƣớc lã) (Đ/c) + Công thức II: 2500 ppm
+ Công thức III: 5000 ppm
- Cách sử dụng hóa chất: sau khi gieo hạt 30 ngày tiến hành phun B9 cho từng công thức thực nghiệm với nồng độ tƣơng ứng, phun một lần duy nhất.
- Sơ đồ thí nghiệm Ia Ic Ib IIa IIb IIIc IIIb IIc IIIa - Một lần lặp 15 chậu - Một công thức 45 chậu - Một chậu 1 cây
- Tổng số chậu thí nghiệm: 135 chậu - Tổng số cây thí nghiệm: 135 cây
2.3.2. Cách pha hóa chất
2.3.2.1. Ảnh hưởng của paclobutrazol đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa dạ yến thảo trồng chậu.
Áp dụng công thức:
→
Với PBZ 42% thì khối lƣợng cần lấy là:
Trong đó: C% : Nồng độ phần trăm (%). mct : Khối lƣợng chất tan (g). mdd : Khối lƣợng dung dịch (g). m : Khối lƣợng PBZ cần lấy (g). 1ppm = 0,0001 % mdd = 10 (lít) = 10 (kg) = 10.000 (g) - Công thức I: 0 ppm (nƣớc lã) (Đ/c) - Công thức II: 01ppm = 0,0001%
→ - Công thức III: 02 ppm = 0,0002% → - Công thức IV: 04ppm = 0,0004% →
2.3.2.2. Ảnh hưởng của daminozide đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa dạ yến thảo trồng chậu.
Với B9 55%, khối lƣợng cần lấy là:
1ppm = 0,0001 % mdd = 2 (lít) = 2 (kg) = 2000 (g) - Công thức I: 0 ppm (nƣớc lã) (Đ/c) - Công thức II: B9 2500 ppm = 0,25% → - Công thức III: B9 5000 ppm = 0,5% →
Trong đó:
C% : Nồng độ phần trăm (%). mct : Khối lƣợng chất tan (g). mdd : Khối lƣợng dung dịch (g). m : Khối lƣợng B9 cần lấy (g).
2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi
2.3.3.1. Ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến các chỉ tiêu sinh hóa của cây hoa dạ yến thảo trồng chậu
- Hàm lƣợng nƣớc tổng số trong lá (X1%) ở ba giai đoạn: giai đoạn cây con, giai đoạn xuất hiện nụ và giai đoạn hoa nở theo phƣơng pháp A.P.Ma- rin-sich: Hàm lƣợng nƣớc tổng số đƣợc xác định bằng cách xác định trọng lƣợng lá tƣơi m1 (g) và sấy khô tuyệt đối ở 1050C, đến khi khối lƣợng không đổi, sau đó cân lại đƣợc trọng lƣợng lá sau khi sấy m2 (g). Hàm lƣợng nƣớc tổng số trong lá đƣợc xác định [9]:
m (%) = x100%
- Hàm lƣợng diệp lục trong lá qua ba giai đoạn: giai đoạn cây con, giai đoạn xuất hiện nụ và giai đoạn hoa nở đƣợc xác định theo công thức De Mots 1965 [12].
Diệp lục đƣợc chiết bằng cồn 96%, sau đó đo mật độ quang trên máy quang phổ ở các bƣớc sóng 665 nm, 649 nm. Hàm lƣợng diệp lục đƣợc tính theo công thức Wintermans, De Most, (1965) [12]:
Ca (mg/l) = 13,70 x E665 – 5,76 x E649 Cb (mg/l) = 25,80 x E649 – 7,6 x E665
Ca+b (mg/l) = 6,10 x E665 + 20,04 x E649
Trong đó: A: hàm lƣợng diệp lục trong mẫu (mg/g chất tƣơi). C: nồng độ sắc tố (mg/l) (Ca, Cb, Ca+b).
P: trọng lƣợng mẫu (g).
V: thể tích dịch chiết sắc tố (ml).
- Hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá qua hai giai đoạn: giai đoạn cây con và giai đoạn hoa nở đƣợc xác định theo phƣơng pháp Microkjeldahl. Cân m (gam) mẫu sau khi sấy khô ở các công thức thí nghiệm. Sử dụng hệ chuẩn H2SO4 – H3BO3. Hàm lƣợng nitơ tổng số đƣợc xác định theo công thức [9]:
N% =
Trong đó: N% : Hàm lƣợng N tổng số trong lá.
0,142 : Cứ 1ml H2SO4 0,01N tƣơng đƣơng với 0,142 mg N.
V3 : Lƣợng H2SO4 0,01N trung hòa lƣợng NH3 trong dung dịch mẫu cất đạm. (V3 = V1– V2).
V1 : Lƣợng H2SO4 0,01N ban đầu có trong bình hứng.
V2 : Lƣợng H2SO4 0,01N dƣ tƣơng đƣơng với lƣợng kiềm NaOH 0,01N chuẩn độ.
V : Số ml dung dịch mẫu pha loãng.
Vc : Số ml dung dịch mẫu cất đạm.
g : Số mg lá (ở độ khô tuyệt đối) đem vô cơ hóa. F : Hệ số điều chỉnh nồng độ kiềm.
2.3.3.2. Ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hoa dạ yến thảo trồng chậu
- Thời gian sinh trƣởng (ngày):
+ Thời gian từ gieo đến ngày mọc mầm: thời gian đƣợc tính từ khi gieo đến khi 50% số hạt mọc mầm;
V3 × 0,142 × F × V
+ Thời gian từ gieo đến ngày xuất hiện nụ: thời gian đƣợc tính từ khi gieo đến khi 50% số cây xuất hiện nụ;
+ Thời gian từ gieo đến ngày hoa nở: thời gian đƣợc tính từ khi gieo đến khi 50% số cây ra hoa.
- Chiều cao (cm): Dùng thƣớc kẽ li đo chiều cao thân chính từ sát mặt đất (gốc cây) đến đỉnh sinh trƣởng của thân chính sau gieo 40, 50, 60, 70, 80, 90 ngày. - Đƣờng kính tán (cm): Dùng thƣớc kẽ li đo đƣờng kính tán lớn nhất sau gieo 40, 50, 60, 70, 80, 90 ngày.
- Chiều dài lá (cm): Dùng thƣớc kẽ li đo chiều dài lá lớn nhất sau gieo 40, 50, 60, 70, 80 ngày.
- Chiều rộng lá (cm): Dùng thƣớc kẽ li đo chiều rộng lá lớn nhất sau gieo 40, 50, 60, 70, 80 ngày.
- Số lá/thân chính (lá): Đếm số lá/thân chính sau gieo 40, 50, 60 ngày. - Số cành cấp 1 (cành): đếm số cành cấp 1 sau gieo 60, 70, 80, 90 ngày. - Chiều dài cành cấp 1 (cm): dùng thƣớc kẻ li đo chiều dài cành cấp 1 dài nhất sau gieo 60, 70, 80, 90 ngày.
2.4.3.3. Ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến các yếu tố cấu thành năng suất hoa dạ yến thảo trồng chậu
- Số nụ hoa/cây: tính số nụ hoa hoàn chỉnh trên cây khi cây đến thời điểm 120 ngày sau gieo.
- Số hoa nở/cây: Tính số hoa nở hoàn toàn trên cây khi cây đến thời điểm 120 ngày sau gieo.
- Đƣờng kính hoa (cm): Đo từ mép này đến mép kia của cánh hoa khi cây đến thời điểm thu hoạch, chọn hoa có đƣờng kính lớn nhất.
- Chiều dài cành hoa (cm): Dùng thƣớc kẽ li đo chiều dài từ cuống hoa đến bông hoa đã nở hoàn toàn.
- Độ bền màu hoa (ngày): tính từ khi hoa nở đến khi mất màu hoa - Màu sắc hoa: Hồng tƣơi, hồng nhạt....
- Năng suất :
+ Năng suất lý thuyết (NSLT) (chậu/ha) = Tỉ lệ sống x số chậu/m2 x
10.000m2
+ Năng suất thực thu (NSTT) (chậu/ha) = Năng suất của những cây tồn tại cho thu hoạch thực tế trên mỗi ô thí nghiệm sau đó quy về hecta.
2.4. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG 2.4.1. Thời vụ gieo trồng 2.4.1. Thời vụ gieo trồng
Dạ yến thảo có thể gieo trồng đƣợc quanh năm, nhƣng thời điểm thích hợp nhất ở miền Trung và miền Nam là vào tháng 9 tháng 10 dƣơng lịch.
2.4.2. Chuẩn bị giá thể
Cây dạ yến thảo là loại cây ƣa ẩm và trồng trên đất giàu dinh dƣỡng, thoáng khí. Đất trồng hoa phải là đất có khả năng thoát nƣớc tốt. Do vậy cần chọn loại đất thịt nhẹ pha cát, phối trộn với xơ dừa và bón lót phân hữu cơ sinh học để tạo thành giá thể lý tƣởng để trồng cây. Chuẩn bị giá thể trồng theo công thức: đất + bột xơ dừa + trấu hun (tỉ lệ 1:1:1).
2.4.3. Chuẩn bị hạt giống
Cây hoa dạ yến thảo đƣợc trồng hoàn toàn bằng hạt, do đó cần chọn lựa hạt giống thật kĩ để chọn lựa đƣợc những hạt to, chắc mẩy, không bị ẩm mốc, giúp nâng cao tỷ lệ nảy mầm và giúp cây con sau này phát triển khỏe mạnh.
2.4.4. Chuẩn bị chậu trồng
Là loại chậu nhựa treo 10A có đƣờng kính 19 cm, chiều cao 15cm và có lỗ thoát nƣớc.
2.4.5. Phƣơng pháp nhân giống
Ngâm những hạt giống vào nƣớc ấm trong khoảng 3h. Sau đó gieo 2 hạt trên một lỗ của khay trồng 112 lỗ, rồi phủ lên trên một lớp đất mỏng khoảng
0,5 cm. Dùng bình tƣới nƣớc dạng phun sƣơng phun đều lên bề mặt đất để cung cấp độ ẩm.
Giữ ẩm cho đất gieo hạt, để chậu cây ở nơi thông thoáng và râm mát, khoảng 5 ngày thì mọc mầm. Sau khoảng 2 tuần cây sinh trƣởng tốt.
2.4.6. Kỹ thuật trồng
Sau khi cây ra 5 – 6 lá, chuyển cây sang chậu trồng. Lúc đầu nên đặt chậu tại nơi mát, cây đâm chồi và bén rễ mới chuyển cây ra chỗ có ánh nắng
2.4.7. Chăm sóc và tƣới nƣớc
- Tƣới cây vào buổi sáng, tƣới đẫm nƣớc cho tới khi thấy nƣớc chảy ra ở lỗ thoát nƣớc. Những này nắng nóng nên tƣới 2 lần/ngày.
- Bón phân: Trong quá trình cây sinh trƣởng, nên bón thêm phân hữu cơ vi sinh, phân NPK có tỉ lệ 30:10:10 pha thật loãng và tƣới 1 lần/tuần. Khi hoa nở, ngừng bón thúc và duy trì tƣới nƣớc cho cây. Dạ yến thảo khi nở hoa sẽ ra liên tiếp hết đợt này đến đợt khác. Chú ý: Lúc này không nên tƣới phun sƣơng lên toàn bộ cây hoa mà chỉ tƣới gốc cây, thƣờng xuyên ngắt các hoa héo, lá vàng để tránh cho cây bị nấm bệnh.
2.4.8. Một số sâu bệnh chính gây hại
* Sâu hại
- Rệp: Dạ yến thảo thƣờng bị rệp xanh đen gây hại trong thời kỳ 6 – 8 tuần sau khi gieo, rệp hại lá non và nụ non tạo nên đốm màu xanh, lá cong lại biến dạng, rệp còn truyền virus gây bệnh. Phòng trừ bằng cách phòng trừ cỏ dại, diệt kí chủ hoặc phun thuốc
* Bệnh hại:
- Bệnh nấm mốc trắng: Sau khi bệnh xuất hiện cần kịp thời ngắt bỏ những lá bệnh, thời kỳ đầu mới bệnh phun dung dịch chlorothalonit 75% pha loãng với nồng độ 1 : 600/800.
- Bệnh úa thân, héo rũ: cắt hết các cành đã bị héo và thiêu hủy, cách ly cây bị nhiễm vi rút ra khỏi các cây khỏe khác và phun các loại kháng sinh thông thƣờng bằng cách pha 2 viên với 1 lít nƣớc hoặc Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP tƣới cách nhật mỗi ngày 1 lần cho cây từ gốc đến ngọn.
2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Sử dụng phƣơng pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thu đƣợc thông qua phần mềm Excel và Statistix 8.0.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. ẢNH HƢỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA, SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY HOA DẠ YẾN THẢO TRỒNG CHẬU
3.1.1. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến một số chỉ tiêu sinh hóa của hoa dạ yến thảo trồng chậu dạ yến thảo trồng chậu
3.1.1.1. Hàm lượng nước tổng số
Nƣớc đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động sống của cơ thể. Nƣớc là nhân tố đảm bảo cho sự thống nhất giữa cơ thể với môi trƣờng, nhờ nƣớc mà cây hút đƣợc chất khoáng ở trong đất, lá hút đƣợc CO2. Đồng thời, nƣớc là môi trƣờng của các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể, tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất, nhƣ là một nguyên liệu của phản ứng (quá trình quang hợp, hô hấp). Nhƣ vậy, nƣớc vừa tham gia cấu trúc nên cơ thể thực vật, vừa tham gia các biến đổi hóa sinh và các hoạt động sinh lý của cây, quyết định quá trình sinh trƣởng phát triển, khả năng chống chịu nên quyết định đến năng suất cây trồng [6].
Vì những tính chất quan trọng nhƣ vậy nên chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm để tìm hiểu sự biến động hàm lƣợng nƣớc tổng số trong cây dƣới tác động của các nồng độ PBZ khác nhau và kết quả thu đƣợc thể hiện bảng 3.1.
Ở giai đoạn cây con: Hàm lƣợng nƣớc tổng số biến động từ 95,54 – 95,65 %, lớn nhất ở nồng độ 02 ppm và nhỏ nhất ở đối chứng. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, hàm lƣợng nƣớc tổng số ở các công thức thực nghiệm không có sự sai khác so với đối chứng.
Ở giai đoạn xuất hiện nụ: Dƣới ảnh hƣởng của PBZ, hàm lƣợng nƣớc tổng số dao động trong khoảng từ 94,74 – 95,20 %, lớn nhất ở nồng độ 01 ppm và nhỏ nhất ở nồng độ 02 ppm. Xử lý PBZ cho cây hoa dạ yến thảo ở
nồng độ 01 ppm làm tăng hàm lƣợng nƣớc so với đối chứng là 0,46%. Tuy nhiên, hàm lƣợng nƣớc tổng số ở nồng độ 02 ppm và 04 ppm giảm so với đối chứng lần lƣợt là 0,02 % và 0,01%. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, hàm lƣợng nƣớc tổng số ở nồng độ 01ppm có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng, còn ở nồng độ 02 ppm và 04 ppm không có sự sai khác so với đối chứng.
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến hàm lƣợng nƣớc tổng số trong lá dạ yến thảo
Chỉ tiêu Nồng độ (ppm)
Hàm lƣợng nƣớc tổng số (%)
Cây con Xuất hiện nụ Hoa nở
0 (Đ/c) 95,54a 94,76b 94,09a
01 95,62a 95,20a 94,23a
02 95,65a 94,74b 94,20a
04 95,57a 94,75b 93,64a
CV (%) 0,17 0,17 0,77
LSD0,05 0,455 0,438 2,002
Ghi chú: a, b: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê
Ở giai đoạn hoa nở: Hàm lƣợng nƣớc biến động từ 93,64 – 94,23%, lớn nhất ở nồng độ 01 ppm và nhỏ nhất ở nồng độ 04 ppm. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, hàm lƣợng nƣớc tổng số ở các công thức không có sự sai khác so với đối chứng.
Tóm lại: Khi xử lý PBZ cho cây hoa dạ yến thảo ở giai đoạn cây con và hoa nở không làm ảnh hƣởng đến hàm lƣợng nƣớc tổng số. Tuy nhiên ở giai
đoạn xuất hiện nụ, xử lý PBZ ở nồng độ 01 ppm đã làm hàm lƣợng nƣớc tổng số tăng lên so với đối chứng (0,45%).
3.1.1.2. Hàm lượng diệp lục
Quang hợp là một trong những chức năng sinh lý quan trọng nhất của thực vật, nhờ có diệp lục chứa trong lục lạp mà cây xanh có thể hấp thụ năng lƣợng ánh sáng mặt trời dƣới dạng photon và biến nó thành năng lƣợng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ [2]. Hàm lƣợng diệp lục là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khả năng quang hợp và sự tổng hợp chất khô trong cây. Hai loại diệp lục giữ vai trò quan trọng trong quang hợp là diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục a tham gia trực tiếp vào phản ứng, chuyển hóa năng lƣợng ánh sáng thành năng lƣợng hóa học. Diệp lục b hấp thụ năng lƣợng ánh sáng và truyền năng lƣợng hấp thụ cho phân tử diệp lục a [6]. Kết quả đánh giá tác động của PBZ đến hàm lƣợng diệp lục trong lá dạ yến thảo đƣợc trình bày trong bảng 3.2.
Ở giai đoạn cây con: Hàm lƣợng diệp lục tổng số biến động từ 0,640 –