Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về chắnh sách xã hội. Chẳng hạn, theo tác giả Bùi Thế Cường (1986): ỘChắnh sách xã hội là bộ phận hợp thành của chắnh sách Nhà nước được xác định bởi những chuẩn mực đặc thù và nhằm giải quyết các vấn đề xã hội phù hợp với mục đắch của Nhà nước. Nguyên tắc duy nhất của các chuẩn mực đặc thù này là: mỗi công dân hoàn thành theo khả năng của mình nghĩa vụ đối với xã hội, phải được bảo đảm mọi thứ cần thiết cho cuộc sống, thậm chắ ngay cả trong trường hợp do lỗi của mình mà người đó không thể làm việc được nữaỢ [3][58].
Các nhà khoa học Xô-viết đặt vấn đề chắnh sách xã hội trên quan niệm có tắnh chất lý luận rộng lớn. V.Z. Rôgôvin, một tác giả quen thuộc trong lĩnh vực chắnh sách xã hội, quan niệm rằng chắnh sách xã hội là một hướng chủ yếu trong hoạt động lập kế hoạch và quản lý của Đảng và Nhà nước nhằm vào một lĩnh vực rộng lớn và tương đối độc lập của đời sống xã hội, đó là các quan hệ xã hội. Mặt khác, tác giả coi lối sống xã hội chủ nghĩa là mục tiêu tổng quát nhất của sự phát triển xã hội. Rôgôvin dẫn lại ý kiến của V.X. Xêmênốp nói rằng: ỘLối sống của con người là sự phản ánh tổng hợp tất cả những gì mà xã hội đã đạt được qua sự phát triển vật chất và tinh thần của mình và những gì mà xã hội đã có thể đem lại cho con người [63].
Dưới góc độ Xã hội học, chuyên gia Bùi Thế Cường (1986) cho rằng: Các nhà nghiên cứu chắnh sách xã hội trong các nước xã hội chủ nghĩa là bộ
phận hợp thành của chắnh sách kinh tế - xã hội chung của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mục tiêu của chắnh sách xã hội là tiến bộ xã hội, thể hiện ở chỗ bảo đảm thỏa mãn ngày càng tốt hơn và ngày càng đa dạng hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người [3].
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã xác định Ộchắnh sách xã hội bao trùm mọi mặt cuộc sống của con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc. Coi nhẹ chắnh sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộiỢ. Chắnh sách xã hội lần đầu tiên được đặt đúng vị trắ và tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta [36].
Dưới góc độ chắnh trị học, tác giả Vũ Thị Lại (2020) cho rằng: chắnh sách xã hội là những quan điểm, chủ trương, phương hướng của Đảng, nhà nước được thể chế hóa, cụ thể hóa thành sách lược và kế hoạch cùng các nguồn lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào lĩnh vực xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu đã được xác định [18].
Nói tóm lại đã có những khái niệm khác nhau về chắnh sách xã hội, trong luận văn tác giả sử dụng khái niệm được đề cập bởi tác giả Nguyễn Tiệp (2011) làm công cụ nghiên cứu, Cụ thể: ỘChắnh sách xã hội bao gồm tập hợp các chắnh sách cụ thể, là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến từng nhóm người hay toàn bộ dân cư, trên cơ sở phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm
hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con ngườiỢ [33].