Nhân bản gen mã hóa kháng thể bằng PCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển kỹ thuật phát hiện chủng escherichia coli o157 h7 và tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu (Trang 83 - 84)

:

3.2.3. Nhân bản gen mã hóa kháng thể bằng PCR

Một trong những điểm mạnh của kỹ thuật phage display là mối tƣơng quan giữa kiểu gen và kiểu hình, trong đó bộ gen của phage thực chất là phagemid vector (vector pHEN2). Các đoạn kháng thể (là các đoạn scFv) sẽ đƣợc gắn vào vị trí đa nối nằm trƣớc gen mã hóa protein vỏ pIII của phage. Do đó các đoạn scFv này sẽ đƣợc biểu hiện trên vỏ của phage, gắn với protein vỏ pIII. Ngƣợc lại, nếu sàng lọc

Dòng phage

đƣợc một dòng phage có ái lực nhất định với kháng nguyên đích thì ta có thể nhân dòng phage có ái lực nhất định với kháng nguyên đích thì ta có thể nhân đƣợc đoạn gen mã hóa đoạn scFv này dễ dàng bằng phản ứng PCR với cặp mồi LABF và LABR đƣợc thiết kế sẵn nằm hai bên sƣờn vùng mã hóa kháng thể.

Dựa trên nguyên lý này, dòng phage 20 đƣợc nhân lên trong tế bào E. coli

chủng TG1, sau đó tách DNA phage để làm khuôn nhân bản đoạn gen mã hóa đoạn kháng thể bằng phản ứng PCR với cặp mồi LABF/LABR. Sản phẩm PCR đƣợc kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1% và đƣợc thể hiện trên hình 3.19.

Hình 3.19. Kết quả điện di sản phẩm PCR của dòng 20 với cặp mồi LABF/LABR.

M: Marker 1kb 1: Sản phẩm PCR

Kết quả nhận đƣợc trên hình 3.19 cho thấy phản ứng PCR với cặp mồi đã thiết kế là khá đặc hiệu vì thế có thể thấy quy trình nhân bản gen đã lựa chọn là khá hợp lý về mặt kỹ thuật. So sánh với các băng vạch đã biết trƣớc kích thƣớc trên thang DNA chuẩn cho thấy sản phẩm PCR có kích thƣớc khoảng 600 bp tƣơng ứng với kích thƣớc gen mã hóa kháng thể theo tính toán lý thuyết. Tiếp theo, gen mã hóa kháng thể này đƣợc tiến hành giải trình tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển kỹ thuật phát hiện chủng escherichia coli o157 h7 và tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)