6. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Nhân vật loài vật phiêu lưu trong văn học Việt Nam
Ưu thế của các nhà văn thế giới là các cuộc phiêu lưu không biên giới, xuyên thời gian cùng với trí tưởng tượng bay bổng tuyệt vời, khả năng sáng tạo không giới hạn. Còn ở Việt Nam, ta phải thừa nhận rằng văn học nước ta nói chung, văn học thiếu nhi nói riêng chưa khai thác hết tiềm năng của mảng truyện này. Truyện thiếu nhi khai thác đề tài phiêu lưu ở nước ta tuy có những tác phẩm đặc sắc nhưng về số lượng nhìn chung vẫn còn khiêm tốn so với thế
giới. Ta có thể điểm một vài cái tên như: Đất rừng phương Nam, Cuộc truy
tầm vũ khí (Đoàn Giỏi), Quê nội (Võ Quảng), Hành trình ngày thơ ấu (Dương
Thu Hương), Vẫn chuyện phiêu lưu (Hồng Nhi), Chú bé có tài mở khóa
(Nguyễn Quang Thân), Chó Bi, đời lưu lạc (Ma Văn Kháng)…
Sở dĩ có hiện tượng này vì các nhà văn Việt Nam sáng tác chú trọng vào cuộc sống hiện tại rất thật kề bên. Thông qua câu chuyện, nhà văn vừa chia sẻ cảm xúc với bạn đọc thiếu nhi, vừa hướng dẫn ứng xử và giúp các em định nghĩa các khái niệm giá trị tinh thần quan trọng như tình chị em, tình bạn, sự trung thực, khảng khái, tương trợ, lòng tin, niềm vui... Đây là thế mạnh của các tác giả Việt. Có thể dẫn ra đây hàng loạt tác giả với tác phẩm đã có thành công bước đầu khi đi theo hướng này như Vũ Thị Thanh Tâm với
Cuộc chiến tóc ngắn tóc dài, Tuệ An với Đường ra biển lớn, Phong Điệp với
Nhật kí Sẻ đồng, Đỗ Bích Thúy với loạt chuyện về Em Béo, Nguyễn Đình Tú
với Ba nàng lính ngự lâm, Ngọc Linh với Tét đại ca - cậu thật rắc rối, Hương
Thị với Tũn tồ... [75]. Văn học có giá trị giáo dục là thế nhưng khi chúng ta quá đề cao chức năng giáo dục trong văn học sẽ làm cho tác phẩm cứng nhắc giáo điều khiến trẻ em sợ đọc và xa lánh.
Tuy biết là khó trong việc phát triển đề tài phiêu lưu nhưng các tác giả Việt Nam cũng đã cố gắng hết sức trong việc khai thác đề tài này. Không phải ngẫu nhiên mà nhân vật đầu tiên mở màn cho đồng thoại Việt Nam hiện đại là
kiểu nhân vật phiêu lưu. Nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài đã thực hiện chuyến phiêu lưu của mình một cách thành công rực rỡ. Từ cánh đồng, đầm nước quen thuộc Dế Mèn lạc đến thế giới loài người, học cách sống biết lượng sức mình từ Xiến Tóc, Mèn trốn thoát khỏi cảnh lũ trẻ giam cầm thành công. Từ thế giới loài người Mèn trở về thế giới loài vật để đi phiêu lưu tuyên truyền thông điệp tốt đẹp về thế giới mọi loài đều yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau. Không chỉ phiêu lưu thành công trong truyện, xây dựng nên thế giới đại đồng đoàn kết chan hòa tình thân ái mà Dế Mèn còn du lịch thành công ở ngoài đời thực dưới tư cách nhân vật văn học, đến với các bạn thiếu nhi trên thế giới (tác phẩm được dịch ra hơn 40 tiếng trên thế giới).
Sau thành công nói trên của Tô Hoài, nhiều nhà văn viết truyện đồng thoại đã khai thác loại cốt truyện này. Đến nay, kho tàng truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại đã có 65 tác phẩm viết theo cốt truyện phiêu lưu [31, tr.148]. Thế giới nhân vật truyện đồng thoại Việt Nam rất đông đúc, đa dạng,
“đó là một thế giới đa chủng, bao gồm con người, loài vật, đồ vật, thực vật và
những vật vô tri khác” [30, tr.101]. Tồn tại trong “thế giới đa chủng”, những
truyện đồng thoại có cốt truyện phiêu lưu cũng sở hữu hệ thống các nhân vật phiêu lưu vô cùng phong phú và đa dạng ta có thể chia nó ra thành ba nhóm: nhóm nhân vật phiêu lưu là con vật, nhóm nhân vật phiêu lưu là đồ vật, nhóm nhân vật phiêu lưu là kí tự. Nhóm nhân vật phiêu lưu là con vật chiếm số lượng nhiều hơn cả, ta có thể kể đến như: Cuộc phiêu lưu của Mèo con và
Chó con (Chu Hồng Hải), Cuộc phiêu lưu của Ong vàng (Vũ Duy Thông),
Ngàn dặm xa (Nguyễn Đình Chính), Chuyến đi của Mày Mạy (Chu Linh),
Hành trình về tổ của Kiến Đen (Nguyễn Lệ Thủy), Những cuộc phiêu lưu của
Kiến Nhóc (Quân Thiên Kim), Cậu ấm đi bụi (Trần Huyền Trang), Cuộc
phiêu lưu của Ỉn Hồng (Đào Thu Hà)…
đất nung (Nguyễn Kiên), hạt muối biển trong Cuộc phiêu lưu của Muối bếp
(Hương Lan), quả bóng bay trong Bóng út xanh xanh (Hải Hồ), bao nilong
trong Cuộc phiêu du của hai anh chàng nilong (Trần Đồng Minh), chai nước
trong Cuộc phiêu lưu của chai nước (Kim Hài), con rối trong Cuộc phiêu lưu
của chú Tễu (Lê Phương Liên)…; nhân vật phiêu lưu là kí tự chẳng hạn như:
con dấu trong Cuộc bỏ trốn của những con dấu bé nhỏ (Phạm Đức), con chữ
trong Cuộc phiêu lưu của những con chữ (Trần Hoài Dương). Ngoài ba nhóm
trên, truyện đồng thoại có cốt truyện phiêu lưu còn xuất hiện một vài các nhân vật phiêu lưu đơn lẻ là thực vật như Cuộc phiêu lưu của Bồ Công Anh (Lê Huỳnh Như Trân), là các hiện tượng tự nhiên như giọt nước, mây, gió trong
các truyện Cuộc phiêu lưu của những giọt nước (Kim Sơn), Mây trắng và
mây đen (Hải Hồ), Cô Gió mất tên (Xuân Quỳnh) tuy nhiên yếu tố cốt truyện
phiêu lưu trong nhóm này chưa thật sự nổi trội.
Hệ thống nhân vật đi phiêu lưu trong truyện đồng thoại phong phú là thế nhưng đem lại giá trị nghệ thuật đặc sắc nhất cũng như chiếm số lượng nhiều nhất là kiểu nhân vật loài vật phiêu lưu. Đây cũng là đối tượng chúng tôi tập trung nghiên cứu trong luận văn này. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát trên 33 tác phẩm đồng thoại có sự xuất hiện nhân vật loài vật phiêu lưu.